Thực hành dinh dưỡng và bữa phụ tối muộn của người bệnh xơ gan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2020
Thực hành dinh dưỡng và bữa phụ tối muộn của người bệnh xơ gan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2020
Nguyễn Thuỳ Linh, Phạm Thị Tuyết Chinh, Nguyễn Thị Minh Tâm
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm mô tả thực hành dinh dưỡng và bữa phụ tối muộn của người bệnh xơ gan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2020. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 40 người bệnh xơ gan từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 04 năm 2020. Nghiên cứu cho thấy 22,5% có sử dụng bữa phụ buổi tối muộn, tuy nhiên năng lượng và thành phần dinh dưỡng trong bữa phụ tối muộn chưa đạt nhu cầu khuyến nghị với năng lượng là 140,4 Kcal, protein là 5,09 ± 2,53g; lượng glucid là 19,1g. Khẩu phần 24h đạt nhu cầu khuyến nghị chiếm 27,5%. Tỷ lệ người bệnh thực hành đúng hạn chế tiêu thụ rượu, bia là 67,5%; thực hành đúng 4 – 6 bữa/ngày là 27,5%. Thực hành dinh dưỡng trên ngươi bệnh xơ gan rất quan trọng, vì vậy cần tăng cường tư vấn, giáo dục về dinh dưỡng để nâng cao hiệu quả điều trị.
Xơ gan là một bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc và tử vong cao.1 Theo báo cáo ước tính sức khỏe toàn cầu (Global Health Estimates) năm 2016, xơ gan là nguyên nhân tử vong phổ biến đứng thứ 11 mỗi năm trên thế giới với 2,1% tổng số người chết.
Ở Việt Nam, tỷ lệ xơ gan khá cao so với thế giới, tỷ lệ này đang có xu hướng gia tăng và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh xơ gan chiếm 5% dân số, trong đó xơ gan do virus chiếm 40% và xơ gan do rượu chiếm 18%. Số ca tử vong chiếm đến 3% trong tổng số ca do bệnh tật gây ra3. Trên thế giới ngày càng nhận ra tầm quan trọng của việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ như uống rượu, viêm gan siêu vi B và C mạn tính.