Thói quen tìm kiếm thông tin Covid – 19 qua internet của sinh viên năm nhất Trường Đại học Y Hà Nội

Thói quen tìm kiếm thông tin Covid – 19 qua internet của sinh viên năm nhất Trường Đại học Y Hà Nội

Thói quen tìm kiếm thông tin Covid – 19 qua internet của sinh viên năm nhất Trường Đại học Y Hà Nội
Đào Văn Phương, Phạm Thị Diệu linh, Trần Linh Thảo, Nguyễn Duy Phước, Đặng Công Sơn, Đặng Thu Trang, Nguyễn Thị Hương Thảo, Đoàn Thu Huyên1, Phan Thanh Hải, Lê Xuân Hưng, Lê Thị Thảo Linh
1 Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Y Hà Nội nhằm mô tả thói quen tìm kiếm thông tin COVID – 19 qua Internet và phân tích sự khác biệt về điểm eHEALS (thang đo khả năng đọc viết eHealth (eHealth Literacy Scale)) giữa các nhóm đối tượng. Trong 346 người tham gia, có tới 94,8% sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin sức khỏe về COVID – 19. Trong đó, tổng điểm eHEALS đạt mức cao (31,19 ± 8,34); điện thoại thông minh được đa số người sử dụng (96,65%); đối tượng chủ yếu tìm kiếm cho bản thân (77,46%); phổ biến nhất với tần suất 3 lần/tháng hoặc ít hơn (54,27%). Nội dung sức khỏe được tìm kiếm phổ biến nhất là tình hình dịch bệnh ở Việt Nam và trên thế giới (88,72%) với lý do chủ yếu là mong muốn nâng cao kiến thức hoặc tò mò (75,61%). Mạng xã hội là nguồn thông tin phổ biến nhất đối với những người tham gia nghiên cứu (69,21%) với lý do được đưa ra chủ yếu là đặc tính dễ theo dõi/sử dụng (53,66%). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm eHEALS giữa 2 nhóm tần suất tìm kiếm trực tuyến thông tin COVID – 19 (p < 0,05).

Trước sự lây lan rộng rãi và nguy hiểm của virus SARS – CoV – 2, chủng virus mới gây nên bệnh suy hô hấp cấp nghiêm trọng (COVID – 19),1 một số nước, bao gồm Việt Nam đã thực hiện biện pháp giãn cách xã hội. Việc áp dụng giãn cách xã hội và khuyến khích người dân học tập và làm việc tại nhà đã ảnh hưởng đếnxã  hội,  kinh  tế,  du  lịch,  giáo  dục…2  Với  tình hình hoạt động gặp mặt trực tiếp bị hạn chế, các phương thức giao lưu qua Internet đượcưu tiên vàngày càng thông dụng. Các tin tức trực tuyến vì vậy trở nên phổ biến hơn do nhu cầu tìm kiếm thông tin y tế, sức khỏe về loại virus  mới  của  người  dùng  trên  toàn  thế  giới tăng cao.3 Mặc dù Internet là một nguồn thông tin y tế dồi dào và cập nhật hàng ngày, tuy vậy vẫn  luôn  tiềm  ẩn  nhiều  tin  tức  giả  mạo,  gây ảnh hưởng xấu đến xã hội và đe dọa sức khỏe cộng đồng. Do vậy, người dân cần thận trọng trong việc tìm kiếm và cập nhật thông tin chính thống về dịch bệnh COVID – 19.4 Với số lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam tăng cao trong những năm gần đây,5 hành vi lan truyền thông tin giả mạo, sai sự thật trong tình hình dịch COVID – 19 vẫn tiếp tục diễn ra,6 dù chính phủ Việt Nam đã ban hành luật lệ để răn đe tình trạng này.

 

Thói quen tìm kiếm thông tin Covid – 19 qua internet của sinh viên năm nhất Trường Đại học Y Hà Nội

Leave a Comment