SO SÁNH HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THUỐC TÊ LIÊN TỤC VỚI PHƯƠNG PHÁP TIÊM NGẮT QUÃNG TỰ ĐỘNG CÁC LIỀU THUỐC TÊ KHI GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG GIẢM ĐAU TRONG CHUYỂN DẠ

SO SÁNH HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THUỐC TÊ LIÊN TỤC VỚI PHƯƠNG PHÁP TIÊM NGẮT QUÃNG TỰ ĐỘNG CÁC LIỀU THUỐC TÊ KHI GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG GIẢM ĐAU TRONG CHUYỂN DẠ

SO SÁNH HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THUỐC TÊ LIÊN TỤC VỚI PHƯƠNG PHÁP TIÊM NGẮT QUÃNG TỰ ĐỘNG CÁC LIỀU THUỐC TÊ KHI GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG GIẢM ĐAU TRONG CHUYỂN DẠ
Trịnh Thị Hằng1, Nguyễn Đức Lam2, Trịnh Duy Hưng3, Phạm Thị Thanh Huyền4
1 Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa
2 Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện phụ sản Hà Nội
4 Bệnh viện Bạch Mai
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: So sánh hiệu quả giảm đau của phương pháp truyền thuốc tê liên tục (CIE) so với phương pháp tiêm ngắt quãng tự động các liều (PIEB) thuốc tê khi gây tê ngoài màng để giảm đau trong chuyển dạ. Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có so sánh ở 100 sản phụ được giảm đau trong chuyển dạ bằng phương pháp CEI và PIEB từ tháng 11/2021 đến 05/2022 tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (BVPSHN). Cả 2 nhóm đều sử dụng hỗn hợp thuốc Ropivacain 0,1% và fentanyl 2mg/ml. Nhóm CEI (Nhóm C) dùng bơm tiêm điện truyền liên lục, nhóm PIEB (Nhóm P) tiêm tự động ngắt quãng tự động từng liều nhỏ bằng bơm tiêm điện có chế đồ cài đặt sẵn. Đánh giá hiệu quả giảm đau và tỷ lệ bổ sung liều cứu dựa vào điểm VAS tại các thời điểm trước khi tiêm thuốc tê (H0), sau khi đạt VAS<4 (H­1), sau liều bolus đầu tiên 30 phút (H2), sau liều bolus đầu tiên 1 tiếng (H3), kết thúc giai đoạn I (H4), kết thúc giai đoạn II (H5), kết thúc giai đoạn III (H6) của chuyển dạ. Kết quả: điểm VAS của 2 nhóm sau khi gây tê đều giảm hơn so với thời điểm H0, sự khác biệt với ý nghĩa thống kê với p<0,01. Ở các thời điểm sau khi tiêm thuốc từ H1 đến H4 thì điểm VAS giữa nhóm P với nhóm C ở cùng một thời điểm thì có thấp hơn nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Lượng thuốc tê Ropivacain trong nghiên cứu ở nhóm P là 32,76 ± 16,22 mg thấp hơn với nhóm C là 40,32 ±16,62. Lượng thuốc Fentanyl nhóm P là 65,55 ± 32,53 thấp hơn nhóm C là 80,64 ± 33,24 mcg. Sự khác nhau có ý nghĩa thống kê p<0,05. Số sản phụ cần liều cứu của nhóm P với 10% ít hơn nhóm C là 20%. Kết luận: Phương pháp tiêm ngắt quãng tự động các liều thuốc tê để giảm đau trong chuyển dạ là một phương pháp giảm đau tốt cho sản phụ, giảm sử dụng lượng hỗn hợp thuốc tê so với phương pháp truyền liên tục và không cần nhiều đến sự can thiệp của nhân viên y tế.

SO SÁNH HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THUỐC TÊ LIÊN TỤC VỚI PHƯƠNG PHÁP TIÊM NGẮT QUÃNG TỰ ĐỘNG CÁC LIỀU THUỐC TÊ KHI GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG GIẢM ĐAU TRONG CHUYỂN DẠ

Leave a Comment