SO SÁNH HIỆU QUẢ DUY TRÌ MÊ CỦA DESFLURANE VÀ SEVOFLURANE TRONG GÂY MÊ ĐIỀU TRỊ VIÊM TỦY RĂNG Ở TRẺ EM

SO SÁNH HIỆU QUẢ DUY TRÌ MÊ CỦA DESFLURANE VÀ SEVOFLURANE TRONG GÂY MÊ ĐIỀU TRỊ VIÊM TỦY RĂNG Ở TRẺ EM

SO SÁNH HIỆU QUẢ DUY TRÌ MÊ CỦA DESFLURANE VÀ SEVOFLURANE TRONG GÂY MÊ ĐIỀU TRỊ VIÊM TỦY RĂNG Ở TRẺ EM
Nguyễn Quang Bình1, Vũ Doãn Tú1, Phạm Quốc Khánh2, Võ Trương Như Ngọc3
1 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội
2 Bệnh viện Nhi Trung ương
3 Trường Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
So sánh hiệu quả duy trì mê của desflurane và sevoflurane trong gây mê điều trị viêm tủy răng ở trẻ em được nghiên cứu thực hiện trên 60 bệnh nhân từ 3 – 6 tuổi gây mê điều trị viêm tủy răng tại Bệnh viện răng hàm mặt trung ương Hà Nội từ 6 – 2019đến 11 – 2019, chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm. Nhóm S (n = 30): duy trì mê sevoflurane, nhóm D (n = 30) duy trì mê desflurane. Đánh giá dựa trên các tiêu chí: đặc điểm chung, nồng thuốc mê (%), thể tích khí mê (ml), mức độ an thần theo RASS, mức độ đau theo NIPE, tỷ lệ bệnh nhân có cử động bất thường theo Ellis, thời gian rút ống nội khí quản, tỷ lệ bệnh nhân nôn, buồn nôn tại các thời điểm T0: úp mask để khởi mê, T1:  Sau khi đặt nội khí quản, T2: Thời điểm bắt đầu điều trị, T3 – 7: Khi điều trị được 20, 40… 120 phút, Tx: khi kết thúc điều trị, tắt khí mê. Kết quả cho thấy, đặc điểm chung, thể tích khí mê, mức độ an thần, mức độ đau, tỷ lệ bệnh nhân có cử động bất thường ở nhóm D khác biệt không ý nghĩa (với p > 0,05) so với nhóm S. Thời gian rút ống nội khí quản, tỷ lệ nôn, buồn nôn ở nhóm D thấp hơn có ý nghĩa (p < 0,05) so với nhóm S. Do đó, việc sử dụng desflurane duy trì mê trong gây mê điều trị viêm tủy răng ở trẻ em cho hiệu quả mê tốt. Nhóm gây mê desflurance có thời gian hồi tỉnh và rút nội khí quản sớm hơn, tỷ lệ bệnh nhân nôn, buồn nôn thấp hơn so với sevoflurane.

Viêm tủy răng là bệnh rất thường gặp ở trẻ em,  đặc  biệt  là  viêm  tủy  răng  sữa,  gây  ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, điều trị tủy răng cho trẻ em hiện gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là ở những trẻ nhỏ, kém hợp tác,trẻ tự kỷ, nhất là khi phải can thiệp trên nhiều răng  cùng lúc.  Hiện  nay,  việc điều trị tủy răng ở trẻ em chủ yếu ở trên ghế nha khoa và sau đó trẻ có thể về và hẹn khám lần sau. Việc can thiệp nhiều lần sẽ gây tốn kém, mất thời gian, khiến trẻ lo sợ nhiều và có thể ảnh hưởng đến việc điều trị ở những lần sau.  Với sự phát triển của chuyên ngành gây mê hồi sức cho phẫu thuật ngoại trú, điều trị trong ngày, gây mê điều trị tủy răng trong một lần hẹn hiện đang được sử dụng ngày càng rộng rãi do giảm được thời gian, chi phí và ảnh hưởng tâm lý cho bệnh nhân. Trẻ có thể về nhà vài giờ sau khi kết thúc can thiệp. Hiện nay, các thuốc mê thể khí thường dùng bao  gồm: isofluran,    propofol, desflurane, sevoflurane. Trong đó, sevoflurane là thuốc mê cổ điển hiện thường được sử dụng để khởi mê và duy trì mê trẻ em. Trong khi đó, desflurane là thuốc mê hô hấp mới được áp dụng lâm sàng trong những năm gần đây với ưu điểm đặc trưng về thoát mê nhanh, êm dịu, nhanh chóng phục hồi chức năng nhận thức, ít ảnh hưởng tới huyết động.  Tuy  nhiên,  desflurane  là  thuốc  mới  và cũng chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá về hiệu quả duy trì mê của desflurane đặc biệt là hiệu quả duy trì mê ở trẻ em. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: ‘‘So sánh hiệu quả duy trì mê của desflurane và  sevoflurane  trong  gây  mê điều trị viêm tủy răng ở trẻ em

SO SÁNH HIỆU QUẢ DUY TRÌ MÊ CỦA DESFLURANE VÀ SEVOFLURANE TRONG GÂY MÊ ĐIỀU TRỊ VIÊM TỦY RĂNG Ở TRẺ EM

Leave a Comment