Tác dụng của bài thuốc “Kiện tỳ chỉ thống HV” trên mô hình viêm loét dạ dày – tá tràng bằng Cysteamin trên thực nghiệm

Tác dụng của bài thuốc “Kiện tỳ chỉ thống HV” trên mô hình viêm loét dạ dày – tá tràng bằng Cysteamin trên thực nghiệm

Tác dụng của bài thuốc “Kiện tỳ chỉ thống HV” trên mô hình viêm loét dạ dày – tá tràng bằng Cysteamin trên thực nghiệm
Phạm Thị Vân Anh1, Nguyễn Thanh Trung 2, Vũ Thị Phương Thảo 2, Phạm Quốc Bình2, Phạm Thủy Phương2, Mai Phương Thanh1, Đặng Thị Thu Hiên1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tác dụng dự phòng loét dạ dày – tá tràng của bài thuốc “Kiện tỳ chỉ thống HV” (KTHV) trên mô hình động vật thực nghiệm gây viêm loét dạ dày- tá tràng bằng cysteamin. Chuột cống trắng được chia thành 5 lô: lô 1 (chứng sinh học) và lô 2 (mô hình), lô 3 (ranitidin 50 mg/kg), lô 4 (KTHV liều 15g/kg) và lô 5 (KTHV liều 30 g/kg). Chuột ở các lô được uống nước cất, thuốc và mẫu thử liên tục trong thời gian 7 ngày. Vào ngày thứ 7, chuột được uống cysteamin liều 400 mg/kg. Đánh giá tỷ lệ chuột có viêm loét dạ dày-tá tràng, chỉ số loét trung bình, khả năng ức chế loét, hình ảnh đại thể và vi thể dạ dày – tá tràng khi kết thúc thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy cysteamin gây loét dạ dày tá tràng ở 100% chuột của lô mô hình. KTHV cả 2 mức liều làm giảm số chuột bị loét, số ổ loét trung bình và chỉ số loét. Mức độ tổn thương đại thể và vi thể dạ dày và tá tràng cải thiện hơn so với lô mô hình. KTHV liều 30 g/kg có tác dụng cải thiện tình trạng loét dạ dày tá tràng tốt hơn KTHV liều 15 g/kg. Như vậy, bài thuốc “Kiện tỳ chỉ thống HV” có tác dụng bảo vệ dạ dày tá tràng do cysteamin gây ra trên động vật thực nghiệm.

Viêm loét dạ dày tá tràng (VLDD-TT) là hậu quả của sự mất cân bằng giữa các yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ niêm mạc, trong đó acid-pepsin  và  vi  khuẩn  Helicobacter  Pylori  đóng vai trò quan trọng.¹ Nếu không được điều trị kịp thời, VLDD-TT có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như thủng ổ loét, xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị. Các thuốc điều trị VLDD-TT gồm thuốc ức chế bơm proton (Proton pump inhibitors-PPIs), kháng histamin H2, thuốc trung hòa  acid  dịch  vị,  prostaglandin…  Đây  là  các thuốc có hiệu quả điều trị tốt, tuy nhiên bệnh nhân dễ bị tái phát, chi phí điều trị cao, có nhiều tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc kéo dài. Hiện nay, nghiên cứu phát triển thuốc có nguồn gốc dược liệu đang là một hướng đi mới trong điều trị loét dạ dày – tá tràng.²  “Kiện tỳ chỉ thống HV” (KTHV) gồm 12 vị  dược liệu, được xây dựng dựa trên bài thuốc nghiệm phương “Kiện tỳ hành khí chỉ tả thang” trích trong “Nam Y  nghiệm  phương”  của  tác  giả  Nguyễn  Đức Đoàn. Một số vị dược liệu đơn lẻ đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới khảo sát thấy có tác dụng điều trị viêm loét dạ dày-tá tràng.3-5 Tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác dụng điều trị VLDD-TT khi kết hợp các vị dược liệu này với nhau.

https://thuvieny.com/tac-dung-cua-bai-thuoc-kien-ty-chi-thong-hv-tren-mo-hinh-viem-loet-da-day-ta-trang/

Leave a Comment