THANG ĐO NIỀM TIN SỨC KHỎE ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG KHẨU TRANG Y TẾ Ở NHÂN VIÊN Y TẾ TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THANG ĐO NIỀM TIN SỨC KHỎE ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG KHẨU TRANG Y TẾ Ở NHÂN VIÊN Y TẾ TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THANG ĐO NIỀM TIN SỨC KHỎE ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG KHẨU TRANG Y TẾ Ở NHÂN VIÊN Y TẾ TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Phạm Lê An1,2, Trần Ngọc Đăng2,3, Đỗ Thị Hoài Thương2, Nguyễn Thị Bé Phương3, Nguyễn Thị Minh Trang3, Nguyễn Trường Viên4, Nguyễn Thị Tường Vy5, Nguyễn Thị Thu Thảo2, Trần Trương Nhật Hạ4, Lê Trần Minh Thư4, Nguyễn Tấn Tiến6,7
1 Trung tâm Đào tạo Bác sĩ gia đình, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Trung tâm Hỗ trợ dự án và Đổi mới sáng tạo, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
3 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
4 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP. Hồ Chí Minh
5 Tạp chí MedPharmRes, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
6 Phòng thí nghiệm Trọng Điểm Quốc gia – Điều Khiển Số & Kỹ Thuật Hệ Thống (DCSELab), Đại học Bách Khoa – Ðại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
7 Đại học Bách Khoa – Ðại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Sử dụng khẩu trang y tế là một trong những biện pháp vật lý được xem là hiệu quả và được khuyến nghị sử dụng rộng rãi để phòng chống sự lây lan của Covid – 19. Với mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá tính tin cậy, tính giá trị của thang đo niềm tin sức khỏe đối với việc sử dụng khẩu trang y tế ở nhân viên y tế (NVYT). Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 204 NVYT tại 3 bệnh viện (BV) tuyến đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Tính tin cậy được đánh giá qua tính tin cậy nội bộ. Tính giá trị cấu trúc được phân tích bằng phân tích nhân tố khẳng định (CFA). Kết quả cho thấy hệ số Cronbach’s alpha là 0,84 cho thấy thang đo có tính tin cậy nội bộ tốt trong đo lường niềm tin sức khỏe trong về việc sử dụng khẩu trang y tế.

Vào tháng 12 năm 2019, một loại coronavirus mới (SARS-CoV-2) xuất hiện, làm bùng phát dịch hội chứng hô hấp cấp tính (COVID-19) ở người, tập trung ở Vũ Hán, Trung Quốc [1]. Một trong mười quốc gia đầu tiên bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, với trường hợp được xác  nhận đầu tiên  được  báo  cáo  vào  ngày  23  tháng  1  năm 2020,  Việt  Nam  được  đánh  giá  là  một  trong những quốc gia ứng phó thành công với đại dịch với  tổng  số  1.521  trường  hợp  nhiễm  và  35 trường hợp tử vong [2]. Đại dịch đã dẫn đến một chiến dịch y tế công cộng toàn cầu quy mô lớn để làm chậm sự lây lan của vi rút bằng cách tăng cường rửa tay, đeo khẩu trang nơi công cộng và giữ khoảng cách giữa các cá nhân [3]. Việc đeo khẩu trang từ lâu đã được coi là biện pháp phòng ngừa quan trọng đối với NVYT và cũng được khuyến cáo rộng rãi cho người dân trong cộng đồng [4]. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ khuyến nghị sửdụng khẩu trang trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe [5], và đeo khẩu trang đúng cách là yếu tố song song tác động đến việc phòng ngừa sự lây lan của nhiễm COVID-19. Sự khó chịu từ việc đeo khẩu trang trong thời gian dài được ghi nhận gây hạn chếđến việc tuân thủ việc đeo khẩu trang trên dân số nói chung và NVYT nói riêng [6].Ngày càng thấy rõ rằng khoa học hành vi rất quan trọng để có thể quản lý tối ưu đại dịch, và để hiểu và giải quyết các hiệntượng gây rối xã hội liên quan đến đại dịch như sự miễn cưỡng hoặc không tuân thủ theo các hướng dẫn y tế như  đeo  khẩu  trang.  Thái  độ  và  niềm  tin  của NVYT có thể liên quan đến việc sử dụng khẩu trang y tế để phòng ngừa bệnh COVID-19

THANG ĐO NIỀM TIN SỨC KHỎE ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG KHẨU TRANG Y TẾ Ở NHÂN VIÊN Y TẾ TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Leave a Comment