SO SÁNH KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỐI THÔNG TÚI LỆ MŨI ĐƯỜNG NGOÀI ĐẶT ỐNG SILICON ĐƠN VÀ ĐÔI

SO SÁNH KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỐI THÔNG TÚI LỆ MŨI ĐƯỜNG NGOÀI ĐẶT ỐNG SILICON ĐƠN VÀ ĐÔI

SO SÁNH KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỐI THÔNG TÚI LỆ MŨI ĐƯỜNG NGOÀI ĐẶT ỐNG SILICON ĐƠN VÀ ĐÔI
Nguyễn Anh Thi*, Lê Minh Thông**
TÓM TẮT :
Mục đích: Đánh giá tính hiệu quả và an toàn của phẫu thuật nối thông túi lệ mũi đường ngoài đặt ống silicon đơn và đôi trong điều trị viêm túi lệ mạn tính
Phương pháp: Nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên, có nhóm chứng. Nghiên cứu thực hiện từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2012tại khoa chấn thương Bệnh viện mắt TP. HCM. 62 mắt của 62 bệnh nhân (50 ca viêm túi lệ mạn tính do tắc ống lệ mũi mắc phải nguyên phát và 12 ca do chấn thương) được chia ngẫu nhiên làm 2 nhóm, mỗi nhóm 31 ca.

Kết quả: Tuổi trung bình 48,90 ± 14,92, nam 14,5%; nữ 85,5%.Tỷ lệ thành công chức năng và giải phẫu ở nhóm ống đơn(Mini-monoka) lần lượt là 83,9% và 90,3% và ở nhóm ống đôi 87,1% và 90,3%.Tỷ lệ hết chảy nước mắt một tháng sau mổ 67,7% ở nhóm ống Mini-monoka và 41,9% ở nhóm ống đôi. Tổng cộng có 6 ca thất bại (tắc lệ đạo tái phát): mỗi nhóm 3 ca. Biến chứng bao gồm 4 ca (12,9%)rách lệ quản, 3 ca (9,7%) kích thích kết mạc, 4 ca(12,9%) trồi ống ở nhóm ống đôi; 1 ca (3,2%) rớt mất ống sớm, 1 ca (3,2%) lệch ống về phía trong và lấy bỏ sau đó, 1 ca (3,2%) viêm điểm lệ ở nhóm ống đơn mini-monoka.

Kết luận: Tỷ lệ thành công chức năng và giải phẫu cả hai nhóm tương đương nhau ở thời điểm sau mổ 6 tháng. Nhóm ống đơn Mini-monoka có hiệu quả giảm chảy nước mắt sớm và ít nguy cơ tổn thương lệ quản hơn nhóm ống đôi.
 

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment