Thực hành tự chăm sóc phòng ngừa loét bàn chân của người bệnh đái tháo đường typ 2 và yếu tố liên quan tại trung tâm y tế huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
Luận văn thạc sĩ y tế công cộng Thực hành tự chăm sóc phòng ngừa loét bàn chân của người bệnh đái tháo đường typ 2 và yếu tố liên quan tại trung tâm y tế huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.Hiện nay đái tháo đường là một bệnh mang tính toàn cầu và đang tăng trên toàn thế giới. Số lượng người bệnh đái tháo đường tăng gấp 4 lần so với năm 1980, trong đó tập trung chủ yếu ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình [62]. Theo số liệu của Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF), ước tính đến năm 2040 sẽ có khoảng 642 triệu người mắc đái tháo đường [44]. Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), vào năm 2011 thì đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 7 tại Mỹ với khoảng 73.000 người [38]. Tại Ấn Độ, ước tính có khoảng 40 triệu người mắc đái tháo đường năm 2007 và được dự đoán sẽ tăng lên đến 70 triệu vào năm 2015 [43]. Tại Việt Nam, theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2016 thì tỷ lệ hiện mắc bệnh đái tháo đường ở nam là 4,7%, còn ở nữ giới là 5%. Số trường hợp tử vong do đái tháo đường tại Việt Nam trong độ tuổi từ 30 đến 69 ở nam là 2.530, ở nữ là 2.060 trường hợp. Trong khi đó độ tuổi trên 70 thì ở nam có 2.860 ca tử vong, ở nữ có 6.010 trường hợp [61]. Những số liệu trên đã cung cấp một cách tổng quát về tình hình đái tháo đường đang rất phổ biến chung trên toàn thế giới và tại Việt Nam.
Đái tháo đường là một bệnh nguy hiểm gậy ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, như biến chứng tim mạch, mù loà, suy thận và đoạn chi [44]. Các biến chứng này làm tăng nguy cơ tử vong lên 2 lần so với những người không mắc bệnh [33]. Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, người bệnh đái tháo đường có nguy cơ trầm cảm cao gấp 2 lần so với người không mắc bệnh [40]. Tổng chi phí điều trị trực tiếp và gián tiếp cho người bệnh đái tháo đường tại Mỹ năm 2012 là 245 tỷ đôla [37]. Từ các số liệu trên cho thấy bệnh đái tháo đường và các biến chứng không chỉ gây đau đớn về thể xác và tinh thần cho riêng người bệnh, mà còn gây nhiều tổn thất kinh phí cho gia đình và xã hội. Sự đoạn chi do đái tháo đường thường xảy ra sau khoảng 7-10 năm mắc bệnh [12]. Hậu quả này gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nguyên nhân chính gây nên đoạn chi ở người bệnh đái tháo đường chính là nhiễm trùng nặng ở chân, đặc biệt là bàn chân, hoại tử, loét do bệnh động mạch ngoại biên. Có khoảng 1,9-2,2% người bệnh đái tháo đường bị loét chân mỗi năm trên toàn thế giới [12]. Một số liệu khác cho thấy mỗi năm có 4 triệu người đái tháo đường toàn cầu có vết loét chân và cứ mỗi 6 người thì có 1 người phải đoạn chi [43]. Năm 2010, tại Mỹ có khoảng 73.000 người bệnh phải cắt bỏ chi do bệnh đái tháo đường [37]. Tại Việt Nam, tình trạng đoạn chi thường bắt đầu với một vết thương, trầy xước dẫn đến vết loét sau điều trị một thời gian dài không khỏi [56]. Các nghiên cứu khác nhau tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ loét chân ở người bệnh đái tháo đường còn khá cao, cụ thể là 34,2% ở bệnh viện Nội tiết Trung ương và 20% ở bệnh viện Nguyễn Tri Phương gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của người bệnh [11], [16]. Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, tình trạng đoạn chi có thể ngăn ngừa bằng cách chăm sóc tốt cho bàn chân và sức khoẻ của người bệnh đái tháo đường, trong đó chăm sóc và bảo vệ bàn chân của người bệnh là vô cùng quan trọng [39]. Nhiều nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng có thể phòng ngừa được loét chân nếu kiểm soát đường huyết tốt và chăm sóc bàn chân đúng cách [41], [50].
Khoa Nội tiết bệnh viện quản lý .000 người bệnh đái tháo đường và những bệnh lý nội tiết khác. Tuy nhiên, tại bệnh viện chưa chú trọng giáo dục sức khỏe về chăm bàn chân cho người bệnh đái tháo đường. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Thực hành tự chăm sóc phòng ngừa loét bàn chân của người bệnh đái tháo đường typ 2 và yếu tố liên quan tại trung tâm y tế huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum” nhằm xác định thực hành tự chăm sóc bàn chân ở người bệnh đái tháo đường, từ đó đưa ra những biện pháp giáo dục sức khỏe can thiệp hiệu quả với các mục tiêu cụ thể như sau:
1. Mô tả thực hành về tự chăm sóc phòng ngừa loét bàn chân của người bệnh đái tháo đường typ 2 khi đến khám bệnh tại trung tâm y tế huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến thực hành về tự chăm sóc phòng ngừa loét bàn chân của đối tượng nghiên cứu
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………… 1
Chương 1 TỔNG QUAN Y VĂN…………………………………………………………….. 3
1.1 Định nghĩa bệnh đái tháo đường……………………………………………………….. 3
1.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường ……………………………………………….. 3
1.3 Phân loại đái tháo đường …………………………………………………………………. 4
1.4 Tình hình mắc đái tháo đường trên thế giới và tại Việt Nam………………… 5
1.4.1 Tình hình mắc đái tháo đường trên thế giới…………………………………… 5
1.4.2 Tình hình mắc đái tháo đường tại Việt Nam …………………………………. 5
1.5 Biến chứng chung của bệnh đái tháo đường……………………………………….. 6
1.6 Các khái niệm liên quan đến biến chứng bàn chân đái tháo đường ……….. 6
1.6.1 Định nghĩa loét bàn chân ……………………………………………………………. 7
1.6.2 Phân loại loét bàn chân ………………………………………………………………. 8
1.6.3 Quá trình dẫn đến LBC do đái tháo đường, cơ chế bệnh sinh của
loét bàn chân …………………………………………………………………………….. 8
1.6.4 Vai trò của bệnh lý thần kinh………………………………………………………. 9
1.6.5 Vai trò của bệnh lý mạch máu: ………………………………………………….. 11
1.6.6 Đặc điểm các vị trí loét bàn chân và tổn thương xương do đái
tháo đường………………………………………………………………………………. 13
1.6.7 Các biện pháp chăm sóc, phòng ngừa tổn thương loét bàn chân
và cắt cụt chi đối với người bệnh đái tháo đường: ……………………….. 13
1.6.8 Nguyên tắc điều trị loét bàn chân do đái tháo đường ……………………. 14
1.7 Một số nghiên cứu về thực hành tự chăm sóc phòng ngừa loét bàn
chân của người bệnh đái tháo đường typ 2 trên thế giới và tại Việt Nam……. 141.7.1 Một số nghiên cứu về thực hành tự chăm sóc phòng ngừa loét
bàn chân của người bệnh đái tháo đường typ 2 trên thế giới………….. 14
1.7.2 Một số nghiên cứu về thực hành tự chăm sóc phòng ngừa loét
bàn chân của người bệnh đái tháo đường typ 2 tại Việt Nam ………… 16
1.8 Đặc điểm địa điểm nghiên cứu ……………………………………………………….. 17
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………… 18
2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu……………………………………….. 18
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………. 18
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu………………………………………………………………… 18
2.1.3 Thời gian nghiên cứu………………………………………………………………… 18
2.2 Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………….. 18
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………….. 18
2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu ………………………………………………………………….. 18
2.2.3 Kỹ thuật chọn mẫu …………………………………………………………………… 19
2.3 Các biến số và chỉ số nghiên cứu…………………………………………………….. 19
2.3.1 Định nghĩa biến số …………………………………………………………………… 19
2.3.2 Chỉ số nghiên cứu ……………………………………………………………………. 28
2.4 Phương pháp thu thập thông tin………………………………………………………. 28
2.4.1 Công cụ thu thập thông tin………………………………………………………… 28
2.4.2 Kỹ thuật thu thập thông tin ……………………………………………………….. 29
2.5 Phân tích và xử lý số liệu……………………………………………………………….. 30
2.6 Sai số và biện pháp hạn chế sai số…………………………………………………… 30
2.6.1 Sai số ……………………………………………………………………………………… 30
2.6.2 Biện pháp khắc phục………………………………………………………………… 30
2.7 Đạo đức trong nghiên cứu………………………………………………………………. 31
Chương 3 KẾT QUẢ…………………………………………………………………………….. 32
3.1 Đặc điểm dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu…………………………….. 32
3.2 Thực hành tự chăm sóc phòng ngừa loét bàn chân của người bệnh đái
tháo đường……………………………………………………………………………………. 36
3.3 Một số yêu tố liên quan đến thực hành tự chăm sóc phòng ngừa loét
Thang Long University Librarybàn chân ở người bệnh đái tháo đường…………………………………………….. 44
Chương 4 BÀN LUẬN ………………………………………………………………………….. 49
4.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ………………………………………………… 49
4.1.1 Đặc điểm dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu…………………………. 49
4.1.2 Đặc điểm tiền sử bản thân ở người bệnh đái tháo đường ………………… 50
4.1.3 Những triệu chứng hiện tại của chân ở người bệnh đái tháo đường….. 54
4.2 Thực hành tự chăm sóc phòng ngừa loét bàn chân của người bệnh đái
tháo đường……………………………………………………………………………………. 56
4.3 Một số yêu tố liên quan đến thực hành tự chăm sóc bàn chân …………….. 59
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………….. 63
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………………. 64
TÍNH KHẢ THI CỦA ĐỀ TÀI
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Định nghĩa, phân loại và phương pháp thu thập các biến số………. 19
Bảng 2.2 Đánh giá thực hành phòng ngừa loét bàn chân…………………………. 25
Bảng 3.1 Đặc điểm dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu……………………. 32
Bảng 3.2 Đặc điểm tiền sử bản thân ở người bệnh đái tháo đường…………… 33
Bảng 3.3 Những triệu chứng hiện tại của chân của người bệnh đái tháo
đường …………………………………………………………………………………. 35
Bảng 3.4 Thực hành tự chăm phòng ngừa loét bàn chân…………………………. 36
Bảng 3.5 Thực hành đúng tự chăm phòng ngừa loét bàn chân…………………. 42
Bảng 3.6 Một số đặc điểm dân số học liên quan đến thực hành tự chăm
sóc phòng ngừa loét bàn chân ở người bệnh đái tháo đường ……… 44
Bảng 3.7 Một số đặc điểm tiền sử bản thân liên quan đến thực hành tự
chăm sóc phòng ngừa loét bàn chân ở người bệnh đái tháo
đường …………………………………………………………………………………. 46
Bảng 3.8 Một số triệu chứng hiện tại liên quan đến thực hành tự chăm
sóc phòng ngừa loét bàn chân ở người bệnh đái tháo đường ……… 4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Tạ Văn Bình, Nguyển Thanh Hà, và cộng sự (2003), “Thực trạng Đái Tháo
Đường – Rối loạn dung nạp Glucose và một số yếu tố liên quan ở Hà Nội.
Một số công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu của các dự án quốc gia thực
hiện tại Bệnh viên Nội Tiết 1969 – 2003″. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, Việt
Nam,, tr.226-239.
2. Tạ Văn Bình (2006), “Bệnh đái tháo đường – tăng glucose máu”. NXB Y học,
Hà Nội, Việt Nam, tr.17-66.
3. Tạ Văn Bình (2007), Bệnh lý bàn chân đái tháo đường, Hà Nội, Việt Nam,
Nhà xuất bản Y học, tr.568-596.
4. Tạ Văn Bình, Hoàng Kim Ước, Nguyễn Minh Hùng, cộng sự (2011), “Dịch tễ
học bệnh Đái tháo đường, các yếu tố nguy cơ và các vấn đề liên quan đến
quản lý bệnh Đái tháo đường tại khu vực nội thành 4 thành phố lớn năm
2011. Một số công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu của các dự án quốc
gia thực hiện tại Bệnh viên Nội Tiết 1969 – 2003″. Nhà xuất bản Y học, Hà
Nội, Việt Nam,, tr.173-200.
5. Bộ Y tế (2013), Tỷ lệ bệnh đái tháo đường ở Việt Nam tăng 211% sau 10
năm, tr.1-6.
6. Trần Hữu Dảng, Nguyễn Hải Thủy (2008), “Giáo trình Sau Đại học- chuyên
ngành Nội tiết và Chuyển hóa”. tr.221-244.
7. Võ Thị Duyên (2017), Thực hành tự chăm sóc phòng ngừa loét bàn chân của
người bệnh đái tháo đường typ 2 và yếu tố liên quan tại Bệnh viện quận Thủ
Đức, thành phố Hồ Chí Minh, Khóa luận Tốt nghiệp Bác sỹ Y học Dự
phòng, Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh,
tr.21-49.
8. Bùi Minh Đức (2002), Nghiên cứu các tổn thương loét bàn chân ở người
bệnh đái tháo đường, Luận văn Thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội, Việt Nam,
tr.12-79.9. Chu Thị Thu Hà, Hoàng Đức Hạnh, Bùi Công Đức (2014), “Tỳ lệ hiện mắc
bệnh đái tháo đường tuýp 2 và tiền đái tháo đường của người dân từ 30-69
tuổi tại thành phố Hà Nội năm 2014″. Tạp chí y học dự phòng, Tập 26, Số 2,
tr.94-101.
10. Lê Tuyết Hoa (2008), Nghiên cứu xác định nguy cơ loét bàn chân ở người
đái tháo đường, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tr.83.
11. Lê Tuyết Hoa (2014), “Những thay đổi về dân số loét bàn chân Đái tháo
đường tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương”. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí
Minh, 18 (6), tr.87-90.
12. Biện Thị Thu Hương (2016), Kiến thức thực hành tự chăm sóc bàn chân của
người bệnh đái tháo đường typ 2 tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm
2016, Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ Y học dự phòng, Đại học Y Dược thành
phố Hồ Chí Minh, tr.38-57.
13. Nguyễn Thy Khuê, Lê Tuyết Hoa, Trần Thế Trung (2008), “Khảo sát chất
lượng tự chăm sóc bàn chân ở người đái tháo đường điều trị tại bệnh viện
Chợ Rẫy”. Tạp chí y học thực hành, 2009, tr.673-674.
14. Nguyễn Thy Khuê (2009), “Yếu tố nguy cơ loét bàn chân đái tháo đường”.
tr.23-65.
15. Nguyễn Thị Lạc (2011), Đặc điểm bệnh đái tháo đường và một số biến
chứng thường gặp tại bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng trong 5 năm (2005 –
2009), Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội, Việt Nam,
tr.39-52.
16. Nguyễn Thị Lâm (2012), Thực trạng loét bàn chân và sử dụng giày dép của
người bệnh đái tháo đường tại bệnh viện nội tiết Trung Ương, Luận văn thạc
sĩ y học, Đại học Y hà Nội, tr.36-48.
17. Phùng Văn Lợi, Đào Tiến Thịnh, Nguyễn Văn Giang (2011), Các yếu tố liên
quan đến hành vi chăm sóc bàn chân ở người bệnh đái tháo đường typ 2 tại
Thái Nguyên, Đại Y Dược Thái Nguyên, tr.21-49.
18. Đỗ Trung Quân (2007), “Đái tháo đường và điều trị”. NXB Y học, Hà Nội,
Việt Nam, tr.22-292.
Thang Long University Library19. Nguyễn Thu Quỳnh (2007), Nghiên cứu đặc điểm của tổn thương loét bàn
chân ở người bệnh đái tháo đường điều trị nội trú tại bệnh viện Nội tiết từ
6/2006 đến 12/2006, Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học – Hội nghị khoa
học toàn quốc chuyên ngành Nội tiết và chuyển hóa lần III, NXB Y học, Hà
Nội, Việt Nam, tr.310-316.
20. Sở Y tế Hà Nội (2016), Gia tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trên toàn
quốc, tr.21-42.
21. Mai Thế Trạch (2003), Biến chứng mạn tính của đái tháo đường, Hà Nội
NXB Y học, tr.411-412.
22. Đặng Thị Mai Trang (2011), Đánh giá hiệu quả điều trị loét bàn chân ở
người bệnh đái tháo đường bằng yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF), Luận
văn Thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội, Việt Nam, tr.9-38.
23. Trần Thị Thanh Vân (2016), “Đánh giá kiến thức chăm sóc bàn chân ở
người bệnh đái tháo đường typ 2 tại khoa cán bộ bệnh viện Quân Y 7A”.
Tạp chí y học dự phòng, tr.50-70
Nguồn: https://luanvanyhoc.com