Rối loạn thăng bằng và một số yếu tố liên quan ở người bệnh cao tuổi tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Rối loạn thăng bằng và một số yếu tố liên quan ở người bệnh cao tuổi tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Rối loạn thăng bằng và một số yếu tố liên quan ở người bệnh cao tuổi tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương
Nguyễn Trung Anh, Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Ngọc Tâm, Vũ Thị Thanh Huyền
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ rối loạn thăng bằng và một số yếu tố liên quan trên người bệnh cao tuổi tại bệnh viện Lão khoa Trung ương. Nghiên cứu quan sát mô tả trên 602 bệnh nhân ≥ 60 tuổi đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn theo mẫu bệnh án thống nhất, chức năng thăng bằng được đánh giá bằng test Berg Balance Scale. Kết quả cho thấy tỷ lệ rối loạn thăng bằng là 47,5%. Điểm BBS trung bình 43,0 ± 11,4 (điểm). Rối loạn thăng bằng liên quan đến tuổi cao, giới nữ, thể trạng thừa cân, béo phì hoặc bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường và các bệnh về khớp có ý nghĩa thống kê. Tóm lại, khoảng 1 trong 2 người bệnh cao tuổi có rối loạn thăng bằng. Cần có các biện pháp sàng lọc và dự phòng sớm rối loạn thăng bằng ở người bệnh cao tuổi đặc biệt là giới nữ, thể trạng thừa cân, béo phì hoặc mắc các bệnh lý như đái tháo đường, các bệnh lý khớp.

Việt  Nam  là  nước  đang  có  xu  hướng  già hóa về dân số nhanh chóng, tỉ lệ người cao tuổi theo báo cáo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 là 9,5% dự báo có thể lên tới 16,8% vào năm 2029.1 Ngoài các vấn đề lão hóa gặp phải như trầm cảm, teo cơ, suy giảm thị lực, giảm thính lực thì vấn đề sử dụng nhiều thuốc, đa bệnh lý cũng làm tăng nguy cơ ngã ở người cao tuổi.2 Theo nghiên cứu Nnodim và cộng sự (2015) có khoảng 20% – 30% người cao tuổi bị ngã trong 1 năm và 10% trong số người cao tuổi bị ngã đó có chấn thương nặng hoặc gãy xương.3 Rối loạn thăng bằng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ngã ở người cao tuổi và gây ra những hậu quả nặng nề như chấn thương, tàn tật, suy giảm chức năng hoặc tử vong. Rối loạn thăng bằng cũng làm nặng thêm các tình trạng bệnh hiện có, làm tăng chi phí điều trị, ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.4Tỷ lệ rối loạn thăng bằng ở người cao tuổi trên  thế  giới  khá  cao.  Theo  nghiên  cứu  của Geroge và cộng sự (2008): 1/3 số người từ 65 tuổi trở lên trong cộng đồng có rối loạn thăng bằng và tỷ lệ rối loạn thăng bằng tăng cao có liên quan tới suy giảm thị lực, và sức mạnh khối cơ.5 Có nhiều phương pháp để đánh giá rối loạn thăng bằng và nguy cơ ngã ở người cao tuổi như bài kiểm tra thời gian đứng lên và đi (Timed Up and Go test), bài kiểm tra thăng bằng Berg (Berg Balance Scale – BBS), bài kiểm tra tầm với (Functional Reach test)… Các bài kiểm tra này đánh giá các thông số khác nhau trong đó bài kiểm tra BBS có ưu điểm là đánh giá được thăng bằng tĩnh và động, đơn giản và có thể áp dụng được ở người cao tuổi

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment