Thực trạng công tác khử khuẩn-tiệt khuẩn dụng cụ y tế của một số bệnh viện Y học cổ truyền tại thành phố Hà Nội và kết quả can thiệp
Luận án tiến sĩ y học Thực trạng công tác khử khuẩn-tiệt khuẩn dụng cụ y tế của một số bệnh viện Y học cổ truyền tại thành phố Hà Nội và kết quả can thiệp.Hiện nay, tái sử dụng các dụng cụ, đặc biệt là các dụng cụ y tế dùng lại trong chăm sóc và điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, là một việc làm thường quy trong các bệnh viện ở Việt Nam đã được Bộ Y tế quy định. Quá trình tái sử dụng này nếu không được tuân thủ nghiêm ngặt theo qui trình từ khâu làm sạch, khử khuẩn và
tiệt khuẩn có thể gây nên những hậu quả, làm ảnh hưởng đến chất lượng điều trị người bệnh do làm gia tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn tại bệnh viện từ việc sử dụng dụng cụ y tế (1).
Nhiễm khuẩn liên quan đến dụng cụ từ lâu đã được quan tâm trên thế giới. Trong một báo cáo của Esel D năm 2002 trên những người bệnh sau phẫu thuật tim liên quan đến một vụ dịch làm 11 người bệnh tử vong do viêm nội tâm mạc, 17 người bệnh bị nhiễm khuẩn bệnh viện nguyên nhân từ chất lượng máy tiệt khuẩn không được kiểm soát đẫn đến chất lượng tiệt khuẩn dụng cụ y tế không đạt yêu cầu (2). Vào năm 2011, Tao L và cộng sự tiến hành nghiên cứu tại 398 khoa Hồi sức tích cực của 70 bệnh viện tại Thượng Hải, Trung Quốc, cho thấy tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện chung là 5,3% với tỷ suất là 6,4/1000 ngày điều trị, trong đó viêm phổi mắc phải chiếm tỉ lệ cao nhất là 20,8/1000 ngày thở máy (3). Nghiên cứu của Spach DH và cộng sự qua 281 trường hợp nhiễm khuẩn liên quan đến nội soi đường tiêu hóa thì có tới 97 trường hợp bị lây nhiễm do dụng cụ nội soi (34,5%) (4).
Tại Việt Nam, hiện nay tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện chung ở người bệnh nhập viện từ 5%-10% tùy theo đặc điểm và quy mô bệnh viện. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện có thể lên tới 20% – 30% ở những khu vực có nguy cơ cao như hồi sức tích cực, sơ sinh, ngoại khoa…(1). Các vụ dịch bùng phát hoặc sự cố liên quan đến việc xử lý dụng cụ y tế không đạt yêu cầu về vô khuẩn gần đây đã cho thấy tính cấp thiết của việc đảm bảo dụng cụ y tế khi tái sử dụng phải an toàn qua việc khử khuẩn – tiệt khuẩn (5, 6, 7).
Cùng sự phát triển của ngành Y tế nói chung, Y học cổ truyền cũng có nhiều thay đổi đáng kể, sự phối kết hợp Đông – Tây Y trong chăm sóc và điều trị chính là xu thế phát triển tự nhiên và tất yếu của nền Y học hiện đại trên thế giới. Các bệnh2 viện Y học cổ truyền đã chuyển dần từ mô hình điều trị chuyên khoa Y học cổ truyền sang mô hình đa khoa, tiếp nhận và sử dụng trang thiết bị công nghệ cao trong chẩn đoán, điều trị bằng y học hiện đại, can thiệp sâu, kịp thời, hiệu quả với tình trạng cấp cứu, cấp tính, ngoại khoa… Việc kết hợp hai nền Y học một cách toàn diện, chặt chẽ tại Việt nam theo định hướng của Đảng và Chính phủ đã mang lại hiệu quả tích cực.
Tuy nhiên sự thay đổi này yêu cầu mở rộng phạm vi kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện liên quan đến quá trình khử khuẩn- tiệt khuẩn đối với dụng cụ y tế tái sử dụng lại mở ra những thách thức mới cho ngành Y (8, 9, 120). Năm 2012 Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 3671/QĐ- BYT ngày 27/9/2012 cụ thể hóa từ Quy chế bệnh viện năm 1997 về công tác khử khuẩn- tiệt khuẩn DCYT.
Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai thực hiện, công tác khử khuẩn, tiệt khuẩn DCYT tại các cơ sở khám chữa bệnh nói chung vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Nhiều cơ sở Y tế lúng túng trong vận hành hoạt động, đầu tư nguồn lực và phát triển công tác khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ. Trong khi các kỹ thuật, thủ thuật phải sử dụng dụng cụ cần khử khuẩn, tiệt khuẩn tại các cơ sở khám chữa bệnh đã và đang phát triển mạnh mẽ. Sự “không tương thích” này đang ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động chuyên môn và sự an toàn người bệnh (10,13).
Với quy mô và chức năng nhiệm vụ của các bệnh viện YHCT hiện nay, theo quy định của Bộ Y tế thì cũng có rất nhiều các phẫu thuật, kỹ thuật và thủ thuật xâm lấn yêu cầu dụng cụ cần phải được khử khuẩn, tiệt khuẩn đạt chuẩn. Tại Quyết định 5840/QĐ- BYT ngày 30/12/2020 về việc ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Y học cổ truyền đã nêu rõ danh mục các phẫu thuật, kỹ thuật, thủ thuật xâm lấn chuyên ngành Y học cổ truyền được thực hiện như: phẫu thuật rò hậu môn, phẫu thuật cắt trĩ, kỹ thuật tiêm xơ trĩ, các kỹ thuật cấy chỉ điều trị nhiều chứng, bệnh… (31). Ngoài ra còn thực hiện nhiều phẫu thuật, thủ thuật xâm lấn và kỹ thuật khác như các bệnh viện Y học hiện đại nên các bệnh viện YHCT nằm trong phạm vi điều chỉnh của Hướng dẫn khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ của Bộ Y tế ban hành năm 2012 (10). Tuy nhiên, so với các bệnh viện Y học hiện đại thì các bệnh viện YHCT lại chưa bắt kịp về công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn nói chung và công tác KK-TK DCYT nói riêng bởi ảnh hưởng của tư tưỡng cũ là chỉ có vấn chẩn, vọng chẩn, văn chẩn, là châm cứu, xoa3 bóp bấm huyệt… Thêm vào đó, nhiều bệnh viện Y học cổ truyền nguồn lực còn hạn chế, việc xử lý dụng cụ y tế tái sử dụng chưa tuân thủ theo quy trình vẫn diễn ra. Hà Nội là trung tâm văn hóa chính trị của và kinh tế của cả nước, luôn có sự tiếp cận và đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà Nước, trong đó có các chính sách về Y tế. Là nơi hội tụ của nhiều bệnh viện Y học cổ truyền có tiềm năng đang trên đà phát triển mạnh mẽ theo hướng phối kết hợp giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại trong khám, chữa bệnh. Do vậy, thực tế đòi hỏi rất cần phải đưa ra các giải pháp giúp cho việc hoạt động khử khuẩn- tiệt khuẩn dụng cụ y tế được thực hiện đúng và phù hợp nhằm cải thiện “khoảng trống” lớn trong công tác khử khuẩn- tiệt khuẩn dụng cụ tại các bệnh viện này, đảm bảo an toàn cho người bệnh và góp phần cải thiện chất lượng điều trị, đồng thời là cơ sở để các các bệnh viện khác tham khảo và thực hiện.
Với ý nghĩa thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu:
“Thực trạng công tác khử khuẩn-tiệt khuẩn dụng cụ y tế của một số bệnh viện Y học cổ truyền tại thành phố Hà Nội và kết quả can thiệp”4
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng công tác khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ y tế của một số Bệnh viện Y học cổ truyền tại thành phố Hà Nội năm 2018.
2. Đánh giá kết quả một số biện pháp can thiệp tới công tác khử khuẩn-tiệt khuẩn tại bệnh viện Tuệ Tĩnh viện Y học cổ truyền đã chuyển dần từ mô hình điều trị chuyên khoa Y học cổ truyền sang mô hình đa khoa, tiếp nhận và sử dụng trang thiết bị công nghệ cao trong chẩn đoán, điều trị bằng y học hiện đại, can thiệp sâu, kịp thời, hiệu quả với tình trạng cấp cứu, cấp tính, ngoại khoa… Việc kết hợp hai nền Y học một cách toàn diện, chặt chẽ tại Việt nam theo định hướng của Đảng và Chính phủ đã mang lại hiệu quả tích cực.
Tuy nhiên sự thay đổi này yêu cầu mở rộng phạm vi kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện liên quan đến quá trình khử khuẩn- tiệt khuẩn đối với dụng cụ y tế tái sử dụng lại mở ra những thách thức mới cho ngành Y (8, 9, 120).
Năm 2012 Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 3671/QĐ- BYT ngày 27/9/2012 cụ thể hóa từ Quy chế bệnh viện năm 1997 về công tác khử khuẩn- tiệt khuẩn DCYT.
Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai thực hiện, công tác khử khuẩn, tiệt khuẩn DCYT tại các cơ sở khám chữa bệnh nói chung vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Nhiều cơ sở Y tế lúng túng trong vận hành hoạt động, đầu tư nguồn lực và phát triển công tác khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ. Trong khi các kỹ thuật, thủ thuật phải sử dụng dụng cụ cần khử khuẩn, tiệt khuẩn tại các cơ sở khám chữa bệnh đã và đang phát triển mạnh mẽ. Sự “không tương thích” này đang ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động chuyên môn và sự an toàn người bệnh (10,13).
Với quy mô và chức năng nhiệm vụ của các bệnh viện YHCT hiện nay, theo quy định của Bộ Y tế thì cũng có rất nhiều các phẫu thuật, kỹ thuật và thủ thuật xâm lấn yêu cầu dụng cụ cần phải được khử khuẩn, tiệt khuẩn đạt chuẩn. Tại Quyết định 5840/QĐ- BYT ngày 30/12/2020 về việc ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Y học cổ truyền đã nêu rõ danh mục các phẫu thuật, kỹ thuật, thủ thuật xâm lấn chuyên ngành Y học cổ truyền được thực hiện như: phẫu thuật rò hậu môn, phẫu thuật cắt trĩ, kỹ thuật tiêm xơ trĩ, các kỹ thuật cấy chỉ điều trị nhiều chứng, bệnh… (31). Ngoài ra còn thực hiện nhiều phẫu thuật, thủ thuật xâm lấn và kỹ thuật khác như các bệnh viện Y học hiện đại nên các bệnh viện YHCT nằm trong phạm vi điều chỉnh của Hướng dẫn khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ của Bộ Y tế ban hành năm 2012 (10). Tuy nhiên, so với các bệnh viện Y học hiện đại thì các bệnh viện YHCT lại chưa bắt kịp về công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn nói chung và công tác KK-TK DCYT nói riêng bởi ảnh hưởng của tư tưỡng cũ là chỉ có vấn chẩn, vọng chẩn, văn chẩn, là châm cứu, xoa3bóp bấm huyệt… Thêm vào đó, nhiều bệnh viện Y học cổ truyền nguồn lực còn hạn chế, việc xử lý dụng cụ y tế tái sử dụng chưa tuân thủ theo quy trình vẫn diễn ra. Hà Nội là trung tâm văn hóa chính trị của và kinh tế của cả nước, luôn có sự tiếp cận và đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà Nước, trong đó có các chính sách về Y tế. Là nơi hội tụ của nhiều bệnh viện Y học cổ truyền có tiềm năng đang trên đà phát triển mạnh mẽ theo hướng phối kết hợp giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại trong khám, chữa bệnh. Do vậy, thực tế đòi hỏi rất cần phải đưa ra các giải pháp giúp cho việc hoạt động khử khuẩn- tiệt khuẩn dụng cụ y tế được thực hiện đúng và phù hợp nhằm cải thiện “khoảng trống” lớn trong công tác khử khuẩn- tiệt khuẩn dụng cụ tại các bệnh viện này, đảm bảo an toàn cho người bệnh và góp phần cải thiện chất lượng điều trị, đồng thời là cơ sở để các các bệnh viện khác tham khảo và thực hiện.
Với ý nghĩa thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu:
“Thực trạng công tác khử khuẩn-tiệt khuẩn dụng cụ y tế của một số bệnh viện Y học cổ truyền tại thành phố Hà Nội và kết quả can thiệp”4
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng công tác khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ y tế của một số Bệnh viện Y học cổ truyền tại thành phố Hà Nội năm 2018.
2. Đánh giá kết quả một số biện pháp can thiệp tới công tác khử khuẩn-tiệt khuẩn tại bệnh viện Tuệ Tĩnh
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………………………………………………..i
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………………………………………..ii
MỤC LỤC ……………………………………………………………………………………………………………iii
DANH MỤC CÁC HÌNH……………………………………………………………………………………..vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ …………………………………………………………………vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ………………………………………………………………………………….viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT……………………………………………………………………..x
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………….1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………….4
Chương 1 ………………………………………………………………………………………………………5
TỔNG QUAN ……………………………………………………………………………………………….5
1.1.Một số khái niệm cơ bản về khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ y tế liên quan
nghiên cứu …………………………………………………………………………………………………….5
1.2. Quy định khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ y tế tại Việt Nam …………………………….6
1.3. Hướng dẫn công tác khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ y tế tại Việt Nam ……………8
1.4. Thực trạng công tác khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ y tế tại các cơ sở y tế……..27
1.5. Một số căn cứ để xây dựng các giải pháp can thiệp ……………………………………..33
1.6. Cơ sở xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu……………………………………………….36
1.7. Giới thiệu ba bệnh viện nghiên cứu ………………………………………………………….39
Chương 2……………………………………………………………………………………………………………..40
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………40
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………..40
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………….40
2.3. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………………………41
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu…………………………………………………………..41
2.5. Phương pháp thu thập số liệu:………………………………………………………………….46
2.6. Các biến số và chỉ số nghiên cứu ……………………………………………………………..55
2.7. Phương pháp phân tích số liệu …………………………………………………………………60
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu……………………………………………………………………….61iv
2.9. Hạn chế trong nghiên cứu ……………………………………………………………………….62
Chương 3……………………………………………………………………………………………………………..63
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………………………63
3.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHỬ KHUẨN-TIỆT KHUẨN DỤNG CỤ Y TẾ
TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
NĂM 2018 ………………………………………………………………………………………………….63
3.2. Các hoạt động can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành khử khuẩn -tiệt khuẩn dụng
cụ của nhân viên y tế bệnh viện tuệ tĩnh…………………………………………………………….86
3.3. Kết quả cải thiện về kiến thức và thực hành của nhân viên y tế về khử khuẩn –
tiệt khuẩn dụng cụ y tế tại bệnh viện tuệ tĩnh …………………………………………………..89
Chương 4: BÀN LUẬN………………………………………………………………………………………104
4.1.Tthực trạng công tác khử khuẩn-tiệt khuẩn dụng cụ y tế của một số bệnh viện y
học cổ truyền tại thành phố hà nội ………………………………………………………………..104
4.2. Xây dựng các hoạt động can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành khử khuẩn – tiệt khuẩn
của nhân viên y tế tại bệnh viện tuệ tĩnh ………………………………………………………………122
4.3. Đánh giá kết quả của một số biện pháp can thiệp ………………………………………..125
4.4. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu……………………………………………………..132
4.5. Bàn luận về điểm mới của nghiên cứu…………………………………………………….134
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………………….135
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………………..137
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………………………..138
Phụ lục 1…………………………………………………………………………………………………………….150
Phụ lục 2…………………………………………………………………………………………………………….152
Phụ lục 3a…………………………………………………………………………………………………………..154
Phụ lục 3b…………………………………………………………………………………………………………..160
Phụ lục 4a…………………………………………………………………………………………………………..163
Phụ lục 4b…………………………………………………………………………………………………………..164
Phụ lục 4c…………………………………………………………………………………………………………..165
Phụ lục 4d…………………………………………………………………………………………………………..166
Phụ lục 4e…………………………………………………………………………………………………………..167v
Phụ lục 5a…………………………………………………………………………………………………………..169
Phụ lục 5b…………………………………………………………………………………………………………..171
Phụ lục 6…………………………………………………………………………………………………………….174
Phụ lục 7…………………………………………………………………………………………………………….180
Phụ lục 8…………………………………………………………………………………………………………….182
Phụ lục 9…………………………………………………………………………………………………………….18
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Chu trình xử lý DC tái sử dụng (10)………………………………………………………..10
Hình 1.2. Phân loại vi sinh vật theo mức độ nhạy cảm với hóa chất khử khuẩn (10) …13
Hình 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng KK-TK (14) ………………………………….17
Hình 1.4. Màng sinh học dưới kính hiển vi điện tử (33) …………………………………………19
Hình 1.5. Quy trình quản lý và kiểm soát chất lượng tiệt khuẩn (34) ……………………..19
Hình 1.6. Ứng dụng BI trong kiểm soát chất lượng thiết bị tiệt khuẩn (35)……………….20
Hình 1.7. Mô hình lây nhiễm khuẩn bệnh viện (47) ……………………………………………….23
Hình 1.8. Yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viện an toàn (16) ………………………………………….25
Hình 1.9. Mô hình thông tin – động lực – kỹ năng hành vi (88)……………………………….35
Hình 1.10. Các yếu tố cấu phần công tác khử khuẩn –tiệt khuẩn dụng cụ (12)……….36
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu……………………………………………………………………………………54vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Đường đi và phân vùng Đơn vị Tiệt khuẩn trung tâm (10)…………………….22
Sơ đồ 1.2: Khung lý thuyết (53, 122)……………………………………………………………………..38
Biểu đồ 3.1. Phân nhóm nhân viên y tế theo tổng điểm kiến thức cơ bản chung về khử
khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế……………………………………………………………………………….75
Biểu đồ 3.2. Phân nhóm NVYT theo số nhóm kiến thức đạt……………………………………76
Biểu đồ 3.3. Phân nhóm nhân viên Y tế khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn theo tổng điểm
kiến thức chung về khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế……………………………………………79
Biểu đồ 3.4. Phân nhóm nhân viên y tế theo số nhóm kiến thức đạt …………………………79
Biểu đồ 3.5. Phân bố nhân viên y tế theo nhóm thực hành……………………………………….86
Biểu đồ 3.6. Kết quả cải thiện tỷ lệ nhân viên y tế có tổng điểm kiến thức cơ bản chung
về khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế đạt……………………………………………………………….93
Biểu đồ 3.7. Cải thiện tỷ lệ nhân viên y tế có số nhóm kiến thức đạt………………………..94
Biểu đồ 3.8. Kết quả cải thiện tỷ lệ đạt theo nhóm điểm thực hành…………………………103viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại dụng cụ theo Spaulding và mức độ vô khuẩn (10)…………………….9
Bảng 2.1. Các giai đoạn triển khai nghiên cứu………………………………………………………..41
Bảng 2.2. Quá trình triển khai nghiên cứu………………………………………………………………49
Bảng 2.3. Tổng hợp về phương pháp thực hiện ………………………………………………………56
Bảng 2.4. Cách chấm điểm và đánh giá kiến thức, thực hành về KK-TK………………….58
Bảng 3.1. Một số đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu ………………………63
Bảng 3.2. Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của ba bệnh viện…………………………………64
Bảng 3.3. Tổ chức Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn và công tác KK-TK………………..66
Bảng 3.4. Máy móc, phương tiện khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ y tế cơ bản…………..67
Bảng 3.5. Phương tiện xử lý dụng cụ bẩn tại các khoa sử dụng DC………………………….68
Bảng 3.6. Quy trình chuyên môn thực hành khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ y tế………69
Bảng 3.7. Kiến thức về khái niệm cơ bản……………………………………………………………….70
Bảng 3.8. Kiến thức về nhiễm khuẩn bệnh viện liên quan đến sử dụng dụng cụ y tế …71
Bảng 3.9. Kiến thức về nguyên tắc khi khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế ………………72
Bảng 3.10. Kiến thức về phân loại dụng cụ y tế theo Spaudling……………………………….73
Bảng 3.11. Kiến thức về các phương pháp tiệt khuẩn ……………………………………………..74
Bảng 3.12. Kiến thức cơ bản chung của nhân viên y tế về khử khuẩn, tiệt khuẩn……75
Bảng 3.13. Kiến thức về các tác nhân, yếu tố ảnh hưởng đến khử khuẩn, tiệt khuẩn …76
Bảng 3.14. Kiến thức về quản lý khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế tập trung …………77
Bảng 3.15. Kiến thức kiểm soát chất lượng tiệt khuẩn …………………………………………….78
Bảng 3.16. Kiến thức chung của nhân viên Y tế khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn về khử
khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế……………………………………………………………………………….78
Bảng 3.17. Kiểm soát chất lượng vô khuẩn dụng cụ y tế và thiết bị KK-TK……………..80
Bảng 3.18. Thực hành làm sạch dụng cụ y tế trước khử khuẩn, tiệt khuẩn………………..81
Bảng 3.19. Thực hành kiểm tra và đóng gói dụng cụ ………………………………………………82
Bảng 3.20. Thực hành khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế bằng hóa chất …………………83
Bảng 3.21. Thực hành tiệt khuẩn bằng phương pháp hấp ướt…………………………………..84
Bảng 3.22. Thực hành tiệt khuẩn bằng phương pháp hấp khô………………………………….85ix
Bảng 3.23. Điểm thực hành chung về khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế ………………..85
Bảng 3.24. Các hoạt động can thiệp đã triển khai……………………………………………………86
Bảng 3.25. Kết quả cải thiện kiến thức về khái niệm khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ…89
Bảng 3.26. Kết quả cải thiện kiến thức về nhiễm khuẩn bệnh viện liên quan đến sử
dụng dụng cụ y tế………………………………………………………………………………………………….90
Bảng 3.27. Kết quả cải thiện kiến thức về nguyên tắc khử khuẩn, tiệt khuẩn…………….91
Bảng 3.28. Kết quả cải thiện kiến thức về phân loại dụng cụ y tế theo Spaudling ……..91
Bảng 3.29. Kết quả cải thiện kiến thức về các phương pháp tiệt khuẩn…………………….92
Bảng 3.30. Kết quả cải thiện kiến thức cơ bản chung của nhân viên y tế ………………….93
Bảng 3.31. Sự thay đổi kiến thức về các tác nhân, yếu tố ảnh hưởng đến KK-TK …….95
Bảng 3.32. Sự thay đổi kiến thức về quản lý khử khuẩn, tiệt khuẩn tập trung……………95
Bảng 3.33. Sự thay đổi kiến thức kiểm soát chất lượng tiệt khuẩn……………………………96
Bảng 3.34. Kết quả cải thiện thực hành kiểm soát chất lượng vô khuẩn dụng cụ y tế và
thiết bị khử khuẩn, tiệt khuẩn ………………………………………………………………………………..97
Bảng 3.35. Kết quả cải thiện thực hành làm sạch dụng cụ trước khi KK-TK…………….98
Bảng 3.36. Kết quả cải thiện thực hành kiểm tra và đóng gói dụng cụ ……………………..99
Bảng 3.37. Kết quả cải thiện thực hành KK-TK DCYT bằng hóa chất ………………….100
Bảng 3.38. Kết quả cải thiện thực hành tiệt khuẩn bằng phương pháp hấp ướt………..101
Bảng 3.39. Kết quả cải thiện thực hành tiệt khuẩn bằng phương pháp hấp khô ……….102
Bảng 3.40. Kết quả cải thiện điểm thực hành chung về khử khuẩn, tiệt khuẩn ………..10
Nguồn: https://luanvanyhoc.com