Thực trạng dinh dưỡng và kiến thức thực hành chăm sóc dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên năm 2018

Thực trạng dinh dưỡng và kiến thức thực hành chăm sóc dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên năm 2018

Luận văn thạc sĩ y học Thực trạng dinh dưỡng và kiến thức thực hành chăm sóc dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên năm 2018.Suy thận mạn tính là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển mạn tính gây tổn thương nhu mô thận từ từ dẫn đến sự xơ hóa các neuphron thận gây suy giảm chức năng thận hay giảm mức lọc cầu thận. Khi người bệnh mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối cần phải áp dụng phương pháp điều trị thay thế thận suy, trong đó lọc máu là phương pháp được áp dụng rộng rãi và có hiệu quả đăc biệt là thận nhân tạo (TNT). Theo các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người bệnh bị suy thận mãn (STM) phải chạy thận nhân tạo chiếm một tỷ lệ khá lớn khoảng 0.2% dân số. Ở Việt Nam ngày càng có nhiều người bệnh (NB) suy thận mạn tính được điều trị bằng lọc máu chu kỳ, hiện nay có khoảng hơn 2.000 người bệnh đang được lọc máu tại các trung tâm thận nhân tạo trên cả nước. Phần lớn người bệnh đều được chẩn đoán ở giai đoạn muộn và bắt đầu lọc máu với tình trạng dinh dưỡng kém do hội chứng urê máu cao, kèm theo một chế độ ăn kiêng đạm kéo dài trước đó [2], [4], [8].


Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Vân Anh và Trần Thị Phúc Nguyệt năm 2008 trên người bệnh suy thận mạn – có lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn cao (41%) , thừa cân 11%. Nghiên cứu cũng cho biết có  81% chưa hiểu rõ về chế độ ăn hợp lý, 30% người bệnh không thực hiện đúng hướng dẫn về chế độ ăn, 36,6% người bệnh không biết nấu và lựa chọn thức ăn.
Đa số người bệnh đang lọc máu chu kỳ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn cùng với sự hiểu biết về dinh dưỡng còn hạn chế, nên phần lớn người bệnh chỉ tập trung vào lọc máu mà ít chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình một cách phù hợp, do vậy ảnh hưởng không tốt đến tình trạng dinh dưỡng và khả năng hồi phục sức khỏe. Vì vậy với đặc điểm của người bệnh suy thận mạn tính, người bệnh cần phải kiểm soát chế độ và thành phần dinh dưỡng hàng ngày hợp lý nhằm góp phần kiểm soát các rối loạn do bệnh lý gây ra đồng thời cũng phải đảm bảo dinh dưỡng để người bệnh có đủ năng lượng thực hiện các cuộc lọc máu trong tuần. Thực hiện chế độ dinh dưỡng cho người bệnh suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ như thế nào để đảm bảo hai mục tiêu trên là một vấn đề rất khó và phụ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng của mỗi người bệnh. 
Điện Biên là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí thấp, đời sống nghèo. Việc chăm lo sức khỏe không được quan tâm đúng mức, hiểu biết về bệnh và dinh dưỡng chế độ ăn bệnh lý còn rất nhiều hạn chế. Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên là bệnh viện hạng I gồm 31 khoa phòng chức năng. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh cũng như kiến thức hiểu biết và thái độ chăm sóc dinh dưỡng của người nhà và các nhân viên y tế tại bệnh viện vẫn còn hạn chế chưa được nghiên cứu nào đánh giá. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiêm cứu đề tài: “Thực trạng dinh dưỡng và kiến thức thực hành chăm sóc dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên năm 2018” nhằm mục tiêu:
1. Xác định tình trạng dinh dưỡng và một số chỉ số sinh hóa của người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biện.
2. Mô tả kiến thức thực hành về chăm sóc dinh dưỡng của người bệnh trên địa bàn nghiên cứu.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1. Một số khái niệm    3
1.1.1. Tình trạng dinh dưỡng    3
1.1.2. Suy dinh dưỡng    4
1.1.3. Khái niệm chung về suy thận mạn    5
1.2. Đại cương về suy thận mạn – thận nhân tạo    5
1.2.1. Các giai đoạn bệnh thận mạn    5
1.2.2. Ảnh hưởng của lọc máu đến tình trạng dinh dưỡng của người bệnh    6
1.3. Một số phương pháp đánh giá TTDD………………………………..8
1.3.1.Phương pháp nhân trắc    8
1.3.2.Phương pháp hoá sinh    9
1.3.3.Phương pháp điều tra khẩu phần:    10
1.3.4.Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng phương pháp đánh giá tổng thể đối tượng SGA (Subject Global Assessment) và MNA (Mini Nutritional Assessment).    10
1.4. Những nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng ở người bệnh suy thận mạn tính trên thế giới và tại Việt Nam    11
1.4.1.Vai trò của dinh dưỡng đối với người bệnh thận nhân tạo chu kỳ    11
1.4.2. Một  số nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn trên thế giới    13
1.4.3. Các  nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn tại Việt Nam    16
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    23
2.1. Đối tượng nghiên cứu    23
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu    23
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu    23
2.1.3. Thời gian nghiên cứu    23
2.2. Phương pháp nghiên cứu    24
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu    24
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn cỡ mẫu    24
2.2.3. Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu    24
2.2.4. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu    25
2.2.5. Các tiêu chuẩn đánh giá sử dụng trong nghiên cứu    28
2.2.6. Xử lý số liệu.    32
2.2.7. Đạo đức trong nghiên cứu:    33
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    34
3.1. Đánh giá tình trạng nhân trắc và sinh hóa dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên năm 2018    34
3.2. Mô tả kiến thức thực hành chăm sóc dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên năm 2018    43
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN    54
4.1. Tình trạng dinh dưỡng và một số chỉ số sinh hóa của người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên năm 2018    54
4.2. Mô tả kiến thức thực hành chăm sóc dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên năm 2018    69
KẾT LUẬN    76
KHUYẾN NGHỊ    78
TÀI LIỆU THAM KHẢO    1

 DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại suy thận và biện pháp điều trị    6
Bảng 1.2. Các giai đoạn của suy thân mãn tính    7
Bảng 3.1. Đặc điểm về nhóm tuổi và trình độ học vấn của người bệnh    34
Bảng 3.2. Đặc điểm về nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu    35
Bảng 3.3. Đặc điểm về thời gian bị bệnh suy thận    35
Bảng 3.4. Đặc điểm về thời gian lọc máu thận của người bệnh    36
Bảng 3.5. Phân loại thình trạng dinh dưỡng của người bệnh theo BMI theo giới    36
Bảng 3.6. Phân loại BMI của người bệnh theo vòng eo và tỷ lệ eo/mông    37
Bảng 3.8. Phân loại  tình trạng dinh dưỡngcủa người bệnh  theo SGA theo thời gian bị bệnh suy thận (n=65)    38
Bảng 3.9. Phân loại  tình trạng dinh dưỡng của người bệnh theo SGA theo thời gian lọc máu thận (n=65)    39
Bảng 3.10. Phân loại tình trạng dinh dưỡng của người bệnh theo MNA    39
Bảng 3.11. Phân loại  tình trạng dinh dưỡng của người bệnh theo MNA theo thời gian bị bệnh suy thận (n=22)    40
Bảng 3.12. Tỷ lệ người bệnh tăng huyết áp theo giới tính    40
Bảng 3.13. Giá trị trung bình một số chỉ số sinh hóa của đối tượng    41
Bảng 3.14. Tỷ lệ thiếu máu, thiếu albumin của người bệnh theo BMI    42
Bảng 3.15. Tỷ lệ người bệnh dự trữ sắt thấp, thiếu sắt tế bào theo BMI    43
Bảng 3.16. Tỷ lệ người bệnh biết về chế độ dinh dưỡng cho bệnh suy thận mạn theo thời gian mắc bệnh    43
Bảng 3.17. Tỷ lệ người bệnh biết về mục đích chế độ dinh dưỡng cho bệnh suy thận mạn theo thời gian mắc bệnh    44
Bảng 3.18. Tỷ lệ người bệnh biết về chế độ ăn nhạt và thời điểm thực hiện    45
Bảng 3.19. Tỷ lệ người bệnh biết cụ thể về chế độ ăn nhạt theo thời gian mắc bệnh    46
Bảng 3.20. Tỷ lệ người bệnh biết hậu quả không kiểm soát lượng nước đưa vào cơ thể theo thời gian mắc bệnh    47
Bảng 3.21. Tỷ lệ người bệnh được tư vấn và thực hiện chế độ dinh dưỡng    48
Bảng 3.22. Các thực phẩm người bệnh  hạn chế sử dụng khi bị suy thận theo thời gian mắc bệnh    50
Bảng 3.23. Lượng muối người bệnh đưa vào cơ thể hàng ngày    50
Bảng 3.24. Thực hành ăn lượng protein sau mỗi lần lọc máu của người bệnh theo thời gian mắc bệnh    51
Bảng 3.25. Tỷ lệ người bệnh đã kiểm soát lượng nước đưa vào cơ thể theo thời gian mắc bệnh    51
Bảng 3.26. Tần suất sử dụng trong tuần qua một số loại thực phẩm của người bệnh    52

DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ người bệnh có vòng eo cao, eo/mông cao theo giới tính    37
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ tăng huyết áp của người bệnh theo BMI    41
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ thiếu albumin và thiếu máu của người bệnh    42
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ người bệnh biết về lượng protein trong khẩu phần theo thời gian mắc bệnh    44
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ người bệnh biết về lý do cần ăn nhạt trong bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ    46
Biểu đồ 3.6.  Lý do người bệnh không thực hiện đúng chế độ ăn theo tư vấn (n=24)    49

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment