THIẾU KẼM VÀ VITAMIN A Ở PHỤ NỮ TUỔI SINH ĐẺ CÁC XÃ NGHÈO HUYỆN MƯỜNG LA VẤN ĐỀ Ý NGHĨA SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

THIẾU KẼM VÀ VITAMIN A Ở PHỤ NỮ TUỔI SINH ĐẺ CÁC XÃ NGHÈO HUYỆN MƯỜNG LA VẤN ĐỀ Ý NGHĨA SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

THIẾU KẼM VÀ VITAMIN A Ở PHỤ NỮ TUỔI SINH ĐẺ CÁC XÃ NGHÈO HUYỆN MƯỜNG LA VẤN ĐỀ Ý NGHĨA SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
Nguyễn Hồng Trường1, Nguyễn Thúy Anh1, Nguyễn Song Tú1
1 Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Thiếu kẽm, thiếu vitamin A là vấn đề đáng quan tâm ở các nước nghèo và đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 395 phụ nữ từ 15-35 tuổi tại 5 xã nghèo thuộc huyện Mường La, tỉnh Sơn La để mô tả tình trạng kẽm và vitamin A huyết thanh. Kết quả cho thấy tỷ lệ thiếu kẽm là 85,3%, hàm lượng kẽm huyết thanh trung bình là 9,54 ± 1,64 mmol/L. Trong đó tỷ lệ thiếu kẽm cao nhất ở xã Ngọc Chiến (97,7%) và thấp nhất ở xã Nậm Giôn (58,9%). Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng (VAD-TLS) của đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) là 5,3%, hàm lượng retinol huyết thanh trung bình là 1,17 ± 0,39 mmol/L. Hàm lượng retinol huyết thanh có sự khác biệt có YNTK giữa các nhóm tuổi (p< 0,001). Tỷ lệ nguy cơ và VAD-TLS cao nhất ở nhóm 15-19 tuổi (56,0%) và thấp nhất ở nhóm 25-29 tuổi (44,9%). Tỷ lệ thiếu kẽm và nguy cơ VAD-TLS vẫn còn cao, có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Do vậy can thiệp cải thiện tình trạng vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ tuổi sinh đẻ tại các xã nghèo là cần thiết.

Thiếu kẽm và vitamin A là một trong những vấn đề dinh dưỡng đang được quan tâm vì sự thiếu hụt các vi chất này ở các nước đang phát triển đã và đang trở thành vấn đề có ý nghĩa đối với sức khỏe cộng đồng. Kẽm và một vi chất mà cơ thể chúng ta không dự trữ, kẽm đóng vai trò rất quan trọng đối với nhiều chức năng sinh học như chức năng sinh sản, chức năng miễn dịch, sửa chữa vết thương. Sự thiếu hụt kẽm có thể phát sinh do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, cơ thể hấp thụ vi chất dinh dưỡng kém, tăng nhu cầu  trao  đổi  chất  hoặc  mắc  các  bệnh  nhiễm khuẩn. Khác với kẽm, vitamin A được dự trữ chủ yếu ở gan. Tuy nhiên, những hạn chế về kinh tế, về văn hóa xã hội, chế độ ăn uống không đủ chất  và  hấp  thu  kém  dẫn  đến  nguồn  dự  trữ vitamin A trong cơ thể cạn kiệt được coi là những yếu tố tiềm ẩn quyết định tỷ lệ thiếu vitamin A ở các nước đang pháttriển. Thiếu vitamin A có thể gây ra các bệnh về mắt, giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật, dễ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nặng.Một nghiên cứu về tỷ lệ thiếu kẽm ở các nước có thu nhập trung bình và thấp trên thế giới cho thấy tỷ lệ thiếu kẽm của phụ nữ trong độ tuổi từ 15-49  tuổi  cao,  ở  Campuchia  năm  2014  tỷ  lệ thiếu kẽm ở phụ nữ là 62,8%, ở Kenya tỷ lệ này là 79,9% vào năm 2011, ở Malawi là 62,5% vào năm 2015[1]. ỞViệtNam,nghiêncứutrên1.526phụnữtuổisinhđẻ(PNTSĐ)ở19tỉnhnăm2010chothấytỷlệthiếukẽmởphụnữtrongđộtuổisinhđẻlà67,2%[2].KếtquảTổngđiềutravichấtnăm2014-2015chothấycótớitrên80%PNCTbịthiếukẽm[5].Như vậy, tỷ lệ thiếu kẽm ở Việt Nam là rất cao so với ngưỡng phân loại của nhóm tư vấn quốc tế về kẽm (IZINCG) khi tỷ lệ thiếu kẽm ở cộng đồng trên 20% được xác định là vấn đề thiếu kẽm có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng.Theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng 2019-2020, cho thấy trên toàn quốc, tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai giảm xuống 63,5% nhưng vẫn ởmức cao. Tỷ lệ này vẫn còn rất cao đối với phụ nữ có thai ở miền núi phía Bắc (81,9%) và Tây Nguyên (63,9%). Một đánh giá dữ liệu có hệ thống từ năm 2005 đến năm 2015 cho thấy tỷ lệ thiếu vitamin A ở phụ nữ tuổi sinh đẻ ở một số nước như Ethiopia và Nigeria  là  4%, Nam  Phi  là 22% [3]. Ở Việt Nam, nghiên cứu về thực trạng thiếu vitamin A ở PNTSĐ tại huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ cho thấy tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng là 10,2% [4].Huyện  Mường  La  là  huyện  miền  núi  nghèo thuộc tỉnh Sơn La, PNTSĐ ở nơi đây thường là đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm, thiếu vitamin A do điều kiện kinh tế, chế độ ăn nghèo nàn. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành với mục đích xác  định  tình  trạng  thiếu  kẽm  và  vitamin  A  ở PNTSĐ tại các xã nghèo của huyện Mường La để từ đó đề xuất ra các giải pháp can thiệp phù hợp

Chi tiết bài viết
Từ khóa
thiếu kẽm, thiếu vitamin A, phụ nữ tuổi sinh đẻ, xã nghèo

Tài liệu tham khảo
1. Gupta S, Brazier A.K.M. & Lowe N.M (2020). Zinc deficiency in low- and middle-incomecountries: prevalence and approaches formitigation. J Hum Nutr Diet.33 (5), 624–643. 
2. Arnaud Laillou, Thuy Van Pham, Nga Thuy Tran, et al (2012). Micronutrient Deficits are still public health issues among women and children in Viet Nam. PLoS One 2012; 7(4), e34906. 
3. Rajwinder Harika, Mieke Faber, Folake Samuel, et al (2017). Micronutrient Status and Dietary Intake of Iron, Vitamin A, Iodine, Folate and Zinc in Women of Reproductive Age and Pregnant Women in Ethiopia, Kenya, Nigeria and South Africa: A Systematic Review of Data from 2005 to 2015. Nutrients. 2017 Oct; 9(10): 1096. 
4. Nguyễn Thị Diệp Anh, Lê Bạch Mai và CS (2017). Tình trạng thiếu máu, thiếu sắt và thiếu Vitamin A ở phụ nữ trước khi mang thai tại Huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 13(3) : 71-77 
5. Viện Dinh Dưỡng (2015). Đánh giá tình trạng thiếu máu, thiếu một số vi chất dinh dưỡng của phụ nữ và trẻ em 6 – 59 tháng tại vùng thành thị, nông thôn và miền núi năm 2014 – 2015. Báo cáo đề tài nghiên cứu cấp Viện 2015. 
6. Nguyễn Song Tú, Trần Thúy Nga, Hoàng Văn Phương (2017). Tình trạng vitamin A ở bà mẹ sau sinh 6 tháng và một số yếu tố liên quan tại huyện Phú Bình, Thái Nguyên. Tạp chí Y học dự phòng. 27(3): 18-26. 
7. Trần Thị Nhi, Lê Thanh Tùng và CS (2022). Tình trạng thiếu máu, thiếu kẽm ở phụ nữ 20-49 tuổi tại một số xã khu vực ven biển tỉnh Nam Định năm 2020. Tạp chí Y học Việt Nam. Tập 515, số 1:303-307 
8. Halimatou Alaofè , Jennifer Burney , Rosamond Naylor , Douglas Taren (2017). Prevalence of anaemia, deficiencies of iron and vitamin A and their determinants in rural women and young children: a cross-sectional study in Kalalé district of northern Benin. Public Health Nutr. 20(7):1203-1213. 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment