Sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng phương pháp quan sát cổ tử cung với acid acetic, kết hợp điều trị các tổn thương cổ tử cung cho phụ nữ từ 21 đến 65 tuổi tại 24 xã vùng nông thôn tỉnh Thái Bình
Luận văn Sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng phương pháp quan sát cổ tử cung với acid acetic, kết hợp điều trị các tổn thương cổ tử cung cho phụ nữ từ 21 đến 65 tuổi tại 24 xã vùng nông thôn tỉnh Thái Bình.Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một trong những bệnh phổ biến trong các loại ung thư (UT) đối với phụ nữ trên toàn thế giới và đứng thứ hai sau UT vú. Hàng năm, có khoảng 520.000 phụ nữ mắc mới UTCTC trên toàn thế giới và hơn 274.000 người chết do UTCTC, trong đó 80% ca tử vong xảy ra ở các nước đang phát triển [22, 71, 72].
UTCTC là một loại UT có thể quan sát thấy bằng mắt thường ở giai đoạn muộn khi thăm khám trực tiếp vào tổn thương UT, xong lại có thời gian tiền lâm sàng không có triệu chứng kéo dài từ 5 – 25 năm. Theo tiến trình nghiên cứu trong y văn, TT tiền UT còn gọi là UT tiền xâm nhập cổ tử cung (CTC) hoặc tân sản nội biểu mô CTC (Cervical Intraepithelial Neoplasia – CIN), hay TT nội biểu mô vảy mức độ thấp (Low – grade squamous intraepithelium lesions – LSIL), TT nội biểu mô vảy mức độ cao (High – grade squamous intraepithelium lesions – HSIL), UTCTC thường tăng cao ở phụ nữ đã sẵn có TT CTC [8, 13, 44, 45].
Mặc dù là bệnh có thể dự phòng và phát hiện sớm, nhưng hiện tại UTCTC vẫn là một trong những bệnh UT thường gặp nhất ở người phụ nữ Việt Nam. Thống kê tại Bệnh viện K Hà Nội cho thấy tỷ lệ UTCTC năm 2006 ở phụ nữ Hà Nội là 9,5/100.000 người, số liệu của Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh thì tỷ lệ UTCTC là 26/100.000 người. Năm 2010, tại Việt Nam có 5.664 phụ nữ mắc UTCTC và tỷ lệ mắc mới là 13,6/100.000 phụ nữ. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này là phụ nữ chưa được sàng lọc định kỳ và có hệ thống để phát hiện sớm UT qua các xét nghiệm thích hợp, dễ tiếp cận. Và khi phát hiện TTTUT thì cũng chưa được điều trị kịp thời và hiệu quả [22, 32, 51].
Lý do mà chỉ có 20% các trường hợp UTCTC hiện đang xảy ra ở các nước phát triển là từ 30 năm trước, các quốc gia này giới thiệu các chiến dịch kiểm tra toàn diện với các thử nghiệm phết tế bào CTC – ÂĐ
(Pap smear). Tuy nhiên, nhiều nước đang phát triển đã không thể thiết lập hoặc duy trì toàn diện chương trình sàng lọc dựa trên phương pháp tế bào học (TBH). Ngoài ra, nhiều quốc gia kém phát triển thiếu các lựa chọn thay thế sàng lọc chất lượng cao và kiểm tra có khó khăn hơn so với một tỷ lệ nhỏ phụ nữ có nguy cơ bị UTCTC.
Ở Việt Nam, hơn 80% dân số sống ở khu vực nông thôn, tuy vậy đến cuối năm 2010 tại Việt Nam vẫn chưa có chính sách quốc gia về chương trình phòng chống UTCTC thứ cấp, đã và đang khuyến khích tìm kiếm để tìm một phương pháp hiệu quả hơn về tầm soát UTCTC. Các nhà nghiên cứu về chương trình sàng lọc UTCTC đã đưa ra các thông điệp: “Ngăn chặn UTCTC đầu tiên là phải đạt được độ bao phủ, nếu không đạt được độ bao phủ từ 70 – 80% thì sẽ không có hiệu quả đối với việc giảm tỷ lệ tử vong. Do đó cần phải chọn xét nghiệm khả thi và đủ điều kiện đạt được mức độ bao phủ”.
Hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang tích cực thúc đẩy VIA (Visual Inspection of the cervix with acetic Acid wash) như một phương pháp chính để thực hiện chương trình tầm soát UTCTC vì các nước đang phát triển như chúng ta còn thiếu kinh phí và các chuyên gia có trình độ TBH.
VIA là phương pháp quan sát CTC bằng mắt thường với dung dịch acid acetic 3 – 5%. Sàng lọc UTCTC bằng phương pháp VIA hiện nay được đề xuất như một phương pháp hiệu quả đáp ứng được các thông điệp trên, nó hỗ trợ ngành y tế trong việc tầm soát UTCTC. Sàng lọc UTCTC bằng phương pháp VIA cho phụ nữ nhằm phát hiện TTTUT và UTCTC có hiệu quả, tiết kiệm, đã góp phần quan trọng làm giảm tỷ lệ tử vong do bệnh này.
Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: ‘‘Sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng phương pháp quan sát cổ tử cung với acid acetic, kết hợp điều trị các tổn thương cổ tử cung cho phụ nữ từ 21 đến 65 tuổi tại 24 xã vùng nông thôn tỉnh Thái Bình’’ với các mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp VIA trong sàng lọc ung thư cổ tử cung tại cộng đồng và các yếu tố ảnh hưởng.
2. Đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị các tổn thương cổ tử cung cho các phụ nữ sau khi được khám sàng lọc.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. DỊCH TỄ HỌC CỦA TỔN THƯƠNG TIỀN UNG THƯ VÀ UNG THƯ CỔ TỬ CUNG 4
1.1.1. Tình hình mắc ung thư cổ tử cung trên thế giới 4
1.1.2. Tình hình mắc tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung ở Việt Nam 5
1.2. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY TTTUT VÀ UTCTC 6
1.2.1. Tác nhân sinh TTTUT và UTCTC 6
1.2.2. Yếu tố nguy cơ 8
1.2.3. Lịch sử tự nhiên của các tổn thương tiền ung thư CTC 9
1.3. CẤU TẠO GIẢI PHẪU, MÔ HỌC VÀ SINH LÝ CỔ TỬ CUNG 10
1.3.1. Cấu tạo giải phẫu cổ tử cung 10
1.3.2. Cấu trúc mô học của niêm mạc âm đạo cổ tử cung 11
1.3.3. Đặc điểm sinh lý cổ tử cung 12
1.4. CÁC TỔN THƯƠNG CỔ TỬ CUNG 13
1.4.1. Các tổn thương lành tính ở cổ tử cung 14
1.4.2. Các tổn thương nghi ngờ 16
1.4.3. Ung thư cổ tử cung 19
1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP SÀNG LỌC UNG THƯ CỔ TỬ CUNG 21
1.5.1. Quan sát cổ tử cung với dung dịch acid acetic (VIA) 21
1.5.2. Quan sát cổ tử cung sử dụng dung dịch Lugol (VILI) 22
1.5.3. Chẩn đoán tế bào học cổ tử cung – âm đạo 23
1.5.4. Soi cổ tử cung 27
1.5.5. Xét nghiệm DNA HPV 32
1.5.6. Sinh thiết cổ tử cung – mô bệnh học 33
1.6. ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG CỔ TỬ CUNG 35
1.6.1. Các phương pháp điều trị tổn thương cổ tử cung 35
1.6.2. Theo dõi sau điều trị 37
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 38
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 38
2.1.2. Địa bàn nghiên cứu 38
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 38
2.1.4. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu 38
2.1.5. Tiêu chuẩn loại trừ 39
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 39
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 39
2.2.3. Các chỉ số nghiên cứu 41
2.2.4. Kỹ thuật thu thập số liệu nghiên cứu 42
2.2.5. Phương tiện nghiên cứu 42
2.2.6. Các bước tiến hành 43
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU 49
2.4. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 50
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 51
3.1.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu 51
3.1.2. Một số đặc điểm dịch tễ 51
3.1.3. Tiền sử sản phụ khoa 52
3.1.4. Kết quả soi khí hư 52
3.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIA VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 53
3.2.1. Phân bố kết quả xét nghiệm bất thường 53
3.2.2. Kết quả phiến đồ CTC – ÂĐ 53
3.2.3. Kết quả MBH 54
3.2.4. Các yếu tố liên quan đến kế quả sàng lọc VIA 55
3.3. HIỆU QUẢ CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG 58
3.3.1. Đặc điểm đối tượng điều trị tổn thương can thiệp 58
3.3.2. Thời gian tiết dịch theo các phương pháp điều trị 59
3.3.3. Tiến triển và các mức độ kết quả điều trị của các phương pháp 60
3.3.4. Các biến chứng sau điều trị 62
3.3.5. Tỷ lệ phát hiện các tổn thương cổ tử cung ở lần sàng lọc tiếp theo 62
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 64
DỰ KIẾN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình ung thư cổ tử cung trên thế giới năm 2002 4
Bảng 1.2. Độ tuổi trung bình và tuổi thường mắc các tổn thương nội biểu mô 5
Bảng 1.3. Lịch sử tự nhiên của các tổn thương tiền ung thư CTC 9
Bảng 1.4. Phân loại ung thư CTC theo UICC và FIGO 20
Bảng 1.5. Liên hệ giữa các hệ thống phân loại tế bào học 25
Bảng 1.6. Phân loại các tổn thương soi CTC của Dương Thị Cương 30
Bảng 2.1. Phân loại, biểu hiện và xử trí VIA 44
Bảng 2.2. Các chỉ số đánh giá sau can thiệp 49
Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu 51
Bảng 3.2. Một số đặc điểm dịch tễ 51
Bảng 3.3. Tiền sử sản phụ khoa 52
Bảng 3.4. Kết quả soi khí hư 52
Bảng 3.5. Phân bố kết quả xét nghiệm bất thường theo nhóm tuổi 53
Bảng 3.6. Kết quả phiến đồ CTC – ÂĐ lần 1 53
Bảng 3.7. Kết quả MBH 54
Bảng 3.8. Phân bố tuổi trung bình theo TTTUT và UTCTC 54
Bảng 3.9. Liên quan giữa tuổi và kết quả VIA 55
Bảng 3.10. Liên quan giữa nghề nghiệp và kết quả VIA 55
Bảng 3.11. Liên quan giữa trình độ học vấn và kết quả VIA 56
Bảng 3.12. Liên quan giữa số lần sinh đẻ và kết quả VIA 56
Bảng 3.13. Liên quan giữa số lần nạo hút và kết quả VIA 57
Bảng 3.14. Liên quan giữa tiền sử viêm nhiễm và kết quả VIA 57
Bảng 3.15. Liên quan giữa số bạn tình và kết quả VIA 58
Bảng 3.16. Liên quan giữa tuổi quan hệ tình dục và kết quả VIA 58
Bảng 3.17. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo số lần điều trị và phương pháp điều trị 58
Bảng 3.18. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo đường kính tổn thương và phương pháp điều trị 59
Bảng 3.19. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian tiết dịch và phương pháp điều trị 59
Bảng 3.20. Thời gian tiết dịch trung bình (ngày) sau điều trị theo các mức độ đường kính tổn thương 60
Bảng 3.21. Tỷ lệ tiến triển của bệnh theo các mức độ kết quả điều trị 60
Bảng 3.22. Tỷ lệ khỏi bệnh của các phương pháp điều trị ở các nhóm đường kính tổn thương khác nhau 61
Bảng 3.23. Tỷ lệ khỏi bệnh của các phương pháp điều trị theo thời gian 61
Bảng 3.24. Thời gian khỏi bệnh trung bình (ngày) theo từng loại tổn thương 62
Bảng 3.25. Tỷ lệ biến chứng sau điều trị 62
Bảng 3.26. Tỷ lệ phát hiện các tổn thương cổ tử cung ở hai lần theo dõi liên tiếp 62
Bảng 3.27. So sánh kết quả TBH lần 1 và kết quả TBH lần 2 63
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Cấu tạo giải phẫu tử cung, cổ tử cung và âm đạo 10
Hình 1.2. Minh họa cấu trúc mô học và tế bào học của biểu mô vảy CTC 11
Hình 1.3. Minh họa vùng chuyển tiếp: mũi tên chỉ vị trí biểu mô vẩy cổ ngoài chuyển tiếp biểu mô trụ đơn bao phủ ống CTC 11
Sơ đồ 1: Sự hình thành và tiến triển các tổn thương nghi ngờ ở CTC 18
https://thuvieny.com/sang-loc-ung-thu-co-tu-cung-bang-phuong-phap-quan-sat-co-tu-cung-voi-acid-acetic-ket-hop-dieu-tri-cac-ton-thuong-co-tu-cung/