Thực trạng bệnh đái tháo đường type 2 và nhu cầu phòng, điều trị bằng y học cổ truyền của người dân ở huyện Nam Đàn tỉnh nghệ an năm 2023
Luận văn thạc sĩ y học Thực trạng bệnh đái tháo đường type 2 và nhu cầu phòng, điều trị bằng y học cổ truyền của người dân ở huyện Nam Đàn tỉnh nghệ an năm 2023.Bệnh đái tháo đường theo y học cổ truyền thuộc phạm trù bệnh tiêu khát. Bệnh đã được những Y gia cổ đại đề cập từ khá sớm. Từ thế kỉ IV – V trước công nguyên sách “Hoàng đế nội kinh – Tố vấn” đã đề cập về bệnh “tiêu” hay “tiêu khát”. Trong sách “Hoàng đế nội kinh – Linh khu, Ngũ biến thiên” có viết: “Ngũ tạng giai nhu nhược giả, thiện bệnh tiêu đan” có nghĩa là: Ngũ tạng nhu nhược dễ mắc bệnh tiêu. Trong “Ngoại trị bị yếu, Tiêu khát môn” viết: “Tiêu khát giả, nguyên kỳ phát động, thử tắc thận suy sở trí, mỗi phát tức tiểu tiện chí điềm” nghĩa là: Bệnh tiêu khát đầu tiên là thận suy mà sau lúc tiểu tiện nước tiểu có mùi vị ngọt.Theo “Hải thượng Y tông tâm lĩnh, Y trung quan kiện”: Bệnh tiêu khát phần nhiều là do hỏa tiêu hao chân âm, ngũ dịch bị khô kiệt mà sinh ra [1].
Đái tháo đường (ĐTĐ) hay Tiêu khát đang là mối quan tâm cấp thiết của sức khỏe cộng đồng. Theo y học hiện đại ĐTĐ là một bệnh rối loạn chuyển hoá carbonhydrat mạn tính gây thiếu Insulin hoàn toàn hoặc tương đối. Bệnh được đặc trưng bằng hiện tượng gia tăng đường máu kèm với những bất thường rối loạn chuyển hoá carbohydrate, protein, béo, chất xơ với nhiều tai biến cấp và mạn tính. [2] [3]. Đây là một trong ba bệnh có sự phát triển nhanh chóng nhất và là một trong những tác nhân tử vong số một tại những quốc gia đang phát triển. Theo Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF) năm 2019 [4], toàn thế giới có 463 triệu người (trong độ tuổi 20-79) bị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), dự kiến sẽ đạt 578 triệu người vào năm 2030.
Việt Nam hiện là một nước đang phát triển, với tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Mối quan hệ chặt chẽ giữa lối sống dinh dưỡng và bệnh ĐTĐ đã được công nhận trên toàn thế giới [6]. Chế độ dinh dưỡng, luyện tập không hợp lý dẫn đến thừa cân, béo phì, rối loạn chuyển hóa là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường [7] [8]. Trước thực trạng phát triển kinh tế và tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 376/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia phòng chống các bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015-2025, trong đó thúc đẩy nghiên cứu, theo dõi và kiểm soát bệnh đái tháo đường và yếu tố nguy hiểm của nó là một trong bốn mục tiêu quan trọng.Mặc dù nhiều cuộc điều tra cắt ngang đã được thực hiện ở Việt Nam, nhưng các nghiên cứu chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, chưa thể bao phủ hết các vùng nông thôn, vùng nghèo và các yếu tố như nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ. Việc tìm ra các yếu tố liên quan và yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh đái tháo đường là yếu tố quan trọng và cần thiết giúp phát hiện và can thiệp sớm, thay đổi hành vi, lối sống, hạn chế các yếu tố liên quan, giúp kéo dài tuổi thọ, giảm chi phí khám chữa bệnh, nâng cao đời sống của con người. Theo Quyết định số 17-QĐ/TTg phê duyệt ngày 4/1/2019, Nam Đàn là địa bàn được chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, hiện đang tập trung triển khai xây dựng các điểm trình diễn nông thôn mới. Từ năm 2018 đến năm 2025, xây dựng huyện Nam Đàn trở thành khu trình diễn nông thôn mới kết hợp giữa văn hóa và du lịch,tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao gắn kết với du lịch nông thôn theo hướng phát triển năng động, hiệu quả và bền vững.
Để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ dẫn đến đái tháo đường góp phần đề xuất triển khai mục tiêu của Chính phủ Việt Nam. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Thực trạng bệnh đái tháo đường type 2 và nhu cầu phòng, điều trị bằng y học cổ truyền của người dân ở huyện Nam Đàn tỉnh nghệ an năm 2023” với hai mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng bệnh đái tháo đường type 2 và các thể bệnh theo y học cổ truyền của người dân huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An năm 2023.
2. Mô tả thực trạng phòng và điều trị bằng y học cổ truyền của người dân huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tổng quan về bệnh đái tháo đường 3
1.1.1. Định nghĩa ĐTĐ và các tiêu chuẩn chẩn đoán theo y học hiện đại 3
1.1.2. Phân loại bệnh đái tháo đường 5
1.1.3. Biến chứng của đái tháo đường. 6
1.1.4. Một số yếu tố liên quan đến Đái tháo đường 8
1.2. Bệnh lý đái tháo đường theo y học cổ truyền. 13
1.2.1. Các thể bệnh 14
1.2.2. Phòng chống bệnh theo phương pháp không dùng thuốc 16
1.3. Tình hình đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam 16
1.3.1. Tình hình đái tháo đường trên thế giới 16
1.3.2. Tình hình đái tháo đường tại Việt Nam 18
1.4. Một số thông tin khái quát về địa điểm nghiên cứu 21
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu 23
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu 23
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 23
2.4.1. Cỡ mẫu 23
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu 24
2.5. Phương pháp và chỉ số cần thu thập. 25
2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu. 25
2.5.2. Các chỉ số cần thu thập và xác định. 28
2.6. Thời gian tiến hành – Cách thức tổ chức điều tra tại thực địa. 29
2.7. Xử lý và phân tích số liệu: 30
2.8. Đạo đức nghiên cứu 30
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1 Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu 31
3.2. Thực trạng ĐTĐ ở đối tượng nghiên cứu 35
3.3 Tình trạng điều trị Đái tháo đường theo y học cổ truyền và mong muốn tư vấn điều trị theo y học cổ truyền. 41
CHƯƠNG 4.BÀN LUẬN 43
4.1 Một số đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu 44
4.2 Thực trạng bệnh Đái tháo đường 45
4.2.1. Tỷ lệ bệnh Đái tháo đường 45
4.2.2. Phân bố tỷ lệ Đái tháo đường theo giới. 46
4.2.3. Phân bố tỷ lệ Đái tháo đường theo lứa tuổi 47
4.2.4 Phân bố Đái tháo đường theo trình độ học vấn và nghề nghiệp 48
4.2.5 Phân bố tỷ lệ Đái tháo đường theo tiền sử bệnh liên quan 49
4.2.6 Phân bố tỷ lệ thể bệnh Đái tháo đường theo Y học cổ truyền 51
4.3. Tình trạng điều trị Đái tháo đường theo y học cổ truyền và mong muốn tư vấn điều trị theo y học cổ truyền. 52
4.4. Một số yếu tố liên quan của bệnh Đái tháo đường 53
4.5. Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu 58
KẾT LUẬN 59
KHUYẾN NGHỊ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tỷ lệ đái tháo đường, rối loạn dung nạp glucose theo khu vực 19
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới tính. 31
Bảng 3.2. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. 32
Bảng 3.3. Một số đặc điểm sinh trắc học của đối tượng tham gia nghiên cứu 33
Bảng 3.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo yếu tố nguy cơ và giới tính 34
Bảng 3.5. Kết quả tỷ lệ người mắc ĐTĐ 35
Bảng 3.6. Phân bố tỷ lệ ĐTĐ theo nhóm tuổi 36
Bảng 3.7. Phân bố tỷ lệ ĐTĐ theo trình độ học vấn, nghề nghiệp 36
Bảng 3.8. Phân bố tỷ lệ ĐTĐ theo thói quen uống rượu bia, hút thuốc 37
Bảng 3.9. Phân bố tỷ lệ ĐTĐ theo thói quen ăn uống 38
Bảng 3.10. Phân bố tỷ lệ ĐTĐ theo thói quen hoạt động thể lực 38
Bảng 3.11. Phân bố tỷ lệ ĐTĐ theo tiền sử bệnh liên quan 39
Bảng 3.12. Phân bố tỷ lệ ĐTĐ theo chỉ số sinh học 39
Bảng 3.13. Phân bố tỷ lệ người mắc ĐTĐ theo chứng trạng YHCT 40
Bảng 3.14. Phân bố tỷ lệ người mắc ĐTĐ – chứng Tiêu khát theo thể bệnh YHCT 40
Bảng 3.15. Tình trạng điều trị ĐTĐ theo y học cổ truyền và mong muốn tư vấn điều trị theo y học cổ truyền 41
Bảng 3.16. Thực trạng điều trị ĐTĐ theo y học cổ truyền 41
Bảng 3.17. Phương pháp điều trị ĐTĐ theo y học cổ truyền 42
Nguồn: https://luanvanyhoc.com