SO SÁNH HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU TẠI CHỖ GIỮA EMLA 5% VÀ BENZOCAINE 20% TRONG NHA KHOA

SO SÁNH HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU TẠI CHỖ GIỮA EMLA 5% VÀ BENZOCAINE 20% TRONG NHA KHOA

SO SÁNH HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU TẠI CHỖ GIỮA EMLA 5% VÀ BENZOCAINE 20% TRONG NHA KHOA
Nguyễn Hồng Lợi1, Hồ Thị Phương Nga1
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng của trẻ em có chỉ định nhổ răng và so sánh phản ứng đau của trẻ trong quá trình gây tê tại vị trí vòm miệng ở nhóm tê bôi EMLA 5% và benzocaine 20%. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên nửa miệng mù đôi được thực hiện trên 30 trẻ có nhu cầu gây tê hai bên cung hàm. Kết quả: Độ tuổi trung bình mẫu nghiên cứu 8,53 ± 2,42, tỷ lệ nhổ răng cối sữa 1 cao nhất (65%), nguyên nhân nhổ chủ yếu do sâu răng (53,3%). EMLA 5% hiệu quả hơn benzocaine 20% trong giai đoạn đâm kim. Trong giai đoạn bơm thuốc tê hiệu quả EMLA 5% và benzocaine tương tự nhau. Kết luận: Thuốc tê bôi bề mặt EMLA 5% hiệu quả hơn Benzocaine 20% trong tê thấm bề mặt niêm mạc miệng.

Đối với trẻ em, khi thực hiện một số thủ thuật lâm sàng trong nha khoa cần phải gây tê tại chỗ. Tuy nhiên, việc gây tê thường gây sợ hãi và lo lắng cho bệnh nhi. Do đó, thuốc tê bề mặt thường được sử dụng nhằm hỗ trợ giảm đau do đâm kim khi gây tê tại chỗ cho trẻ [1]. Thuốc gây tê tại chỗ thay đổi ngưỡng đau bằng cách kiểm soát cảm giác đau thông qua sự phong tỏa các tín hiệu truyền từ sợi thần kinh cảm giác ngoại biên. Tuy nhiên, chúng chỉ có hiệu quả trong việc ngăn chặn cơn đau kích thích ở lớp bề mặt của niêm mạc [2]. Benzocaine 20% dạng gel là loại thuốc tê bề mặt được sử dụng phổ biến trong nha khoa do tác dụng nhanh, mùi vị dễ chấp nhận và ít hấp thụ toàn thân. Ngoài ra, thuốc gây tê bề mặt EMLA 5% (Eutectic Mixture of Local Anesthetics) chứa lidocaine 2,5% và prilocaine 2,5% cũng được ghi nhận có hiệu quả giảm đau do đâm kim khi gây tê trong nha khoa trẻ em [10]. Tuy nhiên, khi so sánh hiệu quả giảm đau khi gây tê tại chỗ giữa Benzocaine 20% và EMLA 5%, các nghiên cứu đưa ra những kết quả khác nhau và chưa thống nhất. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm: Khảo sát đặc điểm lâm sàng của trẻ em có chỉ định nhổ răng; so sánh phản ứng đau của trẻ trong quá trình gây tê tại vị trí vòm miệng ở nhóm tê bôi EMLA 5% và benzocaine 20%

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment