THAY ĐỔI KIẾN THỨC CỦA NGƯỜI BỆNH GÚT VỀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ LỐI SỐNG SAU CAN THIỆP GIÁO DỤC SỨC KHỎE TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2017

THAY ĐỔI KIẾN THỨC CỦA NGƯỜI BỆNH GÚT VỀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ LỐI SỐNG SAU CAN THIỆP GIÁO DỤC SỨC KHỎE TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2017

THAY ĐỔI KIẾN THỨC CỦA NGƯỜI BỆNH GÚT VỀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ LỐI SỐNG SAU CAN THIỆP GIÁO DỤC SỨC KHỎE TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2017
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định,
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả thực trạng và đánh giá sự thay đổi kiến thức của người bệnh Gút về chế độ ăn uống và lối sống sau can thiệp. Phương pháp: Bộ câu hỏi được sử dụng để lượng giá kiến thức của người bệnh Gút về những loại thức ăn và lối sống tốt cho họ. Chương trình giáo dục sức khỏe được xây dựng chuẩn mực cho người bệnh Gút. Kiến thức của người bệnh Gút về chế độ ăn uống và lối sống được đánh giá lần 2 trên cùng 1 bộ câu hỏi. Kết quả: Trước can thiệp kiến thức về chế độ ăn uống và lối sống cho người bệnh Gút còn hạn chế, chỉ có một số ít người bệnh hiểu được nguy cơ gây khởi phát cơn Gút cấp của một số thực phẩm thông thường và lối sống có lợi cho người bệnh Gút với điểm trung bình chung kiến thức 7,31 ± 1,68 trên tổng sổ 18 điểm. Sau can thiệp kiến thức về chế độ ăn uống và lối sống cho người bệnh Gút đã được tăng lên đáng kể, 100% người bệnh có kiến thức về chế độ ăn uống và lối sống cho người bệnh Gút với điểm trung bình kiến thức 15,52 ± 1,3 trên tổng số 18 điểm. Kết luận: Kiến thức về chế độ ăn uống và lối sống của người bệnh Gút tại Bệnh viện Đa khoa Nam Định còn thiếu nhưng đã được cải thiện đáng kể sau can thiệp giáo dục sức khỏe.

Gút (Gout) là bệnh rối loạn chuyển hóa các nhân purin có đặc điểm chính là tăng acid uric máu. Tình trạng viêm khớp trong bệnh Gút là do sự lắng đọng các tinh thể monosodium urat trong dịch khớp hoặc mô [2]. Tỷ lệ người mắc bệnh Gút có xu hướng gia tăng trong các thập kỷ gần đây, lý do cóthể là đa yếu tố và liên quan đến việc kéo
dài tuổi thọ, tăng tỷ lệ béo phì và hội chứng chuyển hóa, thay đổi thói quen ăn uống và lối sống. Theo Khảo sát sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia (NHANES) 2007 – 2008 ở Mỹ tỷ lệ người mắc bệnh Gút là 3,9%, ở Anh (2012) là 3,22% (ở những người trên 20 tuổi) và 2,49% trong toàn bộ dân số. Trong khi đó ở các nước đang phát triển ước tính tỷ lệ bệnh Gút chiếm khoảng 0,3 – 0,4% dân số ở Mexico, Cuba, Venezuela. Ở Việt Nam số người bệnh Gút khoảng 0,14%, theo khảo sát của Viện Gút TP Hồ Chí Minh: từ tháng 07/2007 đến 7/2012 trên cả nước có hơn 22 ngàn người mắc bệnh Gút đến khám và điều trị tại Viện Gút TP Hồ Chí Minh.
Với trình độ phát triển của Y học, cơ chế bệnh sinh của Gút đã được biết rõ, nhiều loại thuốc hiệu quả trong điều trị Gút cũng đã có sẵn trên thị trường, tuy vậy gánh nặng bệnh tật từ bệnh Gút vẫn còn rất lớn và đang có xu hướng tăng lên. Thực tế là có nhiều người bệnh Gút vẫn tái phát các cơn Gút cấp, các cơn Gút cấp tính này thường được cho là do các yếu tố khởi phát chẳng hạn như tiêu thụ thực phẩm giàu Purin hay uống rượu… Chính vì vậy, tránh các yếu tố khởi phát này đã được khuyến cáo rộng rãi và được coi là một chiến lược trung tâm trong quản lý và điều trị bệnh Gút như trong khuyến cáo của Hội thấp khớp học Châu Âu các năm 2006 và 2016 [12],[13]. Tácgiả Leslie R Harold (2012) trong một nghiên cứu trên 1346 người bệnh Gút trong cộng đồng về kiến thức của người bệnh liên quan đến bệnh Gút và điều trị đã chỉ ra một sự hạn chế trong kiến thức của chính bản thân người bệnh Gút về các yếu tố ăn uống, sinh hoạt dẫn đến khởi phát bệnh Gút [11].
Theo thống kê của Phòng kế hoạch tổng hợp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định số người bệnh đến khám và được chẩn đoán mắc bệnh Gút tương đối cao, trung bình trong một tháng khoảng 15 – 20 lượt người bệnh, nhiều người bệnh chưa hiểu rõ về bệnh Gút cũng như về chế độ ăn uống và lối sống dẫn đến bệnh tiến triển nặng, nhiều biến chứng, tăng gánh nặng cho chi phí và điều trị. Nâng cao kiến thức cho người bệnh
Gút, giúp người bệnh có thể thực hiện tốt việc phòng, tránh và theo dõi điều trị Gút là một việc làm hết sức cần thiết. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu đánh giá sự thay đổi kiến thức của người bệnh Gút về chế độ ăn uống và lối sống sau can thiệp giáo dục sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định.

https://thuvieny.com/thay-doi-kien-thuc-cua-nguoi-benh-gut-ve-che-do-an-uong-va-loi-song/

Leave a Comment