Tần suất của ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ở bệnh nhân tăng huyết áp và hiệu quả của điều trị bằng CPAP lên huyết áp

Tần suất của ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ở bệnh nhân tăng huyết áp và hiệu quả của điều trị bằng CPAP lên huyết áp

Tần suất của ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ở bệnh nhân tăng huyết áp và hiệu quả của điều trị bằng CPAP lên huyết áp.Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề sức khỏe cộng đồng toàn cầu với hơn 1,3 tỷ người mắc bệnh [23]. Tần suất THA tại Anh [150], Mỹ [61] và Trung Quốc [169] lần lượt là 24%; 33% và 33,5%. Tại Việt Nam, thống kê năm 2015 của Hội tim mạch học quốc gia Việt Nam ở người từ 25 tuổi trở lên cho thấy tỷ lệ THA rất cao, vào khoảng 47,3% [11]. Hơn nữa, theo Tổ chức y tế thế giới, THA và các biến chứng của nó là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu [168], với 17,3 triệu ca tử vong hàng năm [109].

Ngoài tần suất mắc bệnh và tử vong cao, chi phí y tế liên quan đến THA cũng là vấn đề cần quan tâm. Tại Canada, chi phí y tế của THA chiếm 10,2% ngân sách y tế [33]. Tại Mỹ, chi phí y tế hàng năm của THA ngày càng cao, khoảng 87 triệu đô la vào những năm 1999 – 2000 [42] và hiện nay là 131 tỷ đô la [48]. Chi phí chăm sóc sức khỏe hàng năm của bệnh nhân THA tại Mỹ cao hơn người không bị THA là 2.000 đô la [48]. Ở bệnh nhân không kiểm soát tốt huyết áp, chi phí y tế còn cao hơn hai đến ba lần [19], do tăng chi phí liên quan đến các can thiệp hoặc phẫu thuật tim mạch và chi phí điều trị các biến chứng thận hoặc thần kinh của THA [19]. Vì vậy, tìm và điều trị nguyên nhân hoặc các yếu tố thúc đẩy của THA nhằm góp phần kiểm soát tốt huyết áp là cần thiết.
Mặc dù có nhiều tiến bộ về chẩn đoán và điều trị THA trong những năm gần đây nhưng dưới 50% bệnh nhân được kiểm soát tốt huyết áp [42], chủ yếu là do chưa kiểm soát tốt các bệnh đồng mắc. Ngưng thở khi ngủ như là bệnh đồng mắc điều trị được hàng đầu của THA đã được đề cập trong “Khuyến cáo lần 7 của Liên Ủy ban quốc gia về phòng ngừa, phát hiện, đánh giá và điều trị tăng huyết áp” [32]. Khoảng 35% – 84% [9] [68] người bệnh THA có ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (NTKNDTN). Hội chứng này được đặc trưng bởi những đợt ngưng thở hoặc giảm thở kéo dài từ 10 giây trở lên,2 lặp đi lặp lại trong lúc ngủ mặc dù các cơ hô hấp đã gắng sức [108]. Từ đó, làm giảm phân áp oxy và tăng phân áp carbonic trong máu động mạch; giảm áp lực trong lồng ngực quá mức để chống lại tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp trên và gây ra nhiều đợt vi thức giấc thường xuyên trong lúc ngủ. Tất cả các yếu tố này lại góp phần gây THA hoặc làm nặng thêm tình trạng THA có sẵn thông qua nhiều cơ chế khác nhau như tăng hoạt hệ thần kinh giao cảm [38] [56]; tăng phản ứng viêm toàn thân [58] [138]; mất cân bằng oxy hóa [89] và tăng áp lực xuyên thành mạch [79]… Hơn nữa, NTKNDTN và THA tạo thành vòng luẩn quẩn mà nguy cơ bị đột quỵ tăng cao và tiên lượng xấu hơn khi kết hợp cả NTKNDTN và THA trên cùng một người bệnh [108]. Do đó, vấn đề NTKNDTN ở người bệnh THA cần được quan tâm.
Để kiểm soát tốt huyết áp ở bệnh nhân THA và NTKNDTN, chỉ điều trị bằng thuốc hạ áp theo các hướng dẫn hiện tại là chưa đủ và có thể đưa đến THA kháng trị [31] [131], mà cần phải điều trị tốt cả bệnh đồng mắc là NTKNDTN [32] [104].
Trên thế giới, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và tăng huyết áp rất được quan tâm với nhiều nghiên cứu về các vấn đề này [26] [68] [98] [152]. Tại Việt Nam, hiện tại, có hai nghiên cứu [9] [157] sử dụng đa ký giấc ngủ để tìm tần suất NTKNDTN ở bệnh nhân THA và một nghiên cứu các trường hợp bệnh [166] khảo sát hiệu quả của CPAP lên huyết áp. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Tần suất của ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ở bệnh nhân tăng huyết áp và hiệu quả của điều trị bằng CPAP lên huyết áp” để có thể góp thêm thông tin dịch tễ học về tần suất NTKNDTN ở người bệnh THA và hiệu quả của điều trị bằng CPAP lên huyết áp ở người bệnh THA và NTKNDTN tại Việt Nam.3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tần suất ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ở bệnh nhân tăng huyết áp kèm buồn ngủ ban ngày quá mức.
2. Khảo sát mối liên quan giữa ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn với các đặc điểm dân số học, nhân trắc học và lâm sàng ở bệnh nhân tăng huyết áp kèm buồn ngủ ban ngày quá mức.
3. Khảo sát hiệu quả điều trị bằng thông khí áp lực dương liên tục (CPAP) lên huyết áp sau 12 tháng ở bệnh nhân tăng huyết áp và ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn

MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt iv
Danh mục đối chiếu thuật ngữ Anh – Việt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình, biểu đồ, sơ đồ ix
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 4
1.1. Tổng quan về ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn 4
1.2. Mối liên quan giữa ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và tăng
huyết áp
21
1.3. Các nghiên cứu trên thế giới và trong nước có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu
30
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.1. Thiết kế nghiên cứu 41
2.2. Đối tượng nghiên cứu 41
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 41
2.4. Cỡ mẫu của nghiên cứu 42
2.5. Xác định các biến số độc lập và phụ thuộc 45
2.6. Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu 47
2.7. Quy trình thực hiện nghiên cứu 56
2.8. Phương pháp phân tích dữ liệu 65
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu 66
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 68
3.1. Tần suất ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ở bệnh nhân tăng
huyết áp kèm buồn ngủ ban ngày quá mức
70
3.2. Mối liên quan giữa ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn với các đặc
điểm dân số học, nhân trắc học và lâm sàng ở bệnh nhân tăng huyết
áp kèm buồn ngủ ban ngày quá mức
79iii
3.3. Hiệu quả điều trị bằng thông khí áp lực dương liên tục (CPAP)
lên huyết áp sau 12 tháng ở bệnh nhân tăng huyết áp và ngưng thở
khi ngủ do tắc nghẽn
85
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 106
4.1. Tần suất ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ở bệnh nhân tăng
huyết áp kèm buồn ngủ ban ngày quá mức
106
4.2. Mối liên quan giữa ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn với các đặc
điểm dân số học, nhân trắc học và lâm sàng ở bệnh nhân tăng huyết
áp kèm buồn ngủ ban ngày quá mức
115
4.3. Hiệu quả điều trị bằng thông khí áp lực dương liên tục (CPAP)
lên huyết áp sau 12 tháng ở bệnh nhân tăng huyết áp và ngưng thở
khi ngủ do tắc nghẽn
122
ĐIỂM MẠNH VÀ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 143
KẾT LUẬN 144
KIẾN NGHỊ 146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bệnh án nghiên cứu
Bệnh án tái khám
Phụ lục 2: Thông tin về nghiên cứu và Giấy chấp thuận tham gia nghiên
cứu.
Phụ lục 3: Hình ảnh kết quả đa ký giấc ngủ, hiệu quả CPAP lên AHI và kết
quả theo dõi huyết áp liên tục 24 giờ ở nhóm CPAP
Hình ảnh kết quả đa ký giấc ngủ và kết quả theo dõi huyết áp
liên tục 24 giờ ở nhóm Không CPAP
Phụ lục 4: Danh sách bệnh nhân nghiên cứu
Chấp thuận (cho phép) của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y
sinh học Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
1. Nguyễn Ngọc Phương Thư, Hoàng Quốc Hòa (2018), “Tần suất ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ở bệnh nhân tăng huyết áp kèm buồn ngủ ban ngày”, Tạp chí y học Việt Nam, tập 472, Tháng 11, Số 2, tr 47-51.
2. Nguyễn Ngọc Phương Thư, Hoàng Quốc Hòa (2018), “Hiệu quả của thông khí áp lực dương liên tục (CPAP) lên huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp và ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn”, Tạp chí y học Việt Nam, tập 472, Tháng 11, Số 2, tr 82-87.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment