Tăng áp lực ổ bụng trong sốt xuất huyết Dengue nặng

Tăng áp lực ổ bụng trong sốt xuất huyết Dengue nặng

Tăng áp lực ổ bụng trong sốt xuất huyết Dengue nặng

PGS.TS Phạm Văn Quang ĐHYK Phạm Ngọc Thạch- Bệnh viện Nhi Đồng 1

DOWNLOAD BÀI GIẢNG TẠI ĐÂY : https://goo.gl/4Waaoj

Sốt xuất huyết Dengue nặng có tăng áp lực ổ bụng gây suy hô hấp và nhiều biến chứng, nguy cơ tử vong cao. Mục tiêu nghiên cứu nhằm khảo sát hiệu quả của chọc dò ổ bụng giải áp dựa trên áp lực bàng quang trong xử trí tăng áp lực ổ bụng trên bệnh nhi sốc SXH Dengue.

Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả và phân tích tại khoa Hồi sức, bệnh viện Nhi Đồng 1 trên 99 bệnh nhi sốc sốt xuất huyết Dengue có tăng áp lực ổ bụng được chọc dò ổ bụng giải áp. Các yếu tố khảo sát hiệu quả của chọc dò ổ bụng giải áp được ghi nhận: tri giác, mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2, khí máu động mạch, vòng bụng, chức năng thận, lactate, áp lực bàng quang, áp lực tưới máu ổ bụng trước và sau dẫn lưu, lượng dịch dẫn lưu và các biến chứng.

Kết quả: Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số là trẻ nhỏ với tuổi trung bình 5,9 tuổi, bị sốt xuất huyết độ III-IV nặng với tổng lượng dịch truyền nhiều (trung bình 229ml/kg/32giờ). Trước khi chọc dò ổ bụng giải áp, các bệnh nhi đều trong tình trạng suy hô hấp nặng do tràn dịch màng bụng lượng nhiều kết hợp với tràn dịch màng phổi (23% được thở máy, 77% được thở NCPAP); 57,6% có tái sốc và 96% có đông máu nội mạch lan tỏa. Hầu hết các bệnh nhi có tăng áp lực ổ bụng nặng độ III và IV (99%), được chọc dò ổ bụng giải áp ở ngày 5-6 của bệnh. Chúng tôi nhận thấy chọc dò ổ bụng giải áp cải thiện rõ rệt tình trạng huyết động học: giảm tần số mạch, tăng áp lực tưới máu ổ bụng (p < 0,0001), giảm lactate máu (p < 0,05); cải thiện chức năng hô hấp: tăng SpO2, giảm tần số thở trên các bệnh nhi thở NCPAP, giảm áp lực đỉnh hít vào đối với bệnh nhi thở máy (p<0,0001); cải thiện chức năng thận: giảm urê máu, créatinin máu (p < 0,0001), cải thiện toan máu: tăng pH máu, tăng HCO3- (p < 0,05); và giảm chu vi vòng bụng (p < 0,0001). Sau khi chọc dò ổ bụng giải áp, trị số áp lực bàng quang giảm đáng kể, trung bình 19,8 cm H2O (so với trước chọc dò là 36,6 cmH2O; p < 0,0001); mức độ nặng của tăng áp lực ổ bụng giảm, chỉ còn 9% tăng áp lực ổ bụng độ III (so với trước khi chọc dò, 99% tăng áp lực ổ bụng nặng độ III và IV; p < 0,0001). Lượng dịch ổ bụng dẫn lưu khá nhiều, trung bình 50 ml/kg. Đối với nhóm bệnh nhi thở NCPAP, tỉ lệ phải đặt nội khí quản giúp thở trong vòng 6 giờ sau khi chọc ổ bụng giải áp chỉ là 13,2%; có đến hơn 70% bệnh nhi không cần đặt nội khí quản giúp thở.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment