Tan máu cấp do Ceftriaxone: Biến chứng nặng đe dọa tính mạng

Tan máu cấp do Ceftriaxone: Biến chứng nặng đe dọa tính mạng

Tan máu cấp do Ceftriaxone: Biến chứng nặng đe dọa tính mạng
Mai Thành Công, Bùi Thị Tho, Nguyễn Thị Diệu Thúy
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tan máu miễn dịch liên quan đến thuốc (DIIHA) là một biến chứng hiếm gặp và thường dễ bị bỏ sót chẩn đoán. Thực tế, đây lại là biến chứng nghiêm trọng, có thể gây suy tạng, thậm chí tử vong. Gần đây, ceftriaxone được ghi nhận là một trong những thuốc thường gặp nhất gây DIIHA. Chúng tôi báo cáo một trường hợp trẻ nam 19 tháng tuổi được chẩn đoán viêm phổi và điều trị bằng ceftriaxone tĩnh mạch 2 lần/ngày tại bệnh viện địa phương. Sau tiêm ceftriaxone 5 ngày, trẻ đột ngột xuất hiện tình trạng mạch nhanh, nhợt và tiểu đỏ sẫm; được xử trí theo phác đồ sốc phản vệ và chuyển bệnh viện Nhi Trung ương. Trẻ được chẩn đoán mắc tan máu miễn dịch liên quan đến ceftriaxone, ngừng sử dụng ceftriaxone và điều trị thành công bằng immunoglobulin tĩnh mạch. Tan máu miễn dịch liên quan đến ceftriaxone hiếm gặp nhưng có thể gây tổn thương đa cơ quan, đe dọa tính mạng. Các bác sĩ lâm sàng cần nhận biết biến chứng này để chẩn đoán sớm và chính xác, ngừng ngay thuốc tránh gây ra hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân.

Tan máu miễn dịch liên quan đến thuốc (DI-IHA: Drug induced immune hemolytic anemia) là một biến chứng hiếm gặp khi sử dụng thuốc, với tỉ lệ mắc mới ước tính khoảng 1/1000000 ca/năm.1 Tuy nhiên, trong thực tế tỉ lệ này có thể cao hơn do bị bỏ sót chẩn đoán.Số loại thuốc được báo cáo gây ra DIIHA tăng lên trong những thập kỉ gần đây kể từ báo cáo đầu tiên vào đầu những năm 1950. Cho đến nay có hơn 130 loại thuốc được báo cáo gây ra DIIHA,2 phổ biến là kháng sinh, thuốc chống viêm và hoạt chất nhóm platinum. Trong số các kháng sinh gây ra DIIHA, nhóm cephalosporin thế hệ 2, 3 và nhóm penicillin là hay gặp nhất.1,3Tan máu do thuốc có thể do độc tính của thuốc  gây  phá  hủy  trực  tiếp  hồng  cầu  (như ribavirin) hoặc DIIHA do phản ứng miễn dịch liên quan đến thuốc gây ra tan máu. Các kháng thể liên quan đến DIIHA được phân thành hai nhóm chính: (1) kháng thể không phụ thuộc thuốc  (drug-independent  antibodies)  là  loại kháng  thể  có  thể  gắn  với  hồng  cầu  in  vitro mà không cần sự có mặt của thuốc, đây là tự kháng thể trực tiếp với cấu trúc màng hồng cầu  là  chủ  yếu,  thuốc  chỉ  là  một  phần  nhỏ không đáng kể trong vị trí gắn; (2) kháng thể phụ thuộc thuốc (drug-dependent antibodies) là loại kháng thể chỉ gắn với hồng cầu in vitro khi có thuốc, do kháng thể kháng lại cấu trúc phân tử của thuốc hoặc cấu trúc tạo bởi thuốc kết hợp với màng hồng cầu.1,2,4 Loại kháng thể phụ thuộc thuốc thường gặp hơn trong DIIHA, tuy nhiên cả hai loại kháng thể này đều có thể được tạo ra đồng thời ở một cá thể trong cùng một phản ứng với thuốc.

Tan máu cấp do Ceftriaxone: Biến chứng nặng đe dọa tính mạng

Leave a Comment