THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI TỔN THƯƠNG DO VẬT SẮC NHỌN CỦA ĐIỀU DƯỠNG: MỘT NGHIÊN CỨU DỰA TRÊN MÔ HÌNH NIỀM TIN SỨC KHỎE

THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI TỔN THƯƠNG DO VẬT SẮC NHỌN CỦA ĐIỀU DƯỠNG: MỘT NGHIÊN CỨU DỰA TRÊN MÔ HÌNH NIỀM TIN SỨC KHỎE

THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI TỔN THƯƠNG DO VẬT SẮC NHỌN CỦA ĐIỀU DƯỠNG: MỘT NGHIÊN CỨU DỰA TRÊN MÔ HÌNH NIỀM TIN SỨC KHỎE
Mục tiêu: nhằm mô tả thái độ của điều dưỡng về tổn thương do vật sắc nhọn dựa theo mô hình niềm tin sức khỏe. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kếnghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện với 149 điều dưỡng viên chăm sóc người bệnh đang làm việc tại những khoa có tiếp xúc với vật sắc nhọn của Bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng. Thu thập số liệu bằng hình thức phỏng vấn dựa trên bộ câu hỏi tự điền.Kết quả: đa số điều dưỡng có thái độ tích cực đối với mức độ nghiêm trọng của tổn thương do vật sắc nhọn. Tỷ lệ điều dưỡng có thái độ tích cực với tính nhạy cảm của bệnh chiếm > 90% ở tất cả các nội dung.
Nhìn chung niềm tin của điều dưỡng đối với các biện pháp dự phòng là khá caochiếm > 75% ở tất cả các nội dung. Mặc dù vậy, ở một số nội dung tỷ lệ điều dưỡng có thái độ chưa tích cực chiếm trên 16% và một số yếu tố như quá tải công việc, thiếu nhân sự, thiếu dụng cụ an toàn, thiếu kiến thức được cho là rào cản. Kết luận: đa phần điều dưỡng đã có thái độ tích cực về tổn thương do vật sắc nhọn, dựa trên học thuyết “mô hình niềm tin sức khoẻ” có khả năng cao các điều dưỡng trong nghiên cứu này sẽ thực hiện các biện pháp dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn

THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI TỔN THƯƠNG DO VẬT SẮC NHỌN CỦA ĐIỀU DƯỠNG: MỘT NGHIÊN CỨU DỰA TRÊN MÔ HÌNH NIỀM TIN SỨC KHỎE

Leave a Comment