THỰC TRẠNG CUNG ỨNG THUỐC CỦA CÁC CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC TƯ NHÂN VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP TẠI HAI HUYỆN VÙNG NÔNG THÔN TỈNH HẢI DƯƠNG

THỰC TRẠNG CUNG ỨNG THUỐC CỦA CÁC CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC TƯ NHÂN VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP TẠI HAI HUYỆN VÙNG NÔNG THÔN TỈNH HẢI DƯƠNG

THỰC TRẠNG CUNG ỨNG THUỐC CỦA CÁC CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC TƯ NHÂN VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP TẠI HAI HUYỆN VÙNG NÔNG THÔN TỈNH HẢI DƯƠNG.Thuốc có vai trò quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Cùng với sự chuyển dịch về mô hình bệnh tật và sự tiến bộ trong khoa học kỹ thuật, chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây, số lượng mặt hàng thuốc cũng như chi phí tiền thuốc hàng năm trên thế giới tăng lên nhanh chóng [56]. Mạng lưới cung ứng thuốc của Việt Nam phát triển khá mạnh và rộng khắp trên toàn quốc từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu vùng xa giúp cho người dân có thể tiếp cận được thuốc một cách dễ dàng [7]. Số lượng các cơ sở bán lẻ cũng có sự gia tăng nhanh chóng từ 36.958 cơ sở (năm 2006) lên 39.172 cơ sở bán lẻ (năm 2011) và 41.135 cơ sở bán lẻ năm 2014 [16]. Tuy nhiên, sự phân bố và quy mô của các cơ sở bán lẻ này không giống nhau giữa các khu vực, giữa thành thị và nông thôn. Đồng thời, hệ thống bán lẻ thuốc còn tồn tại nhiều bất cập: tình trạng bán các thuốc phải kê đơn mà không có đơn là phổ biến, tỷ lệ bán thuốc không có đơn ở thành thị là 88%, ở nông thôn là 91% [28].

Bên cạnh đó, tỷ lệ người bán thuốc có tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc cho khách hàng còn thấp: 72,7% thuốc được mua không đơn và chỉ 52,8% người bán thuốc có tư vấn về sử dụng thuốc cho người mua thuốc [39]. Kiến thức và thực hành của người bán lẻ thuốc còn hạn chế trong cả tư vấn, hướng dẫn khách hàng cách dùng thuốc hợp lý [49], [50].
Môt nghiên cứu tổng quan xác định các nguyên nhân và rào cản ảnh của các vấn đề nói trên trong thực hành của các dược sĩ tại cộng đồng ở các nước có thu nhập thấp và trung bình bao gồm [94]: i) nguyên nhân từ hệ thống y tế, bất cập trong tổ chức bộ máy, công tác quản lý nhà nước đối với hành nghề
Dược tư nhân, dẫn đến tình trạng kém tuân thủ các qui định; ii) vai trò của dược sĩ trong cung ứng dịch vụ y tế tại cộng đồng chưa được nhìn nhận đúng mức; iii) công tác đào tạo, giáo dục chưa đầy đủ và chuyên nghiệp: dược sĩ/người2 bán thuốc thiếu thông tin và kiến thức chuyên môn trong hành nghề. Điều này cho thấy cần có các biện pháp can thiệp mang tính chất đồng bộ, tác động đến các nhóm yếu tố kể trên nhằm nâng cao hiệu quả thực hành tại các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân.
Ở Việt Nam, quy định về thực hành nhà thuốc tốt (GPP) được ra đời và trở thành một tiêu chuẩn xuyên suốt, giúp các cơ sở bán lẻ thực hiện cũng như giúp ích cho công tác quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, cho đến nay, thông tin về việc tuân thủ các quy định GPP vẫn còn hạn chế. Các biện pháp tăng cường tuân thủ thực hành nhà thuốc tốt ở cộng đồng khu vực nông thôn cũng chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Hải Dương là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Sông Hồng và là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Trong những năm qua, Hải Dương có sự phát triển đáng kể về số lượng và quy mô các cơ sở bán lẻ thuốc. Tuy nhiên, thực trạng tuân thủ các tiêu chuẩn thực hành nhà thuốc tốt cũng như hiệu quả của các biện pháp đa can thiệp lên việc tuân thủ các tiêu chuẩn này còn chưa được đánh giá. Do vậy nhằm cải thiện việc tuân thủ các quy định về thực hành nhà thuốc tốt, qua đó góp phần nâng cao chất lượng bán lẻ thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân tại cộng đồng, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với 3 mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng việc thực hiện các tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại các cơ sở bản lẻ thuốc tư nhân tại 2 huyện Kim Thành và Gia Lộc năm 2012.
2. Mô tả kiến thức, thực hành chuyên môn của người bán thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân tại hai huyện nghiên cứu.
3. Đánh giá hiệu quả can thiệp nhằm cải thiện việc tuân thủ một số tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT …………………………………………………….i
DANH MỤC CÁC BẢNG ……………………………………………………………………ii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ………………………………………………………………iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ………………………………………………………………iv
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………. 3
1.1. Đại cương về thực hành nhà thuốc tốt ………………………………………. 3
1.2. Thực trạng hoạt động và thực hành nhà thuốc tốt …………………….. 15
1.3. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ……………………………………………. 33
1.4. Khung lý thuyết của nghiên cứu …………………………………………….. 36
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …….. 37
2.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………… 37
2.2. Địa điểm nghiên cứu …………………………………………………………….. 38
2.3. Thời gian nghiên cứu ……………………………………………………………. 39
2.4. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………. 40
2.5. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu ……………….. 40
2.6. Các biến số và chỉ số nghiên cứu……………………………………………. 45
2.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ………………………….. 49
2.8. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin ……………………………………. 52
2.9. Các hoạt động can thiệp ………………………………………………………… 54
2.10. Xử lý và phân tích số liệu ……………………………………………………… 59
2.11. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ……………………………………………… 60
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………… 62
3.1. Thực trạng thực hiện các tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại các
cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân tại 2 huyện Kim Thành và Gia Lộc năm 2012 623.2. Kiến thức, thực hành chuyên môn của người bán thuốc tại các cơ sở
bán lẻ thuốc tư nhân tại 2 huyện Kim Thành và Gia Lộc……………………… 74
3.3. Hiệu quả can thiệp nhằm cải thiện việc thực hiện một số tiêu chuẩn
thực hành nhà thuốc tốt tại các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân …………………… 81
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN…………………………………………………………………. 90
4.1. Thực trạng thực hiện các tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại các
cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân tại 2 huyện Kim Thành và Gia Lộc năm 2012 90
4.2. Kiến thức và thực hành chuyên môn của người bán thuốc tại cơ sở
bán lẻ thuốc tư nhân tại 2 huyện Kim Thành và Gia Lộc……………………… 97
4.3. Hiệu quả can thiệp nhằm cải thiện tuân thủ một số tiêu chuẩn thực
hành nhà thuốc tốt tại các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân ………………………… 104
4.4. Về những hạn chế của nghiên cứu ………………………………………… 118
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………….. 120
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………… 122
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN………………………………………………………….. 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………….. 124
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………………….. 13

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Mô hình can thiệp tăng cường cung ứng và sử dụng thuốc hợp lý
tại cộng đồng ……………………………………………………………………………………… 19
Bảng 1.2. Một số thông tin hành chính và cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân trên địa
bàn tỉnh Hải Dương…………………………………………………………………………….. 35
Bảng 2.1. Một số thông tin cơ bản về 2 huyện nghiên cứu ……………………… 39
Bảng 2.2. Số lượng cơ sở bán lẻ được chọn tham gia nghiên cứu……………… 41
Bảng 2.3. Số lượng khách hàng được chọn tham gia nghiên cứu ……………… 42
Bảng 2.4. Các nhóm chỉ số chính trong nghiên cứu định lượng………………… 47
Bảng 2.5. Tổng hợp các kỹ thuật thu thập thông tin trong nghiên cứu ………. 53
Bảng 3.1. Số lượng các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân theo loại hình tại địa
bàn nghiên cứu …………………………………………………………………………………… 62
Bảng 3.2. Thông tin chung về người phụ trách chuyên môn của các cơ sở bán
lẻ thuốc tư nhân ………………………………………………………………………………….. 63
Bảng 3.3. Thông tin chung về người bán lẻ thuốc của các cơ sở bán lẻ thuốc tư
nhân ………………………………………………………………………………………………….. 63
Bảng 3.4. Thông tin chung về khách hàng mua thuốc……………………………… 64
Bảng 3.5. Tiến độ đạt GPP của các cơ sở bán lẻ tại địa bàn nghiên cứu năm
2012………………………………………………………………………………………………….. 64
Bảng 3.6. Trình độ chuyên môn của người bán lẻ thuốc………………………….. 65
Bảng 3.7. Thực trạng đạt một số tiêu chuẩn về xây dựng và thiết kế của các các
cơ sở bán lẻ tại địa bàn nghiên cứu năm 2012………………………………………… 68
Bảng 3.8. Thực trạng đạt tiêu chuẩn diện tích của các cơ sở bán lẻ…………… 68
Bảng 3.9. Thực trạng đạt tiêu chuẩn về cơ sở vật chất và vệ sinh môi trường
của các cơ sở bán lẻ thuốc……………………………………………………………………. 69
Bảng 3.10. Thực trạng đạt tiêu chuẩn thiết bị bảo quản thuốc ………………….. 69
Bảng 3.11. Tỷ lệ một số trang thiết bị cơ bản của các cơ sở bán lẻ thuốc…… 70iii
Bảng 3.12. Tỷ lệ bảng hiệu đúng quy định của các cơ sở bán lẻ thuốc………. 70
Bảng 3.13. Sự tuân thủ về sắp xếp vào bảo quản thuốc……………………………. 72
Bảng 3.14. Một số thông tin về công tác quản lý hành nghề Dược tư nhân trên
địa bàn hai huyện nghiên cứu……………………………………………………………….. 72
Bảng 3.15. Tỷ lệ người bán lẻ trả lời đúng các thuốc phải kê đơn…………….. 74
Bảng 3.16. Kiến thức về việc ghi nhãn thuốc khi ra lẻ…………………………….. 76
Bảng 3.17. Số lượng và loại hình cơ sở bán lẻ tại thời điểm sau can thiệp…. 81
Bảng 3.18. Số lượng và loại hình cơ sở đạt GPP…………………………………….. 81
Bảng 3.19. Trình độ chuyên môn của người bán lẻ thuốc tại các cơ sở đạt GPP
…………………………………………………………………………………………………………. 82
Bảng 3.20. Thông tin chung của khách hàng mua thuốc………………………….. 82
Bảng 3.21. Thay đổi về tuân thủ điều kiện cơ sở vật chất và VSMT …………. 83
Bảng 3.22. Thay đổi về tuân thủ các tiêu chuẩn về trang thiết bị………………. 83
Bảng 3.23. Hiệu quả can thiệp đối với tuân thủ tiêu chuẩn thực hành ghi nhãn
khi ra lẻ……………………………………………………………………………………………… 84
Bảng 3.24. Thay đổi về tuân thủ thực hành sắp xếp bảo quản thuốc …………. 85
Bảng 3.25. Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức của người bán lẻ về các nội
dung cần tư vấn cho khách hàng…………………………………………………………… 87
Bảng 3.26. Hiệu quả can thiệp lên thực hành tư vấn của người bán lẻ cho khách
hàng mua thuốc ………………………………………………………………………………….. 8

Leave a Comment