SO SáNH HIệU QUả VÔ CảM, GIảM ĐAU SAU Mổ CủA LEVOBUPIVACAIN VớI ROPIVACAIN TRONG PHONG Bế LIÊN TụC ĐáM RốI THầN KINH CáNH TAY ĐƯờNG NáCH Có SIÊU ÂM HƯớNG DẫN
LUẬN VĂN SO SáNH HIệU QUả VÔ CảM, GIảM ĐAU SAU Mổ CủA LEVOBUPIVACAIN VớI ROPIVACAIN TRONG PHONG Bế LIÊN TụC ĐáM RốI THầN KINH CáNH TAY ĐƯờNG NáCH Có SIÊU ÂM HƯớNG DẫN
Phẫu thuật cẳng bàn tay chiếm một tỉ lệ khá lớn 30- 40% trong số các loại phẫu thuật chấn thương [1]. Để phẫu thuật phương pháp vô cảm thường được lựa chọn là gây tê ĐRTKCT (đám rối thần kinh cánh tay) [2],[3]. Đây là một kỹ thuật đơn giản, dễ làm, ít độc hại, ít ảnh hưởng tới chức năng sinh lý của bệnh nhân, việc theo dõi, chăm sóc trong và sau mổ nhẹ nhàng, giảm đau sau mổ tốt, chi phí thấp [3]. Gây tê ĐRTKCT đường liên cơ thang, đường trên đòn có ưu điểm phạm vi phong bế rộng cho hầu hết các thủ thuật ở chi trên nhưng gây biến chứng nguy hiểm như chọc vào mạch máu, vào khoang ngoài màng cứng cổ gây phong bế cao có thể khiến bệnh nhân tử vong, gây liệt cơ hoành, liệt dây thanh quản quặt ngược, tràn máu, tràn khí màng phổi [3],[4]. Gây tê ĐRTKCT đường nách hạn chế được một số biến chứng trên nhưng phạm vi phong bế hẹp hơn, chỉ áp dụng được cho một số phẫu thuật từ 1/3 dưới cánh tay trở xuống bàn tay [4].
Trước đây dù gây tê ĐRTKCT đường liên cơ thang, đường trên đòn, đường dưới đòn hay đường nách cũng chủ yếu dựa vào mốc giải phẫu hay dùng máy kích thích thần kinh ngoại vi không rõ đường đi và đích đến của kim gây tê, chính vì vậy mà hiệu quả không cao và dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm trên. Gần đây siêu âm đã được đưa vào sử dụng vì có ưu điểm nhìn thấy dây thần kinh, mạch máu, kim chọc, sự lan tỏa thuốc tê nên tỉ lệ thành công cao mà lại hạn chế được các biến chứng nói trên. Năm 2007, Vincent và cộng sự sử dụng siêu âm để gây tê đường nách và đường trên đòn [5],[6]. Năm 2011 Joseph Carter gây tê đường liên cơ thang [7]. Ở Việt Nam, gây tê ĐRTKCT dưới hướng dẫn siêu âm là một vấn đề khá mới, ít có tác giả thực hiện. Năm 2013 Đỗ Thị Hải sử dụng siêu âm để gây tê ĐRTKCT đường trên đòn [8], năm 2014 Nguyễn Văn Tuấn thực hiện gây tê đường liên cơ thang [9], nhưng chưa có tác giả nào ứng dụng siêu âm để gây tê đường nách.
Giảm đau sau mổ có nhiều lợi ích và được thực hiện bằng truyền liên tục thuốc tê qua catheter chuyên dụng luồn trong lúc gây tê và lưu lại sau mổ. Để giảm chi phí, catheter tĩnh mạch ngoại vi đã được dùng thay thế nhưng dễ bị di lệch khỏi đám rối thần kinh. Khi gây tê đường nách, catheter được luồn vào bao nách chứa các thành phần thần kinh và mạch máu nên có thể được cố định chắc chắn hơn.
Ngộ độc toàn thân của thuốc tê là biến chứng nguy hiểm của gây tê nói chung và gây tê ĐRTKCT nói riêng do tiêm nhầm thuốc hoặc thuốc hấp thu nhanh vào mạch máu [3],[10] và do đặc tính dược lý của thuốc tê. Trong các thuốc tê, lidocain ít độc tính nhưng thời gian tác dụng ngắn, bupivacain thời gian tác dụng kéo dài nhưng độc tính nhiều (nhất là trên tim), levobupivacain và ropivacain gần đây được thế giới sử dụng nhiều nhờ ít độc tính hơn bupivacain mà thời gian tác dụng tương tự.
Trên thế giới đã có những nghiên cứu về vô cảm và giảm đau sau mổ bằng gây tê ĐRTKCT đường trên đòn hoặc đường nách dưới hướng dẫn siêu âm và dùng thuốc tê levobupivacain hoặc ropivacain như các tác giả: S S Choi, A Borgeat, A Casati, S M Klein, M Ruiz-Suarez, F H Savoie [11],[12],[13],[14],[15],[16],[17]…. Ở Việt Nam siêu âm, levobupivacain, ropivacain gần đây đã được sử dụng nhưng chưa có nghiên cứu nào ứng dụng cho gây tê ĐRTKCT đường nách và giảm đau sau mổ liên tục qua catheter. Do vậy đề tài này được tiến hành với các mục tiêu sau:
1.So sánh hiệu quả vô cảm và giảm đau sau mổ chi trên của levobupivacain với ropivacain truyền liên tục qua catheter trong phong bế đám rối thần kinh cánh tay đường nách dưới hướng dẫn siêu âm.
2.Đánh giá tác dụng ức chế vận động của hai thuốc tê trên và một số tác dụng không mong muốn của các phương pháp trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất
Leave a Reply