So sánh một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng Stevens – Johnson và hoại tử thượng bì nhiễm độc

So sánh một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng Stevens – Johnson và hoại tử thượng bì nhiễm độc

So sánh một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng Stevens – Johnson và hoại tử thượng bì nhiễm độc
Trần Thị Huyền, Vũ Huy Lượng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Hội chứng Stevens – Johnson (SJS) và hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN) là các phản ứng nặng, thường do thuốc, nguy cơ tử vong cao. Tuy được xếp vào cùng nhóm bệnh nhưng trên lâm sàng, SJS thường có biểu hiện nhẹ hơn. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này từ tháng 01/2018 tới tháng 10/2019 nhằm so sánh một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ huyết thanh granulysin, các cytokin của nhóm SJS và nhóm TEN. Kết quả cho thấy tỷ lệ viêm phế quản phổi ở nhóm TEN cao hơn nhóm SJS (p < 0,05); tỷ lệ thương tổn niêm mạc miệng ở nhóm SJS cao hơn nhóm TEN (p < 0,05); tỷ lệ dị ứng do allopurinol ở nhóm SJS cao hơn nhóm SJS (p < 0,05); thời gian nằm viện của nhóm TEN cao hơn nhóm SJS (p < 0,01). Nồng độ IFN – γ của nhóm TEN cao hơn nhóm SJS (p < 0,001), còn nồng độ granulysin, TNF – α, IL – 2, IL – 4, IL – 5 và IL – 13 không có sự khác nhau giữa hai nhóm.

Hội  chứng  Stevens  –  Johnson  (Stevens  – Johnson syndrome, SJS) và hoại tử thượng bì nhiễm  độc  (toxic  epidermal  necrolysis,  TEN) là những phản ứng nặng, thường do thuốc, có biểu hiện ở da, niêm mạc, tuy ít gặp nhưng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh.1,2Trước đây, phân loại giữa SJS và TEN vẫn chưa thống nhất do cơ chế bệnh sinh chưa rõ ràng. Từ năm 1983, SJS được xem là đồng nghĩa với hồng ban đa dạng thể nặng, cả hai đều có thương tổn từ hai niêm mạc trở lên cùng với thương tổn da. Năm 1993 – 1994, Bastuji – Garin và Roujeau đề xuất sự khác nhau của hai  bệnh  dựa  trên  lâm  sàng  và  căn  nguyên gây bệnh. Ngày nay, hồng ban đa dạng được xem như là một bệnh riêng biệt, khác với SJS, với các đặc điểm lâm sàng, dịch tễ học và sinh  bệnh học đặc thù. Do có mối tương đồng về đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và sự bóc tách, hoại tử thượng bì nên SJS và TEN được xếp vào một nhóm bệnh,2 viết tắt là SJS/TEN. Dựa trên diện tích bóc tách thượng bì (bọng nước, trợt da), Bastuji – Garin phân loại phổ bệnh  SJS/TEN  thành  SJS,  overlap  SJS/TEN và TEN. Theo cách phân loại này, có ba dưới nhóm chính như sau:1 1) SJS với thương tổn bóc tách thượng bì dưới 10% diện tích cơ thể; 2)  Overlap  SJS/TEN  với  diện  tích  bóc  tách thượng bì từ 10 – 30%; 3) TEN với thương tổn bóc tách thượng bì trên 30%. Trên thực tế lâm sàng, chủ yếu chẩn đoán SJS và TEN, ít khi chẩn đoán overlap SJS/TEN.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment