SO SÁNH KẾT QUẢ PHẪU THUẬT U TUYẾN GIÁP CÓ ĐẶT DẪN LƯU VÀ KHÔNG ĐẶT DẪN LƯU TẠI BỆNH VIỆN K
SO SÁNH KẾT QUẢ PHẪU THUẬT U TUYẾN GIÁP CÓ ĐẶT DẪN LƯU VÀ KHÔNG ĐẶT DẪN LƯU TẠI BỆNH VIỆN K
Ngô Quốc Duy1,2, Phạm Văn Hoàn2
1 Bệnh viện K Trung Ương
2 Bộ môn Ung thư – Trường Đại học Y hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: So sánh kết quả phẫu thuật u tuyến giáp có đặt dẫn lưu và không đặt dẫn lưu tại bệnh viện K giai đoạn từ năm 2019 đến 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, trên các bệnh nhân u tuyến giáp được phẫu thuật có đặt dẫn lưu và không đặt dẫn lưu tại bệnh viện K từ T1/2019-T8/2021. Đánh giá mức độ đau sau phẫu thuật, thời gian nằm viện và theo dõi các biến chứng sau phẫu thuật. Kết quả: 204 bệnh nhân phẫu thuật tuyến giáp được chia làm hai nhóm (102 BN có đặt và 102 BN không đặt dẫn lưu) có đặc điểm lâm sàng và phương pháp phẫu thuật tương đồng. Không có sự khác biệt về các biến chứng sau mổ như tụ dịch, tụ máu, chảy máu sau mổ, suy cận giáp, khàn tiếng ở hai nhóm có đặt và không đặt dẫn lưu. Thời gian nằm viện trung bình ở nhóm không dẫn lưu là 4.9±0.86 (ngày) ngắn hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm đặt dẫn lưu là 5.64±1.03 (ngày), p<0.001. Mức độ hài lòng sau phẫu thuật ở nhóm bệnh nhân không dẫn lưu cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm dẫn lưu với p=0.008. Kết luận: Phẫu thuật tuyến giáp không đặt dẫn lưu là một phương pháp an toàn và giúp giảm thời gian nằm viện, tăng mức độ hài lòng của bệnh nhân,
U tuyến giáp là bệnh hay gặp nhất trong số các khối u của tuyến nội tiết. Bệnh gặp chủ yếu ở nữ giới với tỷ lệ nữ/nam là 3/1, người lớn thường gặp hơn trẻ em. Bệnh bao gồm u tuyến giáp lành tính và ung thư tuyến giáp, trong đó u tuyến lành tính chiếm phần lớn với trên 95% các trường hợp. Theo GLOBOCAN 2018, Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tỉ lệ mắc ung thư tuyến giáp cao, đứng hàng thứ 9 cả hai giới và đứng thứ 6 ở nữ giới1. Phẫu thuật hiện nay vẫn phương pháp điều trị chính trong bệnh lý ung thư tuyến giáp và giữ vai trò quan trọng trong các bệnh lý u tuyến giáp lành tính. Trước đây, nhằm mục đích thuận tiện cho việc theo dõi các biến chứng sau mổ, phẫu thuật viên thường ưu tiên việc đặt dẫn lưu sau phẫu thuật tuyến giáp2,3. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây chỉ ra đặt dẫn lưu so với không đặt dẫn lưu không làm giảm tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật; đồng thời, việc đặt dẫn lưu sau mổ vừa làm bệnh nhân tăng cảm giác khó chịu cũng như kéo dài thời gian nằm viện vừa tăng chi phí cho điều trị3,4. Tại bệnh viện K phẫu thuật tuyến giáp không đặt dẫn lưu đã được triển khai trong những năm gần đây, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về kết quả của phương pháp này. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “So sánh kết quả phẫu thuật u tuyến giáp có đặt và không đặt dẫn lưu tại bệnh viện K”.
SO SÁNH KẾT QUẢ PHẪU THUẬT U TUYẾN GIÁP CÓ ĐẶT DẪN LƯU VÀ KHÔNG ĐẶT DẪN LƯU TẠI BỆNH VIỆN K