THAY ĐỔI HUYẾT ĐỘNG HỌC TRƯỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT VÁ THÔNG LIÊN THẤT Ở TRẺ CÂN NẶNG = 10 KG TẠI TRUNG TÂM TIM MẠCH, BỆNH VIỆN E

THAY ĐỔI HUYẾT ĐỘNG HỌC TRƯỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT VÁ THÔNG LIÊN THẤT Ở TRẺ CÂN NẶNG = 10 KG TẠI TRUNG TÂM TIM MẠCH, BỆNH VIỆN E

 Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 65 bệnh nhi (BN) có cân nặng ≤ 10 kg được khám, chẩn đoán, điều trị trước và sau phẫu thuật vá thông liên thất (TLT) từ tháng 4 – 2010 đến tháng 7 – 2011. Kết quả: Trong 15 tháng, 65 BN TLT đơn thuần có cân nặng ≤ 10 kg được mổ TLT trên tổng số 121 trường hợp TLT nói chung. Nam: 43,1%, nữ: 56,1%. Triệu chứng viêm phế quản phổi tái phát, suy tim ứ huyết, chậm lên cân chiếm 89,6%. BN nhỏ tuổi nhất: 2 tháng, nặng 3,5 kg. BN lớn tuổi nhất: 24 tháng, nặng 9,0 kg. TLT phần màng chiếm 69,2%. Đường kính thất trái cuối tâm trương trung bình (Dd) trước phẫu thuật 30,84 ± 2,96 mm, sau phẫu thuật 1 tuần 27,6 ± 3,00 mm, sau phẫu thuật 1 tháng 26,32 ± 6,86 mm (p < 0,001). Áp lực động mạch phổi (ALĐMP) trung bình trước phẫu thuật 51,09 ± 9,87 mmHg, sau phẫu thuật  23,91 ± 8,02 mmHg (p < 0,001). Tỷ lệ shunt tồn lưu 6,2% và hở van hai lá trước phẫu thuật 18,5%, sau phẫu thuật 9,2%. 03 BN bị bloc A-V cấp 3 trở về nhịp xoang sau 5 ngày. Sự thay đổi rõ rệt ALĐMP, đường kính thất trái cuối tâm trương, mức độ hở các van  tim, tình trạng suy tim được cải thiện rõ. Tiêu chuẩn lựa chän BN:  65  BN  được chẩn đoán TLT, cân nặng ≤ 10 kg, có tăng  ALĐMP, không phân biệt tuổi, giới, được mổ tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E từ tháng 4 – 2010 ®Õn 8 – 2011.* Tiêu chuẩn loại trừ: BN TLT > 10 kg, có TLT kèm theo các dị tật TLT hoặc thông liên nhĩ, còn ống động mạch. BN vá TLT kèm thay van tim.  BN  không đồng ý hoặc không đủ điều kiện phẫu thuật. BN không làm đủ xét nghiệm trước và sau phẫu thuật…

   Nghiên cứu mô tả, cắt ngang theo dõi dọc.  Chỉ định phẫu thuật đối với BN có TLT tăng ALĐMP trung bình (từ 30 – 50 mmHg) và tăng ALĐMP nặng (> 50 mmHg) [2, 5].BN đều được phẫu thuật vá TLT có tuần hoàn ngoài cơ thể. Các đặc điểm phẫu thuật và tuần hoàn ngoài cơ thể, đánh giá kết quả cải thiện của ALĐMP sau phẫu thuật, tai biến, biến chứng 
trong và sau mổ, luồng thông tồn lưu.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment