Đánh giá phương pháp ước tính kích cỡ một số quần thể nguy cơ cao lây nhiễm HIV tại thành phố Cần Thơ

Đánh giá phương pháp ước tính kích cỡ một số quần thể nguy cơ cao lây nhiễm HIV tại thành phố Cần Thơ

Luận án: Đánh giá phương pháp ước tính kích cỡ một số quần thể nguy cơ cao lây nhiễm HIV tại thành phố Cần Thơ.Đo lường được và hiểu được mức độ tác động của dịch HIV đang cho thấy có rất nhiều khó khăn thách thức. Nếu không có các phương pháp đo lường và ước tính phạm vi ảnh hưởng và tác động của HIV, một quốc gia nói chung và các tỉnh nói riêng không thểthực hiện được các hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Có thông tin về kích cỡ quần thể nguy cơ cao lây nhiễm HIV giúp cho các nhà nghiên cứu xây dựng được các mô hình ước tính và dự báo nhiễm HIV [108] và phân bố tỷ lệ mới nhiễm HIV [61]. Có số liệu về số lượng nhóm nguy cơcao, các nhà hoạch định chính sách có thể lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động can thiệp dự phòng, chăm sóc và điều trị cũng như đánh giá hiệu quảcủa các chương trình [50], [39], [111]. Đểthuyết phục các nhà tài trợ về vấn đề tồn tại và mức độ ảnh hưởng lớn của một nhóm nguy cơ cao nào đó, cần có ước tính tin cậy về kích cỡ của quần thể có nguy cơ đó, nhất là trong thời điểm mà ngân sách của các nhà tài trợ dành cho HIV/AIDS bắt đầu giảm, thì quần thể nguy cơ cao nào đó rất dễ bị bỏ qua nếu không có sốliệu hoặc thông tin không rõ ràng [66].

Ước tính kích cỡ quần thể nguy cơ cao cần thiết để đưa ra quyết định phân bổ nguồn lực và quản lýchương trình tốt hơn [66], [86]. Ví dụ tại một địa phương, sốliệu cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm nam bán dâm là 22%, trong khi ởnhóm phụnữbán dâm là 11%. Sốliệu ban đầu này có thể gợi ýrằng nguồn lực dành để đầu tưcho nhóm nam giới bán dâm ở địa phương này sẽcao gấp đôi so với nhóm phụnữbán dâm. Tuy nhiên nếu biết thêm rằng khu vực này có 5.000 nam giới bán dâm và 50.000 phụnữbán dâm, khi đó sốngười nhiễm HIV tương ứng là 1.100 và 5.500 người. Giảsửnếu sốkhách hàng trung bình của hai nhóm này nhưnhau, việc dành nhiều nguồn lực hơn cho chương trình can thiệp dự phòng cho nhóm phụnữbán dâm hơn nhóm nam giới bán dâm mới là hợp lý.

Đánh giá phương pháp ước tính kích cỡ một số quần thể nguy cơ cao lây nhiễm HIV tại thành phố Cần Thơ Các quần thể nguy cơ cao là thành phần quan trọng trong công tác giám sát HIV [2], [40]. Nhóm chuyên gia vềlĩnh vực giám sát HIV/AIDS của Tổchức Y tếThếgiới và Chương trình phòng, chống HIV/AIDS của Liên hợp quốc đã xác định 24 nhóm quần thể đặc biệt quan trọng trong giám sát HIV là: người bán dâm, khách hàng của người bán dâm, người nghiện chích ma túy và nam quan hệtình dục đồng giới [85], [71].Ởquốc gia có dịch HIV tập trung nhưViệt Nam, ước tính tỷlệhiện nhiễm HIV của dân sốchung phụthuộc rất nhiều vào thông tin vềcác nhóm quần thểcó nguy cơ cao, bao gồm nhóm nghiện chích ma túy và phụ nữ bán dâm. Một sốnghiên cứu lớn đang được tiến hành cho phép tính được tỷlệhiện nhiễm HIV cũng như hành vi nguy cơ của các nhóm này như giám sát trọng điểm HIV quốc gia, giám sát lồng ghép các chỉsốhành vi và sinh học HIV/STI. Tuy nhiên, câu hỏi có bao nhiêu người nghiện chích ma túy, bao nhiêu phụnữbán dâm tại mỗi tỉnh chưa được trảlời trong các nghiên cứu hiện nay. Việc lập kếhoạch cho các chương trình can thiệp dựphòng, chăm sóc và điều trịHIV/AIDS hiện nay chủyếu sửdụng sốliệu báo cáo từ các ban ngành hoặc từ các chương trình, dự án phòng, chống HIV/AIDS, những sốliệu mà kết quả ước tính có thểrất khác do mục đích thu thập sốliệu và định nghĩa vềcác nhóm quần thể rất khác nhau, hoặc độ bao phủ không đủrộng.Cần Thơ là một trong các tỉnh trọng điểm về HIV/AIDS, triển khai nhiều chương trình/dựán phòng chống HIV/AIDS và rất cần thông tin vềkích cỡquần thểnguy cơcao. Đây cũng là thành phốcó phạm vi địa lývừa phải, địa hình đồng bằng, sẵn có nhiều nguồn sốliệu, thuận lợi đểtriển khai và đánh giá các phương pháp.

Với nhu cầu cần thiết về kích cỡ quần thể nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm và lựa chọn các phương pháp áp dụng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá phương pháp ước tính kích cỡ một số quần thể nguy cơ cao lây nhiễm HIV tại thành phố Cần Thơ“.

Chuyên ngành: Dịch tễ học Mã số: 62.72.01.17
Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Anh Tuấn, Khóa đào tạo: 30
Họ và tên người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn
2. PGS. TS. Nguyễn Minh Sơn
Cơ sở đào tạo: Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………………………………………… i
LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………………………………….. ii
MỤC LỤC………………………………………………………………………………………………….iii
DANH MỤC VIẾT TẮT …………………………………………………………………………….. v
DANH MỤC BẢNG………………………………………………………………………………….. vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ………………………………………………………………………………. ix
DANH MỤC HÌNH…………………………………………………………………………………….. x
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………………….. 4
1.1. QUAN ĐIỂM VỀ ƯỚC TÍNH KÍCH CỠ QUẦN THỂ NGUY CƠ CAO …… 4
1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ƯỚC TÍNH KÍCH CỠ QUẦN THỂ……………………… 5
1.2.1. Các phương pháp thu thập số liệu từ quần thể NCC lây nhiễm HIV……… 5
1.2.2. Các phương pháp dựa vào số liệu thu thập từ quần thể dân số chung …. 18
1.3. ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ƯTKCQT NCC Ở VIỆT NAM ………. 27
1.3.1. Phương pháp nhận diện – nhận diện lại ………………………………………….. 28
1.3.2. Số liệu báo cáo của các ban ngành…………………………………………………. 28
1.3.3. Số liệu tiếp cận của các chương trình/dự án…………………………………….. 29
1.3.4. Sử dụng số liệu sẵn có…………………………………………………………………… 29
1.3.5. Ước tính dựa trên mô hình …………………………………………………………….. 30
1.4. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ HIV/AIDS VÀ NHÓM NCC Ở CẦN THƠ …….. 32
1.5. ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG………………………….. 34
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………………………. 38
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………… 38
2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………. 38
2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………….. 38
2.4. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU………………………………………………………………….. 38
2.5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ……………………………………………………………. 38
iv
2.6. NỘI DUNG VÀ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU …………………………………………. 51
2.7. SAI SỐ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC……………………………………………….. 52
2.8. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU…………………………………………………….. 53
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………… 55
3.1. KÍCH CỠ QUẦN THỂ NCMT VÀ PNBD Ở CẦN THƠ 2012-2013 ……….. 55
3.1.1. Kết quả của phương pháp số nhân………………………………………………….. 55
3.1.2. Kết quả của phương pháp tổng điều tra công an khu vực ………………….. 61
3.1.3. Kết quả của phương pháp nhận diện – nhận diện lại …………………………. 66
3.1.4. Kết quả từ các phương pháp bổ sung………………………………………………. 72
3.2. TÍNH TIN CẬY VÀ KHẢ THI CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP …………………. 75
3.2.1. Phương pháp số nhân……………………………………………………………………. 75
3.2.2. Phương pháp tổng điều tra công an khu vực ……………………………………. 77
3.2.3. Phương pháp nhận diện – nhận diện lại ………………………………………….. 78
3.2.4. Các phương pháp bổ sung……………………………………………………………… 89
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………………. 92
4.1. KÍCH CỠ QUẦN THỂ NCMT VÀ PNBD Ở CẦN THƠ 2012-2013 ……….. 92
4.1.1. Kết quả của phương pháp số nhân………………………………………………….. 92
4.1.2. Kết quả của phương pháp thu thập số liệu công an…………………………… 96
4.1.3. Kết quả của phương pháp nhận diện – nhận diện lại ……………………….. 101
4.1.4. Các phương pháp bổ sung……………………………………………………………. 105
4.2. TÍNH TIN CẬY VÀ KHẢ THI CỦA MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP …………. 108
4.2.1. Phương pháp số nhân………………………………………………………………….. 108
4.2.2. Phương pháp tổng điều tra công an khu vực ………………………………….. 110
4.2.3. Phương pháp nhận diện – nhận diện lại ………………………………………… 111
4.2.4. Phương pháp bổ sung………………………………………………………………….. 117
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………….. 119
KHUYẾN NGHỊ …………………………………………………………………………………….. 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. BộY tế(2006), Kết quả Chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉsốsinh học HIV/STI tại Việt Nam 2005-2006, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. BộY tế(2012), Thông tư 09/2012/TT-BYT ngày 24/5/2012 của BộY tếvềviệc hướng dẫn giám sát dịch tễhọc HIV/AIDS và giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
3. BộY tế(2015), Thông tư01/2015/TT-BYT vềviệc hướng dẫn tưvấn phòng, chống HIV/AIDS tại cơsởy tế.
4. BộY tế/BQL dựán Ngân hàng Thếgiới (2011), Báo cáo hoạt động dựán năm 2010.
5. BộY tế/BQL dựán Ngân hàng Thếgiới (2012), Báo cáo hoạt động dựán năm 2011.
6. Bộ Y tế/Cục phòng chống HIV/AIDS (2009), Ước tính và dự báo nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam năm 2007 – 2012,Hà Nội.
7. BộY tế/Cục phòng chống HIV/AIDS (2013), HIV/AIDS tại Việt Nam – Ước tính và dựbáo giai đoạn 2011 – 2015, Hà Nội.
8. BộY tế/Viện Vệsinh Dịch tễTrung ương (1994-2013), Kết quảGiám sát trọng điểm HIV/STI Quốc gia, Hà Nội.
9. BộY tế/Viện Vệsinh Dịch tễ Trung ương (2011), Báo cáo Giám sát lồng ghép một sốcâu hỏi hành vi vào Giám sát trọng điểm năm 2010, Hà Nội.
10. BộY tế/Viện Vệsinh Dịch tễTrung ương (2012), Báo cáo Giám sát lồng ghép một sốcâu hỏi hành vi vào Giám sát trọng điểm năm 2011, Hà Nội.
11. BộY tế/Viện Vệsinh Dịch tễTrung ương (2013), Báo cáo Giám sát lồng ghép một sốcâu hỏi hành vi vào Giám sát trọng điểm năm 2012, Hà Nội.
12. BộY tế/Viện Vệsinh Dịch tễTrung ương (2013), Kết quảGiám sát kết hợp hành vi và các chỉsốsinh học HIV/STI tại Việt Nam – vòng II năm 2009, Hà Nội.
13. BộY tế/Viện Vệsinh Dịch tễTrung ương (2014), Báo cáo Giám sát lồng ghép một sốcâu hỏi hành vi vào Giám sát trọng điểm năm 2013, Hà Nội.
14. BộY tế/Viện Vệsinh Dịch tễTrung ương (2014), Kết quảGiám sát kết hợp hành vi và các chỉsốsinh học HIV/STI tại Việt Nam – vòng III năm 2013, Báo cáo kết quảsơbộ, Hà Nội.
15. BQL dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS (2012), Báo cáo hoạt động dựán năm 2011.
16. BQL dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS (2013), Báo cáo hoạt động dựán năm 2012.
17. Chính phủ(2012), Nghị định số96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủquy định điều trịnghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
18. Chính phủ (2012), Quyết định số 1202/QĐ-TTg ngày 31/8/2012 của Thủtướng Chính phủvềviệc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012 – 2015.
19. Chính phủ(2013), Nghị định quy định chế độáp dụng biện pháp xửlýhành chính đưa vào cơsởcai nghiện bắt buộc, 221/2013/NĐ-CP.
20. Công an Thành phốCần Thơ(2011), Báo cáo sốliệu ma túy, mại dâm năm 2011.
21. Công an Thành phốCần Thơ(2012), Báo cáo sốliệu ma túy, mại dâm năm 2012.
22. Quốc hội (2000), Luật Phòng, chống ma túy, Luật số23/2000/QH10.
23. Quốc hội (2012), Luật xửlývi phạm hành chính, Số15/2012/QH13, Quốc hội.
24. Quốc hội (2012), Nghị quyết về việc thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, Số: 24/2012/QH13, Quốc hội.
25. SởY tế/Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Cần Thơ(2011), Kếhoạch hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thành phốCần Thơnăm 2012, Cần Thơ.
26. SởY tế/Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Cần Thơ(2012), Kếhoạch hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thành phốCần Thơnăm 2013, Cần Thơ.
27. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Cần Thơ(2012), Báo cáo hoạt động tiếp cận cộng đồng phòng, chống HIV/AIDS năm 2012.
28. Lê Anh Tuấn, Dương Công Thành và Nguyễn Anh Tuấn (2013), “Ước tính kích cỡ quần thể nghiện chích ma túy ở Điện Biên”, Tạp chí Y học Dựphòng. Tập XXIII(Số1(136)2013), tr. 44-48.
29. Lê Anh Tuấn và các cộng sự (2012), “Uớc tính kích cỡ quần thể nghiện chích ma túy ở Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học Thực hành(11(851)2012), tr. 127-130.
30. Lê Anh Tuấn và các cộng sự (2012), “Uớc tính sốlượng phụnữmại dâm ởThành phốHồChí Minh”, Tạp chí Y học Dựphòng. Tập XXII(8(135)2012), tr. 83-87.
31. Nguyễn Anh Tuấn và Lê Anh Tuấn (2012), “Sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm tình nguyện trên nhóm nghiện chích ma túy tại Cần Thơ”, Tạp chí Y học Dựphòng. XXII(2(129)2012), tr. 70-74.
32. Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS và tệnạn ma túy mại dâm (2010), Báo cáo tiến độphòng, chống AIDS Việt Nam năm 2010.
33. Viện Vệsinh Dịch tễTrung ương (2010), Kết quả đồng thuận phương pháp ước tính kích cỡquần thểnguy cơcao tại Việt Nam.
34. Viện Vệsinh Dịch tễTrung ương (2010), Kết qủa lập bản đồtụ điểm nhóm NCMT và PNBD ởCần Thơtrong giám sát lồng ghép các chỉsốhành vi và sinh học IBBS 2009

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment