So sánh kết quả chuyển dây chằng quạ cùng với kết quả tái tạo dây chằng quạ đòn trong điều trị trật khớp cùng đòn

So sánh kết quả chuyển dây chằng quạ cùng với kết quả tái tạo dây chằng quạ đòn trong điều trị trật khớp cùng đòn

Luận án tiến sĩ y học So sánh kết quả chuyển dây chằng quạ cùng với kết quả tái tạo dây chằng quạ đòn trong điều trị trật khớp cùng đòn. Đặt vấn đề: Phẫu thuật cho các trường hợp TKCĐ độ III, IV, V, VI là một thách thức, hiện chưa có tiêu chuẩn vàng. Chúng tôi thực nghiệm đo sức mạnh của mảnh ghép 2 gân gan tay dài lấy từ xác tươi đông lạnh; và nghiên cứu so sánh kết quả điều trị của tái tạo dây chằng QĐ theo giải phẫu bằng mảnh ghép hai gân gan tay dài tự thân, với tái tạo không theo giải phẫu bằng chuyển dây chằng QC thành dây chằng QĐ. Từ đó, nhằm góp phần đưa ra được định hướng chỉ định của mỗi loại kỹ thuật cho từng trường hợp TKCĐ cụ thể
– Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thực nghiệm với 40 gân gan tay dài từ 20 xác tươi, tạo thành 20 mảnh ghép gân; được đo sức căng mảnh ghép bằng máy kéo nén Testometric.
Nghiên cứu lâm sàng với 51 ca TKCĐ được chuyển dây chằng QC thành dây chằng QĐ, và 51 ca TKCĐ được tái tạo dây chằng QĐ theo giải phẫu bằng mảnh ghép 2 gân gan tay dài tự thân. So sánh kết quả phục hồi giải phẩu, kết quả phục hồi chức năng, và khảo sát các biến chứng.
– Kết quả: Thực nghiệm trên xác tươi: mảnh ghép 2 gân gan tay dài: chiều dài: 168,5mm ±15,5mm; đường kính: 3,2mm ±0,4mm; sức chịu lực tải tối đa: 559,4 ±169,1N. 
Đối với độ III: Về phục hồi chức năng: VAS của 2 kỹ thuật không có sự khác biệt; điểm Constant của tái tạo dây chằng QĐ cao không đáng kể, dù khác biệt có ý nghĩa thống kê. Về phục hồi giải phẫu: trong mặt phẳng trán: tỉ lệ khớp di lệch thứ phát không khác nhau; trong mặt phẳng ngang: không khác biệt tỉ lệ di lệch thứ phát.
Đối với độ V: Về phục hồi chức năng: VAS của 2 kỹ thuật không khác biệt; điểm Constant của 2 kỹ thuật không khác biệt. Về phục hồi giải phẫu: mặt phẳng trán: tỉ lệ di lệch thứ phát của chuyển dây chằng cao hơn hẳn; mặt phẳng ngang: không khác biệt tỉ lệ di lệch thứ phát.
Các biến chứng: đinh gãy, di lệch; gãy xương đòn; thoái hóa khớp CĐ; cốt hóa dây chằng QĐ.
– Kết luận: Mảnh ghép 2 gân gan tay dài đủ điều kiện để dùng tái tạo dây chằng QĐ. Đối với độ III, cả 2 phương pháp cho kết quả tương đương. Đối với độ V, tái tạo dây chằng QĐ cho kết quả phục hồi chức năng tương đương, nhưng tốt hơn chuyển dây chằng QC về phục hồi giải phẫu trong mặt phẳng trán. Các biến chứng xảy ra ở chuyển dây chằng QC cao hơn 

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment