TĂNG HUYẾT ÁP TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐIỀU TRỊ VỚI ỨC CHẾ VEGF: TỔNG QUAN Y VĂN TỪ SINH HỌC PHÂN TỬ ĐẾN THỰC HÀNH LÂM SÀNG

TĂNG HUYẾT ÁP TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐIỀU TRỊ VỚI ỨC CHẾ VEGF: TỔNG QUAN Y VĂN TỪ SINH HỌC PHÂN TỬ ĐẾN THỰC HÀNH LÂM SÀNG

TĂNG HUYẾT ÁP TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐIỀU TRỊ VỚI ỨC CHẾ VEGF: TỔNG QUAN Y VĂN TỪ SINH HỌC PHÂN TỬ ĐẾN THỰC HÀNH LÂM SÀNG
NGUYỄN HOANG PHÚ1, VO THỊ NGỌC ĐIỆP2, NGUYỄN HOANG QUÝ3
TÓM TẮT
Kể từ khi các liệu pháp nhắm trúng đích được chấp thuận trong điều trị ung thư, thì việc kiểm soát các độc tính đi kèm là một trong những vấn đề luôn được đặt ra cho các nhà lâm sàng. Tăng huyết áp là một trong những độc tính hay gặp trên bệnh nhân ung thư điều trị với đích nhắm phân tử yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF: vascular endothelial growth factor) với xấp xỉ khoảng từ 20% – 30%. Kiểm soát bệnh về phương diện ung bướu học cũng như ổn định huyết áp là chiến lược điều trị tối ưu trong thực hành lâm sàng. Trong bài tổng quan này, chúng tôi sẽ tổng hợp y văn cơ chế sinh bệnh tăng huyết áp ở góc độ phân tử, cũng như cập nhật các xử trí trong thực hành lâm sàng ở bệnh nhân tăng huyết áp do điều trị ức chế tăng sinh mạch.

Ức chế tăng sinh mạch thông qua đích nhắm dẫn truyền tín hiệu của yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF: vascular endothelial growth factor) đã cho thấy có hiệu quả trong điều trị nhiều loại ung thư khác nhau, đặc biệt là ung thư tế bào thận và ung thư đại trực tràng, ung thư buồng trứng. Năm 2004, FDA đã chấp thuận sử dụng bevacizumab với đích nhắm vào các phân tử VEGFA lưu thông trong máu. Trong những năm sau đó 2005 và 2006, với sự chấp thuận của FDA sử dụng sorafenib và sunitinib với đích nhắm phân tử lên các thụ thể kinase của VEGF trên bề mặt màng tế bào.
Bên cạnh việc mang lại lợi ích cho bệnh nhân ung thư, làm tăng thời gian sống còn không bệnh tiến triển và sống còn toàn bộ, thì độc tính do điều trị là một trong những yếu tố chính làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị của bệnh nhân. Biến cố tim mạch là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất với khoảng từ 4% đối với bệnh nhân sử dụng bevacizumab và 8% với nhóm bệnh nhân sử dụng ức chế thụ thể VEGF. Trong biến cố tim mạch do điều trị ức chế VEGF gây ra, thì tăng huyết áp là độc tính thường gặp chiếm khoảng 20 – 30%[1].
Điều trị tăng huyết áp trong nhóm bệnh lý ung thư có sử dụng thuốc ức chế tăng sinh mạch máu luôn được đặt ra, nhằm mục đích phát huy tối đa tác dụng của thuốc nhắm trúng đích, đồng thời hạn chế tổn thương tim mạch do tăng huyết áp thứ phát gây ra. Tuy nhiên, nhiều nhà lâm sàng quan ngại, khi điều trị thuốc chống tăng huyết áp sẽ làm giảm đi tác dụng nhắm phân tử đích của ức chế VEGF. Trong bài tổng quan này, chúng tôi sẽ trình bày khu trú về tình trạng tăng huyết áp trên nhóm bệnh nhân có sử dụng ức chế VEGF thông qua tổng hợp y văn trên thế giới trên cơ sở hiểu biết về đặc điểm sinh học phân tử, và ứng dụng trong thực hành lâm sàng[

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment