So sánh hiệu quả kích thích buồng trứng bằng phác đồ ngắn và phác đồ dài trong thụ tinh ống nghiệm tại bệnh viện phụ sản trung ương

So sánh hiệu quả kích thích buồng trứng bằng phác đồ ngắn và phác đồ dài trong thụ tinh ống nghiệm tại bệnh viện phụ sản trung ương

Luận văn thạc sĩ y học So sánh hiệu quả kích thích buồng trứng bằng phác đồ ngắn và phác đồ dài trong thụ tinh ống nghiệm tại bệnh viện phụ sản trung ương.Vô sinh vẫn là vấn đề đáng lo ngại có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc của mỗi gia đình. Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới hiện nay tỉ lệ vô sinh khoảng 9%. Số cặp vợ chồng vô sinh có xu hướng gia tăng và cũng được trẻ hóa. Tại Việt Nam, theo Nguyễn Viết Tiến (2009), tỉ lệ vô sinh chiếm 7,7% và có tới 50% là người trẻ dưới 30 tuổi [1]. 

Nếu như thụ tinh trong ống nghiệm đang là một phương pháp điều trị tiến bộ nhất trong kĩ thuật hỗ trợ sinh sản hiện nay. Thì kích thích buồng trứng là khâu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thành công của thụ tinh trong ống nghiệm, với mục đích gia tăng số lượng nang noãn nhỏ phát triển đến giai đoạn trưởng thành, vượt qua được sự chọn lọc và vượt trội của các nang noãn, tạo ra nhiều nang noãn trưởng thành hơn. Có rất nhiều phác đồ kích thích buồng trứng, mỗi phác đồ lại có ưu nhược điểm riêng. Hiện nay có 3 phác đồ thường dùng ở các trung tâm là: phác đồ ngắn, phác đồ dài, phác đồ ngắn Antagonist. Khi phác đồ Antagonist được sử dụng thường xuyên hơn thì tỉ lệ dùng phác đồ dài và phác đồ ngắn trong kích thích buồng trứng đã giảm xuống. Tuy nhiên phác đồ ngắn, phác đồ dài vẫn được coi là phác đồ chuẩn trong kích thích buồng trứng và được áp dụng trong một số trường hợp cụ thể, sử dụng chất đồng vận GnRH trong kích thích buồng trứng để ức chế tuyến yên ngăn cản đỉnh LH nhằm tránh hiện tượng phóng noãn sớm. GnRH đồng vận kết hợp với Gonadotropin chủ yếu được dùng trong phác đồ ngắn và phác đồ dài với thời gian sử dụng khác nhau. Theo nghiên cứu của Loutradis D (2005) thì tỉ lệ có thai trên số phôi chuyển ở phác đồ dài cao hơn phác đồ ngắn. Theo Ho CH (2008) nhóm được dùng phác đồ ngắn cho tỉ lệ có thai cao hơn phác đồ dài. Gần đây, nghiên cứu của Phạm Như Thảo (2011) phác đồ dài có số noãn trưởng thành và số phôi nhiều hơn phác đồ ngắn. Tuy nhiên với bệnh nhân lớn tuổi, trữ lượng buồng trứng và LH thấp dùng phác đồ ngắn sẽ cho hiệu quả tốt hơn. Có nhiều nghiên cứu khi sử dụng phác đồ ngắn ở phụ nữ trẻ, tuổi dưới 35 vẫn cho kết quả khả quan. Tổng quan của thư viện Cochrane (2015) cũng cho thấy độ tuổi sử dụng phác đồ ngắn hiện trẻ hơn.
 Tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương, giai đoạn 2015-2016, phác đồ dài và phác đồ ngắn vẫn còn sử dụng với tỷ lệ cao. Mặc dù phác đồ ngắn thường dùng cho những phụ nữ cao tuổi, dự trữ buồng trứng kém, có tiền sử đáp ứng buồng trứng kém. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ phụ nữ trẻ có dự trữ và đáp ứng buồng trứng kém ngày càng cao, do đó độ tuổi sử dụng phác đồ ngắn ngày càng trẻ. Phác đồ dài mặc dù nhược điểm là, chi phí FSH ngoại sinh cao, thời gian sử dụng dài gây phiền hà cho bệnh nhân, nhưng với những ưu điểm như hạn chế gần như hoàn toàn hiện tượng phóng noãn và hoàng thể hoá sớm, giảm tối đa số chu kỳ phải ngừng điều trị do phóng noãn hay hoàng thể hoá sớm, các nang noãn phát triển đồng đều, thu được nhiều noãn hơn trong một chu kỳ kích thích buồng trứng, phác đồ dài vẫn còn nguyên giá trị trong những trường hợp cụ thể. Để có cái nhìn khách quan và cụ thể, đánh giá hiệu quả của hai phác đồ này trên những bệnh nhân trẻ tuổi, đặc biệt là dưới 35 tuổi. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “So sánh hiệu quả kích thích buồng trứng bằng phác đồ ngắn và phác đồ dài trong thụ tinh ống nghiệm tại bệnh viện phụ sản trung ương” với mục tiêu:
1.    Đánh giá hiệu quả điều trị của phác đồ ngắn và phác đồ dài để kích thích buồng trứng thụ tinh trong ống nghiệm ở phụ nữ dưới 35 tuổi tại trung tâm hỗ trợ sinh sản quốc gia Bệnh viện phụ sản trung ương trong năm 2015-2016.
2.    Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kích thích buồng trứng ở những trường hợp trên.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN    3
1.1. SINH LÝ NỘI TIẾT SINH SẢN NỮ VÀ VAI TRÒ CỦA TRỤC DƯỚI ĐỒI- TUYẾN YÊN- BUỒNG TRỨNG    3
1.1.1. Nội tiết vùng dưới đồi    3
1.1.2. Nội tiết tuyến yên    3
1.1.3. Nội tiết buồng trứng    4
1.1.4. Sự phát triển của nang noãn    5
1.1.5. Sự phóng noãn    6
1.1.6. Sinh lý thụ tinh    7
1.2. TUỔI VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN    8
1.3. KHÁI NIỆM VÔ SINH VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆN NAY    10
1.3.1. Định nghĩa vô sinh    10
1.3.2. Các nguyên nhân gây vô sinh    10
1.3.3. Các phương pháp điều trị vô sinh    11
1.3.4. Các chỉ định hỗ trợ sinh sản    11
1.4. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA KÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNG    13
1.4.1. Nguyên lý của kích thích buồng trứng    13
1.4.2. Vai trò của Gonadotropins trong kích thích buồng trứng    14
1.4.3. Một số khái niệm về giá trị ngưỡng và trần của LH và FSH    14
1.4.4. Theo dõi sự phát triển của nang noãn trong kích thích buồng trứng    15
1.5. MỘT SỐ PHÁC ĐỒ KÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNG TRONG THỤ TINH ỐNG NGHIỆM    16
1.5.1. Phác đồ kết hợp Clomiphen citrate kết hợp Gonadotropin    16
1.5.2. Phác đồ Gonadotropin đơn thuần    16
1.5.3. Phác đồ dùng chất đồng vận GnRH và Gonadotropin    17
1.5.4. Phác đồ antagonist    19
1.6. ĐÁP ỨNG BẤT THƯỜNG CỦA BUỒNG TRỨNG    20
1.6.1. Đáp ứng kém buồng trứng    20
1.6.2. Hiện tượng quá kích buồng trứng    20
1.6.3. Hoàng thể hóa sớm    21
1.7. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ PHÁC ĐỒ NGẮN VÀ PHÁC ĐỒ DÀI    21
1.7.1 Tại Việt Nam    21
1.7.2. Trên thế giới    22
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    23
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    23
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn    23
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ    23
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    23
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu    23
2.2.2. Cỡ mẫu trong nghiên cứu    24
2.2.3. Các biến số nghiên cứu    24
2.2.4. Phương pháp lựa chọn đối tượng nghiên cứu    25
2.2.5. Phân tích số liệu    26
2.2.6. Một số tiêu chuẩn để có liên quan trong nghiên cứu    26
2.2.7. Đạo đức trong nghiên cứu    28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    29
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    29
3.1.1. Đặc điểm về tuổi    29
3.1.2. Đặc điểm về chỉ sối khối cơ thể    30
3.1.3. Đặc điểm về phân loại vô sinh    30
3.1.4. Thời gian vô sinh    31
3.1.5. Nguyên nhân vô sinh    31
3.1.6. Nồng độ nội tiết cơ bản ngày 2 chu kỳ và dự trữ buồng trứng    32
3.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HAI PHÁC ĐỒ KÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNG    33
3.2.1. Kết quả kích thích buồng trứng    33
3.2.2. Kết quả thụ tinh trong ống nghiệm    36
3.2.3. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ có thai    40
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    47
4.1. BÀN LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    47
4.1.1. Tuổi vợ    47
4.1.2. BMI    48
4.1.3. Phân loại vô sinh    49
4.1.4. Thời gian vô sinh    50
4.1.5. Nguyên nhân vô sinh    51
4.1.6. Nồng độ nội tiết tố ngày 2 chu kỳ và đặc điểm dự trữ buồng trứng    52
4.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HAI PHÁC ĐỒ KÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNG    55
4.2.1. Kết quả kích thích buồng trứng    55
4.2.2. Kết quả thụ tinh trong ống nghiệm    59
4.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TỶ LỆ CÓ THAI    64
4.3.1. Tuổi, thời gian vô sinh và liên quan với tỷ lệ có thai    64
4.3.2. BMI liên quan đến tỉ lệ có thai    65
4.3.3. Độ dày niêm mạc tử cung liên quan đến tỉ lệ có thai    66
4.3.4. Chất lượng phôi chuyển và điểm chuyển phôi liên quan đến tỉ lệ có thai    67
KẾT LUẬN    70
KIẾN NGHỊ    72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
 
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.     Đặc điểm về tuổi    29
Bảng 3.2.     Chỉ số khối cơ thể    30
Bảng 3.3.     Phân loại vô sinh    30
Bảng 3.4.     Phân nhóm thời gian vô sinh    31
Bảng 3.5.     Phân loại nguyên nhân vô sinh    31
Bảng 3.6.     Nồng độ nội tiết cơ bản và đặc điểm dự trữ buồng trứng    32
Bảng 3.7.     Đặc điểm sử dụng FSH hai phác đồ    33
Bảng 3.8.     Nồng độ E2 trung bình ngày 7 và ngày gây trưởng thành noãn    34
Bảng 3.9:     Số nang noãn có kích thước trên 14mm    34
Bảng 3.10.     Đặc điểm độ dày niêm mạc tử cung    35
Bảng 3.11.     Số noãn thu được và tỷ lệ noãn trưởng thành    36
Bảng 3.12.     Số noãn thụ tinh trung bình và tỉ lệ thụ tinh của 2 nhóm    36
Bảng 3.13.     Số phôi thu được và chất lượng phôi của 2 nhóm    37
Bảng 3.14.     Tỷ lệ chuyển phôi tươi và đông phôi toàn bộ    38
Bảng 3.15.     Chất lượng phôi chuyển    38
Bảng 3.16:     Tuổi và liên quan với tỷ lệ có thai ở phác đồ dài    40
Bảng 3.17:     Tuổi và liên quan với tỷ lệ có thai ở phác đồ ngắn    40
Bảng 3.18:     BMI và liên quan tỉ lệ có thai ở phác đồ dài    41
Bảng 3.19:     BMI và liên quan tỉ lệ có thai ở phác đồ ngắn    41
Bảng 3.20.     Độ dày niêm mạc tử cung liên quan với tỷ lệ có thai  ở phác đồ dài    43
Bảng 3.21.     Độ dày niêm mạc tử cung liên quan với tỷ lệ có thai ở  phác đồ ngắn    44
Bảng 3.22.     Chất lượng phôi chuyển liên quan đến tỉ lệ có thai ở phác đồ dài    45
Bảng 3.23:     Chất lượng phôi chuyển liên quan đến tỉ lệ có thai ở phác đồ ngắn    45
Bảng 3.24:     Điểm chuyển phôi liên quan với tỉ lệ có thai ở phác đồ dài    46
Bảng 3.25:     Điểm chuyển phôi liên quan với tỉ lệ có thai ở phác đồ ngắn    46
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.     Tỷ lệ có thai ở hai nhóm hai nhóm phác đồ    39
Biểu đồ 3.2.     Thời gian vô sinh liên quan với tỷ lệ có thai    42

So sánh hiệu quả kích thích buồng trứng bằng phác đồ ngắn và phác đồ dài trong thụ tinh ống nghiệm tại bệnh viện phụ sản trung ương

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment