Thực trạng bệnh răng miệng và kiến thức, thực hành chăm sóc răng miệng của học sinh tại 2 trường Trung học cơ sở thành phố Thái Bình năm 2020
Luận văn thạc sĩ y học Thực trạng bệnh răng miệng và kiến thức, thực hành chăm sóc răng miệng của học sinh tại 2 trường Trung học cơ sở thành phố Thái Bình năm 2020.Bệnh sâu răng và bệnh nha chu đã từ lâu được xem là gánh nặng của ngành y tếvà ảnh hưởng lớnđến sức khỏe người bệnh. Theo nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2015, khoảng 3- 5 tỷ người trên toàn thế giới có vấn đề về răngmiệng, chủ yếu là bệnh sâu răng, bệnh viêm lợi, viêm quanh răng và hậu quả dẫn đến là mất răng một phần hay toàn bộ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và sức khỏe toàn thân [1]; chi phí điều trị cho các bệnh răng miệng trên toàn thế giới (cả trực tiếp và gián tiếp) lên tới khoảng 442 tỷ USD hàng năm tương ứng với thiệt hại kinh tế nằm trong phạm vi 10 nguyên nhân gây tử vong thường xuyên nhất toàn cầu [2].
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh sâu răng và bệnh nha chu là một vấn đề ưu tiên hàng đầu trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng (CSSKRM) ở hầu hết các nước. Tỷ lệ bệnh sâu răng trung bình từ 26% -60% tùy từng quốc gia và khu vực, trong đó lứa tuổi trẻ em và thanh niên chiếm từ 60% – 90%, chỉ số sâu mất trám (SMT) trung bình là 2,4; tỷ lệ viêm lợi cao từ 70% – 90% và gặp ở mọi lứa tuổi, có nơi gần 100% ở tuổi dậy thì [3]. Việt Nam là một nước đang phát triển, đối mặt với tỷ lệ mắcbệnh sâu răng cao. Theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng (SKRM) toàn quốc lần thứ 2 của tác giả Trịnh Đình Hải (giai đoạn 2015-2019) cho thấy bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, sâu răng vĩnh viễn tăng lên theo tuổi, tỷ lệ sâu răng nhiều nhất gặp ở nhóm tuổi 18-34 tuổi (72,8%), chảy máu lợi ở trẻ em chiếm 35,7%[4].
Bệnh răng miệng tăng dần theo nhóm tuổi [4] vì thời gian càng dài thì sự tích lũy của các tác nhân gây bệnh càng nhiều. Đối với học sinh trong độ tuổi 12 – 15, đây là độ tuổi bắt đầu hình thành bộ răng vĩnh viễn, mặc dù trẻ em ở lứa tuổi có thể tự chăm sóc răng miệng, nhưng vẫn chịu nhiều ảnh hưởng từ những hành vi của thành viên trong gia đình và môi trường giáo dục nhà trường. Vì vậy nhận thức, thực hành đúng về chăm sóc bệnh răng miệng của học sinh ở độ tuổi này là rất cần thiết để góp phần làm giảm tỷ lệ hiện mắc bệnh răng miệng nói chung.
Hiện nay, các chương trình SKRM truyền thống hầu hết chỉ giúp đối tượng cải thiện được kiến thức về vệ sinh răng miệng (VSRM), còn cải thiện thực hành của đối tượng về VSRM thì còn gặp các hạn chế nhất định. Vì vậy,việc đánh giá thực trạng bệnh răng miệng hiện nay là cần thiết để có cơ sở đề xuất những biện pháp can thiệp phù hợp cải thiện SKRM.
Tỉnh Thái Bình là tỉnh đồng bằng với diện tích đất tự nhiên 1.546,54 km2. Toàn tỉnh gồm có 8 huyện, thành phố, hệ thống y tế của tỉnh nói chung và chương trình chăm sóc răng miệng học đường nói riêng trong những năm qua rất phát triển. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào khảo sát về tình trạng SKRM vàcác yếu tố liên quan đến tình trạng SKRM của học sinh từ 12-15 tuổi tại địa bàn tỉnh Thái Bình, từ đó khuyến nghị các giải pháp hiệu quả thực hiện trong chương trình nha học đường nhằm làm giảm tỷ lệ bệnh răng miệng ở lứa tuổi học sinh trung học sơ sở.
Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Thực trạng bệnh răng miệng và kiến thức, thực hành chăm sóc răng miệng của học sinh tại 2 trường Trung học cơ sở thành phố Thái Bình năm 2020”
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả thực trạng bệnhrăng miệng của học sinh tại 2 trường Trung học cơ sở thành phố Thái Bình năm 2020.
2. Đánh giá kiến thức, thực hành vềchăm sócrăng miệng và một số yếu tố liên quan dến bệnh răng miệngcủa học sinh tại 2 trường Trung học cơ sở thành phố Thái Bình năm 2020.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3
1.1. Khái quát về sức khỏe răng miệng 3
1.1.1. Bệnh sâu răng 3
1.1.2. Bệnh nha chu 8
1.2. Thực trạng bệnh răng miệng 12
1.2.1. Bệnh sâu răng 12
1.2.2. Bệnh nha chu 18
1.3. Kiến thức, thực hành về chăm sóc răng miệng 20
1.4. Các yếu tố liên quan đến tình trạng bệnh răng miệng 22
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Địa bàn, đối tượng và thời gian nghiên cứu 24
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu 24
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 24
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu 25
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 25
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 25
2.3. Các biến số nghiên cứu và chỉ số đánh giá 26
2.3.1. Các nhóm biến số nghiêm cứu 26
2.3.2. Các chỉ số đánh giá 26
2.4. Các bước tiến hành 31
2.4.1. Cách tổ chức khám 31
2.4.2. Phỏng vấn 31
2.5. Xử lý và phân tích số liệu 33
2.5.1. Đối với số liệu định lượng 33
2.5.2. Đối với số liệu định tính 33
2.6. Hạn chế sai số 33
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 34
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 35
3.2. Thực trạng mắc bệnh răng miệng của học sinh trung học cơ sở 37
3.3. Kiến thức. thực hành phòng chống bệnh răng miệng của học sinh trung học cơ sở 44
3.4. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng bệnh răng miệng của học sinh 51
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 59
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 59
4.2. Thực trạng mắc bệnh răng miệng của học sinh trung học cơ sở 60
4.3. Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh răng miệng của học sinh và một số yếu tố liên quan dến bệnh răng miệng 65
4.3.1. Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh răng miệng của học sinh 65
4.3.2. Các yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng 69
KẾT LUẬN 74
KHUYẾN NGHỊ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Trung bình SMT-R ở trẻ 12 tuổi theo khu vực 13
Bảng 3.1. Đối tượng nghiên cứu theo trường và giới 35
Bảng 3.2. Mối liên quan giữa tuổi và giới 36
Bảng 3.3. Tỷ lệ học sinh mắc bệnh răng miệng theo trường, 37
Bảng 3.4. Tỷ lệ học sinh bị sâu răng theo trường 38
Bảng 3.5. Tỷ lệ học sinh bị sâu răng theo giới tính 39
Bảng 3.6. Thực trạng sâu, mất, trám của học sinh 40
Bảng 3.7. Chỉ số SMT của học sinh theo trường, giới, tuổi) 41
Bảng 3.8. Bệnh răng miệng ở học sinh theo trường, giới và nhóm tuổi 42
Bảng 3.9. Mức độ bệnh nha chu trường, giới, tuổi 43
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa SMT – R và OHI – S 44
Bảng 3.11. Thực trạng nghe về bệnh răng miệng theo trường, giới, tuổi 44
Bảng 3.12. Kiến thức về tác hại của bệnh răng miệng của học sinh 46
Bảng 3.13. Kiến thức về phòng chống bệnh răng miệng của học sinh 47
Bảng 3.14. So sánh giữa phỏng vấn kiến thức và thực hành cách chải răng của học sinh 47
Bảng 3.15. Số lần, thời điểm và thời gian chải răng của học sinh 48
Bảng 3.16. Thói quen ăn đồ ngọt trong ngày của học sinh 49
Bảng 3.17. Đánh giá kiến thức, thực hành của học sinh về bệnh răng miệng và cách phòng chống bệnh răng miệng 50
Bảng 3.18. Liên quan giữa bệnh răng miệng và nghề nghiệp của bố mẹ 51
Bảng 3.19. Liên quan giữa tình trạng bệnh sâu răng và các chỉ số 52
Bảng 3.20. Liên quan giữa tình trạng bệnh sâu răng và khám răng 53
Bảng 3.21. Liên quan giữa tình trạng bệnh sâu răng và mức độ thường xuyên ăn đồ ngọt của học sinh 53
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa thói quen vệ sinh răng 54
Bảng 3.23. Mối liên hệ giữa các yếu tố liên quan và viêm lợi 56
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biều đồ 3.1. Đối tượng nghiên cứu theo trường và khối lớp 35
Biều đồ 3.2. Đặc điểm nghề nghiệp bố mẹ và trường 36
Biều đồ 3.3. Tỷ lệ bệnh răng miệng của học sinh 38
Biều đồ 3.4. Tỷ lệ học sinh sâu răng theo khối lớp 39
Biều đồ 3.5. Tỷ lệ học sinh nhận biết thông tin bệnh răng theo trường 45
Biều đồ 3.6. Kiến thức về dấu hiệu bệnh răng miệng của học sinh 45
Biều đồ 3.7. Kiến thức về nguyên nhân gây bệnh răng miệng của học sinh 46
Biều đồ 3.8. Số lần đi khám răng trong một năm 49
Biều đồ 3.9. Lý do đi khám trong năm 50
Nguồn: https://luanvanyhoc.com