Sức khoẻ tâm thần và một số yếu tố liên quan ở học sinh trung học phổ thông, trường Hồng Hà-Nguyễn Khuyến, Hà Nội năm 2016

Sức khoẻ tâm thần và một số yếu tố liên quan ở học sinh trung học phổ thông, trường Hồng Hà-Nguyễn Khuyến, Hà Nội năm 2016

Sức khoẻ tâm thần và một số yếu tố liên quan ở học sinh trung học phổ thông, trường Hồng Hà-Nguyễn Khuyến, Hà Nội năm 2016.Sức khoẻ gồm 3 thành phần là sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tâm thần và sức khoẻ xã hội. Sức khoẻ tâm thần có quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau với các thành phần khác. Sức khỏe tâm thần không chỉ là không bị mắc các rối loạn về tâm thần mà còn “là một trạng thái thoải mái, dễ chịu về tinh thần, không có các biểu hiện rối loạn về tâm thần, một trạng thái đảm bảo cho sự điều khiển hành vi, hoạt động phù hợp với môi truờng” [6].

Trên thế giới, ước tính có khoảng 54 triệu người mắc các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe tâm thần như tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc lưỡng cực và số người mắc các rối loạn tâm thần thông thường như rối loạn hành vi, trầm cảm, lo âu, stress còn cao hơn nhiều [41]. Một nửa trong số các vấn đề về sức khỏe tâm thần ở tuổi trưởng thành bắt đầu xuất hiện từ năm 14 tuổi, nhưng hầu hết các trường hợp đều không được phát hiện và điều trị kịp thời [42]. Tỉ lệ có vấn đề về sức khoẻ tâm thần trong nhóm trẻ em và vị thành niên chiếm khoảng 10 – 20% [42].
Các vấn đề về sức khỏe tâm thần đang ngày càng trở nên phổ biến ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo điều tra Quốc gia về Vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm 2009, có 73,1% vị thành niên và thanh niên Việt Nam từng có cảm giác buồn chán và 4,1% từng nghĩ đến tự tử [21], những con số này có sự tăng lên so với điều tra năm 2005 [14]. Một số nghiên cứu thực hiện tại Hà Nội trên đối tượng học sinh chỉ ra tỉ lệ có vấn đề về khỏe tâm thần ở học sinh nằm trong khoảng 10 – 20% [1], [2], [10], [24], [29]. Nghiên cứu tại Hà Nội ở 1.206 vị thành niên từ 10 – 16 tuổi năm 2006 cho thấy tỉ lệ có vấn đề về khỏe tâm thần là 19,46% [2]. Các nghiên cứu này đã chỉ ra các yếu tố liên quan đến vấn đề về khỏe tâm thần ở học sinh bao gồm: tuổi, giới, kỳ vọng của bản thân, hoàn cảnh gia đình, áp lực từ gia đình, chương trình học [2], [5], [8], [10], [18], [20], [21], [24], [25]. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu vấn đề khỏe tâm thần ở học sinh trung học phổ thông được thực hiện ở các trường công lập mà chưa đề cập nhiều đến trường ngoài công lập mặc dù các trường có thể có những đặc điểm khác nhau. Hiểu biết về thực trạng sức khoẻ tâm thần ở vị thành niên thường là bước đầu tiên trong việc2 xác định tầm quan trọng của vấn đề và việc xác định các yếu tố liên quan có thể góp phần xây dựng các chương trình can thiệp sớm nhằm giảm bớt gánh nặng bệnh tật.
Trường Hồng Hà – Nguyễn Khuyến là một trường ngoài công lập nằm trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Học sinh của trường chủ yếu là học sinh khối trung học phổ thông gồm 12 lớp với 352 học sinh. Theo khảo sát nhanh tại trường, một số em có tâm sự với cán bộ phụ trách y tế về việc mệt mỏi do học tập, mối quan hệ với gia đình, bạn bè hay nhưng thay đổi về sinh lý, nhận thức về giới tính dẫn đến tâm lý bối rối, hoang mang. Một số em học sinh cũng chia sẻ những áp lực trong học tập, khối lượng bài vở, học thêm khiến các em thấy mệt mỏi, học nhiều nhưng không tiếp thu được. Tính đến thời điểm này, chưa có một nghiên cứu nào về vấn đề sức khỏe tâm thần được thực hiện tại đây.
Với những lý do nêu trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu “Sức khoẻ tâm thần và một số yếu tố liên quan ở học sinh trung học phổ thông, trường Hồng Hà-Nguyễn Khuyến, Hà Nội năm 2016”.3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông, trường Hồng Hà – Nguyễn Khuyến, Hà Nội năm 2016.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần ở học sinh trung học phổ thông, trường Hồng Hà – Nguyễn Khuyến, Hà Nội năm 2016

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT………………………………………………………………………… vi
DANH MỤC BẢNG…………………………………………………………………………………… vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ……………………………………………………………………………….. ix
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………………………..x
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………….1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………………….3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………………….4
1.1. Các khái niệm cơ bản…………………………………………………………………………….4
1.1.1. Khái niệm về sức khỏe tâm thần ……………………………………………………….4
1.1.2. Các bảng phân loại sức khoẻ tâm thần……………………………………………….5
1.1.3. Khái niệm vị thành niên …………………………………………………………………..5
1.2. Sức khỏe tâm thần ở vị thành niên…………………………………………………………..6
1.2.1. Sức khỏe tâm thần ở vị thành niên trên thế giới ………………………………….6
1.2.2. Sức khỏe tâm thần ở vị thành niên tại Việt Nam …………………………………7
1.3. Hậu quả của vấn đề sức khoẻ tâm thần…………………………………………………….8
1.4. Các yếu tố liên quan đến sức khoẻ tâm thần ở vị thành niên……………………….9
1.4.1. Yếu tố cá nhân ………………………………………………………………………………..9
1.4.2. Yếu tố gia đình………………………………………………………………………………10
1.4.3. Yếu tố nhà trường ………………………………………………………………………….11
1.4.4. Yếu tố môi trường, xã hội……………………………………………………………….11
1.5. Một số thang đo nhằm phát hiện, đánh giá sức khoẻ tâm thần ở VTN ……….12
1.5.1. Bảng tự báo cáo của thiếu niên YSR ……………………………………………….12
1.5.2. Bảng kiểm hành vi trẻ em CBCL…………………………………………………….12iii
1.5.3. Bảng hỏi những điểm mạnh và khó khăn SDQ………………………………….13
1.6. Khung lý thuyết…………………………………………………………………………………..15
1.7. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu …………………………………………………………..17
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………………………..18
2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………….18
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu …………………………………………………………18
2.3. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………………………..18
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu…………………………………………………………….18
2.4.1. Phần định lượng ……………………………………………………………………………18
2.4.2. Phần định tính……………………………………………………………………………….19
2.5. Phương pháp thu thập số liệu………………………………………………………………..19
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu…………………………………………………………………19
2.5.2. Quá trình thu thập số liệu ……………………………………………………………….21
2.6. Các biến số nghiên cứu ………………………………………………………………………..22
2.6.1. Biến số định lượng ………………………………………………………………………..22
2.6.2. Chủ đề định tính ……………………………………………………………………………23
2.7. Xử lý và phân tích số liệu …………………………………………………………………….24
2.7.1. Số liệu định lượng………………………………………………………………………….24
2.7.2. Số liệu định tính…………………………………………………………………………….24
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ………………………………………………………….24
2.9. Hạn chế của đề tài nghiên cứu và cách khắc phục……………………………………25
2.9.1. Hạn chế của nghiên cứu………………………………………………………………….25
2.9.2. Cách khắc phục……………………………………………………………………………..25
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………26iv
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………26
3.1.1. Đặc điểm cá nhân…………………………………………………………………………..26
3.1.2. Đặc điểm gia đình………………………………………………………………………….30
3.1.3. Đặc điểm nhà trường ……………………………………………………………………..32
3.1.4. Đặc điểm môi trường xã hội ……………………………………………………………34
3.2. Mô tả thực trạng SKTT ở học sinh THPT ………………………………………………35
3.3. Xác định một số yếu tố liên quan tới SKTT ở đối tượng nghiên cứu………….40
3.3.1. Yếu tố cá nhân ………………………………………………………………………………40
3.3.2. Yếu tố gia đình………………………………………………………………………………46
3.3.3. Yếu tố nhà trường ………………………………………………………………………….50
3.3.4. Yếu tố môi trường, xã hội……………………………………………………………….55
3.4. Mô hình hôi quy đa biến ………………………………………………………………………57
Chương 4. BÀN LUẬN ………………………………………………………………………………..60
4.1. Thực trạng sức khoẻ tâm thần ở học sinh ……………………………………………….60
4.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng SKTT ở học sinh………………………….63
4.3.1. Yếu tố cá nhân ………………………………………………………………………………63
4.3.2. Yếu tố gia đình………………………………………………………………………………66
4.3.3. Yếu tố nhà trường ………………………………………………………………………….67
4.3.4. Yếu tố môi trường xã hội………………………………………………………………..69
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………………72
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………….73
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………………..74
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………………………………78
Phụ lục 1: Bảng biến số nghiên cứu………………………………………………………………..78v
Phụ lục 2: Bộ câu hỏi phát vấn……………………………………………………………………….89
Phụ lục 3: Hướng dẫn thảo luận nhóm học sinh ……………………………………………..102
Phụ lục 4: Hướng dẫn phỏng vấn sâu cán bộ phụ trách y tế……………………………..104
Phụ lục 5: Hướng dẫn phỏng vấn sâu Ban giám hiệu nhà trường ……………………..105
Phụ lục 6: Hướng dẫn phỏng vấn sâu giáo viên………………………………………………106
Phụ lục 7: Đánh giá độ tin cậy của thang đo SDQ-25 ……………………………………..10

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp một số nghiên cứu sử dụng thang đo SDQ-25……………..13
Bảng 2.1: Thang điểm đánh giá SKTT dựa trên thang đo SDQ-25……………………..21
Bảng 3.1: Thông tin chung của học sinh tham gia nghiên cứu……………………………26
Bảng 3.2: Mô tả đặc điểm học tập của học sinh tham gia nghiên cứu………………….27
Bảng 3.3: Mô tả tình trạng uống rượu bia của học sinh tham gia nghiên cứu……….28
Bảng 3.4: Mô tả tình trạng hút thuốc của học sinh tham gia nghiên cứu ……………..28
Bảng 3.5: Mô tả một số hành vi của học sinh tham gia nghiên cứu …………………….29
Bảng 3.6: Mô tả đặc điểm gia đình của học sinh tham gia nghiên cứu ………………..30
Bảng 3.7: Mô tả đặc điểm của bố mẹ của học sinh tham gia nghiên cứu……………..30
Bảng 3.8: Mô tả mối liên hệ với gia đình của học sinh ……………………………………..31
Bảng 3.9: Mô tả thông tin ở trường học của học sinh tham gia nghiên cứu………….32
Bảng 3.10: Mô tả mối quan hệ với bạn ở trường học của học sinh ……………………..33
Bảng 3.11: Mô tả đặc điểm nơi sinh sống của học sinh……………………………………..34
Bảng 3.12: Mô tả mối quan hệ xã hội của học sinh…………………………………………..34
Bảng 3.13: Mô tả chi tiết các nội dung trong thang đo SDQ-25 để đánh giá tình
trạng SKTT ở học sinh ………………………………………………………………………………….37
Bảng 3.14: Mô tả chi tiết các nội dung được hỏi trong thang đo SDQ-25 để đánh giá
vấn đề kỹ năng tiền xã hội ở học sinh……………………………………………………………..39
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa SKTT với đặc điểm cá nhân ……………………………..40
Bảng 3.16: Mối liên quan giữa SKTT và tình trạng học tập……………………………….41
Bảng 3.17: Mối liên quan giữa SKTT và thời gian tự học của học sinh ………………42
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa SKTT và tình trạng uống rượu, bia…………………….42
Bảng 3.19: Mối liên quan giữa SKTT và tình trạng hút thuốc ……………………………44
Bảng 3.20: Mối liên quan giữa SKTT và hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe………….44viii
Bảng 3.21: Mối liên quan giữa SKTT và tình trạng sức khỏe thể chất ………………..46
Bảng 3.22: Mối liên quan giữa SKTT và đặc điểm gia đình ………………………………46
Bảng 3.23: Mối liên quan giữa SKTT và đặc điểm bố mẹ học sinh…………………….47
Bảng 3.24: Mối liên quan giữa SKTT và mối liên hệ với gia đình………………………48
Bảng 3.25: Mối liên quan giữa SKTT và tần xuất cãi vã trong gia đình ………………49
Bảng 3.26: Mối liên quan giữa SKTT với yếu tố nhà trường……………………………..50
Bảng 3.27: Mối liên quan giữa SKTT với mối quan hệ bạn bè ở trường ……………..51
Bảng 3.28: Mối liên quan giữa SKTT và nơi sinh sống …………………………………….55
Bảng 3.29: Mối liên quan giữa SKTT và mối quan hệ xã hội …………………………….56
Bảng 3.30: Mối liên quan giữa SKTT và tham gia các câu lạc bộ ………………………56
Bảng 3.31: Mô hình hồi quy Logistic ……………………………………………………………..5

Leave a Comment