Suy thận cấp tính sau sửa chữa phình động mạch chủ bụng vỡ

Suy thận cấp tính sau sửa chữa phình động mạch chủ bụng vỡ

Suy thận cấp tính sau sửa chữa phình động mạch chủ bụng vỡ
Han Van Hoa, Nguyen Duy Tan, Dang Quang Huy
Hồi cứu các trường hợp sống 24 giờ sau sửa chữa vỡ PĐMCB tại Bệnh viện Chợ Rẫy thời gian từ ngày 1/1/2015 đến 31/12/2019. 65/85 trường hợp sống 24 giờ sau sửa chữa vỡ PĐMCB. Chủ yếu người trên 60 tuổi, hay gặp nhất độ tuổi 60 – 69 (47,7%). Nam gấp 3 lần nữ (49/16). Phẫu thuật mở chủ yếu 87,7%. Sốc có huyết áp dưới 80 mmHg chỉ 6 trường hợp. Phần lớn kẹp ĐMC dưới động mạch thận (73,7 %), trên động mạch thận 15 trường hợp. Suy thận cấp khi nhập viện 15 trường hợp, chủ yếu mức nhẹ (1 điểm). Sau sửa chữa, 38,5% (25/65) trường hợp suy thận, 14/25 trường hợp suy trung bình đến nặng (≥ 2 điểm), lọc máu 16 trường hợp. Các yếu tố vị trí kẹp ĐMC Creatinin, Hb khi nhập viện gây tổn thương thận (p< 0,05). Vị trí kẹp ĐMC tác động mạnh nhất và thuận chiều. Suy thận sau sữa chữa vỡ PĐMCB chiếm tỷ lệ cao hơn báo cáo bằng tỷ lệ lọc máu. Kẹp trên động mạch thận, Creatinin và Hb trước phẫu thuật là các yếu tố chủ đạo gây tổn thương thận.

Suy thận cấp tính là tình trạng tổn thương đột ngột cấu trúc và suy yếu chức năng thận. Các tác nhân có thể trước thận, tại thận và sau thận hoặc tình trạng nhiễm trùng huyết, thiếu máu cục bộ và nhiễm độc thận…Các tác nhân này có thể tồn tại cùng lúc làm phức tạp việc nhận biết và điều trị.1Đối  với  phình động  mạch  chủ  bụng (PĐMCB) vỡ, tình trạng giảm huyết áp đột ngột, hạ kali máu kéo dài, bệnh thận cấp và mạn tính trước đó cùng với rủi ro liên quan đến kẹp động mạch  chủ  trên  động  mạch  thận  hay  tải  lượng thuốc cản quang trong can thiệp nội mạch làm cho nguy cơ tổn thương thận và rối loạn đa cơ quan tăng lên. Tuy nhiên, cách báo cáo tỷ lệ và mức độ tổn thương thận sau khi sửa chữa PĐMCB chưa đồng thuận. Đối tượng các nghiên cứu hầu hết bao gồm cả phình chưa vỡ và vỡ. 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment