SO SÁNH KẾT QUẢ SAU ĐẶT STENT ỐNG ĐỘNG MẠCH CÓ VÀ KHÔNG PHỦ THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN TIM BẨM SINH TUẦN HOÀN PHỔI PHỤ THUỘC ỐNG ĐỘNG MẠCH TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

SO SÁNH KẾT QUẢ SAU ĐẶT STENT ỐNG ĐỘNG MẠCH CÓ VÀ KHÔNG PHỦ THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN TIM BẨM SINH TUẦN HOÀN PHỔI PHỤ THUỘC ỐNG ĐỘNG MẠCH TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

SO SÁNH KẾT QUẢ SAU ĐẶT STENT ỐNG ĐỘNG MẠCH CÓ VÀ KHÔNG PHỦ THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN TIM BẨM SINH TUẦN HOÀN PHỔI PHỤ THUỘC ỐNG ĐỘNG MẠCH TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Hoàng Quốc Tưởng1, Vũ Minh Phúc1, Nguyễn Minh Trí Việt2
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam so sánh kết quả đặt stent ống động mạch có và không phủ thuốc trên bệnh nhân tim bẩm sinh tuần hoàn phổi phụ thuộc ống động mạch (TBS THPPTÔĐM) ở trẻ em.

Mục tiêu: So sánh kích thước mạch máu phổi, tỉ lệ tử vong, tắc và tái hẹp stent ống động mạch (ÔĐM) sau can thiệp ≥3 tháng giữa hai nhóm stent có và không phủ thuốc trên bệnh TBS THPPTÔĐM.

Đối tượng và phương pháp nghiện cứu: nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu trong thời gian từ tháng 01 – 2017 đến 04 – 2020 có 102 ca thoả tiêu chí trong nghiên cứu của chúng tôi.

Kết quả: sau ≥3 tháng, chỉ số NAKATA và Mc Goon trung bình ở 2 nhóm đặt stent không có sự khác biệt. Tỉ lệ tử vong ở nhóm đặt stent có và không phủ thuốc lần lượt là 5,8% và 4,8%. Tỉ lệ tắc stent ở nhóm đặt stent có và không phủ thuốc lần lượt là 0% và 1,5%. Tỉ lệ tái hẹp sau ≥3 tháng ở ở nhóm đặt stent có và không phủ thuốc lần lượt là 67,6% và 70,5%. Nhóm stent không phủ thuốc xu hướng tái hẹp sớm ở thời điểm 3 – 6 tháng chiếm 51,5% so với nhóm được đặt stent có phủ thuốc là 23,5% ở cùng thời điểm.

Kết luận: Nhóm đặt stent không phủ thuốc có xu hướng tái hẹp sớm ở thời điểm 3 – 6 tháng nhiều hơn nhóm được đặt stent có phủ thuốc.

Tim bẩm sinh (TBS) là những dị tật cơ tim, các buồng tim, van tim, vách tim hay mạch máu lớn xuất hiện từ trong bào thai và tồn tại sau khi sinh. Theo tổ chức y tế thế giới tỉ lệ mắc là 0,5- 0,8%, không khác biệt về giới, màu da và chủng tộc. Trong đó các TBS nặng cần phải can thiệp bằng phẫu thuật hoặc thông tim chiếm 25% trong tổng số bệnh nhân có tim bẩm sinh(1). Trước đây, các bệnh tim phức tạp nhập viện trong giai đoạn sơ sinh gần như không thể chữa khỏi hoặc để lại di chứng rất nặng nề. Tuy nhiên, với những tiến bộ trong việc chẩn đoán tiền sản, các phương pháp điều trị cũng như chăm sóc hậu phẫu, ngày nay nhiều bệnh TBS nặng đã được điều trị hiệu quả trong giai đoạn sơ sinh.

https://thuvieny.com/khong-phu-thuoc-tren-benh-nhan-tim-bam-sinh-tuan-hoan-phoi-phu-thuoc-ong-dong-mach/

Leave a Comment