Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn

Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn

Luận án tiến sĩ y học Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp.Vệ sinh môi trường là một trong những vấn đề được quan tâm không chỉ ở phạm vi một quốc gia, một khu vực mà đang là vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu bởi tầm quan trọng của nó với sức khỏe con người. Ở nhiều vùng nông thôn, vệ sinh môi trường còn kém, chất thải của con người và gia súc chưa được xử lý đúng cách và chưa đảm bảo hợp vệ sinh, tập quán dùng phân người bón ruộng làm phát tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe người dân, đây là một trong những nguyên nhân gây dịch bệnh đường tiêu hóa cho cộng đồng như tả, lỵ, thương hàn… [1], [5], [6].

Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp Miền núi phía Bắc nước ta là một địa bàn chiến lược rất quan trọng về kinh tế, chính trị và quốc phòng, là khu vực sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc ít người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam như Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông…[54]. Trong chiến lược con người của Đảng ta, việc chăm lo sức khoẻ cho nhân dân các dân tộc miền núi vừa là mục tiêu, vừa là chính sách động lực để có một nguồn nhân lực mạnh khoẻ, có trí tuệ nhằm thực hiện việc xây dựng các vùng trọng điểm chiến lược này. Thế nhưng hiện tại việc chăm sóc sức khỏe ở một số vùng dân tộc thiểu số còn chưa tốt, tình hình vệ sinh môi trường ở các cộng đồng dân tộc thiểu số còn nhiều nguy cơ ô nhiễm, tỷ lệ hộ gia đình có nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh rất thấp [55], [80].

Người Dao là một trong số các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc, lịch sử người Dao ở nước ta đã hơn 300 năm. Người Dao sống chủ yếu ở vùng sâu vùng xa khắp biên giới Việt Trung từ tỉnh Lai Châu, Điện Biên cho tới tỉnh Cao Bằng, Hà Giang và Thái Nguyên. Điều kiện kinh tế văn hóa xã hội và vệ sinh môi trường của người Dao còn nhiều khó khăn. Trong khi người dân ở các khu đô thị, miền đồng bằng được sử dụng nước máy và nhà tiêu hợp vệ sinh thì người Dao và các dân tộc thiểu số khác ở khu vực miền núi không có đủ nước sạch và nhà tiêu để sử dụng. Kết quả điều ừa của Cục Y tế dự phòng và môi trường năm 2010 về điều kiện vệ sinh môi trường của một số dân tộc thiểu số Việt Nam cho thấy người Dao chủ yếu dùng nước suối đầu nguồn (57,6%) và giếng khơi (18,3%), ngoài ra còn có 21,4% dùng các nguồn nước khác không thuộc các nguồn nước sạch [26]. Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ hộ gia đình người Dao có nhà tiêu rất thấp (50,4%) và hầu hết không đảm bảo vệ sinh, tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh chỉ 5,8%, những hộ gia đình người Dao không có nhà tiêu đều đi ngoài ra vườn và rừng (85,5%) [26],[40]. Để giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường, đã có một số chương trình can thiệp được triển khai ở các địa phương, song chưa bao phủ hết các xã đặc biệt khó khăn vì vậy điều kiện vệ sinh môi trường có thể chưa được cải thiện. Vậy câu hỏi đặt ra là hành vi vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay ra sao? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi vệ sinh môi trường của người Dao nơi đây? Từ đó có những giải pháp nào phù hợp để cải thiện hành vi vệ sinh môi trường cho người Dao? Để trả lời các câu hỏi trên, nghiên cứu đề tài: “Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp” được tiến hành với mục tiêu sau:

1. Đánh giá thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên năm 2011.

2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến hành vi vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên năm 2011.

3. Đánh giá kết quả thử nghiệm mô hình truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh môi trường cho người Dao tại xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐÉN LUẬN ÁN

1. Hoàng Anh Tuấn, Đàm Khải Hoàn, Nguyễn Văn Hiến (2014), “Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về VSMT của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, chuyên san Nông – Sinh – Y, Đại học Thái Nguyên, tập 123(09)/2014, tr. 3-10.

2. Hoàng Anh Tuấn, Đàm Khải Hoàn, Nguyễn Văn Hiến (2014), “Một số yếu tố liên quan đến hành vi VSMT của người Dao tại 4 xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Yhọc thực hành, (7;925), tr. 149-152.

3. Hoàng Anh Tuấn, Đàm Khải Hoàn, Nguyễn Văn Hiến (2014), “Hiệu quả can thiệp về VSMT của người Dao tại các xã đặc biệt khó khăn của huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Yhọc thực hành, (7; 924), tr. 58-61.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp

Tiếng việt

1. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết của BộChính trị về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới.

2. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2010), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004), Báo cáo Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, giai đoạn 1998-2008, Hà Nội.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006¬2010, Hà Nội.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Báo cáo kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 1999-2005, Hà Nội.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Báo cáo Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2008, Hà Nội.

7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Quyết định số 734/QĐ-BNN-TL ngày 18/9/2009, Về việc phê duyệt kế hoạch thông tin – giáo dục truyền thông thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 – 2010, Hà Nội.

8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Báo cáo kết quả thực hiệnChương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 – 2010, Hà Nội.

9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012), Quyết định số 2570/QĐ-BNN-TCLL, ngày 22/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Phê duyệt điều chỉnh bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn triển khai công tác theo dõi đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn”, Hà Nội.

10. Bộ Y tế (2014), Quyết định số 4667/2014/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành “Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020”, Hà Nội.

11. Bộ Y tế (2005), Chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt nam trong tình hình mới,Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 178-192.

12. Bộ Y tế (2005), Chăm sóc sức khỏe cho người nghèo tại Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

13. Bộ Y tế (2006), Thông tư số 15/2006/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2006, Về việc hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình, Hà Nội.

14. Bộ Y tế (2007), Quyết định số 1467/QĐ-BYT ngày 19/4/2007, về việc ban hành quy chế công nhận danh hiệu “Gia đình sức khỏe”, “Làng sức khỏe”, “Tổ dân phố sức khỏe ”, “Cụm dân cư sức khỏe”, Hà Nội.

15. Bộ Y tế (2013), Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế 2013, Hà Nội.

16. Bộ Y tế (2014), Niên giám thống kê y tế năm 2013, Phòng thống kê tin học Bộ Y tế, Hà Nội.

17. Bộ Y tế (2011), Thông tư số 27/2011/TT-BYT Ban hành quỉ chuẩn kỹ thuậtQuốc gia về nhà tiêu – điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh (QCVN 01:2011/BYT), Hà Nội.

18. Bộ Y tế (2005), Báo cáo kết quả điều tray tế quốc gia 2001-2002, Hà Nội.

19. Bộ Y tế (2002), Các chính sách và giải pháp thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu, Hà Nội, tr. 8-11.

20. Bộ Y tế – Bộ Văn hóa Thông tin – Ban thường trực Ủy ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam (2003), Chương trình phối hợp đẩy mạnh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đờì sống văn hóa”, số 687/YT-DP ngày 23/01/2003, Hà Nội.

21. Bộ Y tế – UNICEF (2007), Báo cáo điều tra thực trạng vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân ở nông thôn Việt Nam, Hà Nội.

22. Dự án phòng chống sốt rét Việt Nam – Bỉ Bộ Y tế (1999), Tài liệu tập huấn về các bệnh giun sán cho cán bộ y tế cơ sở, Hà Nội, tr. 1-9.

23. Trần Thị Trung Chiến (2003), “Xây dựng y tế Việt Nam công bằng và phát triển”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 236-240.

24. Trần Thị Trung Chiến, Nguyễn Thành Trung, Ngô Khang Cường, và Cộng sự (2003), “Mô hình nhà y tế bản cho vùng cao miền núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn ở Việt Nam’”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 54-79.

25. Chính phủ (2000), Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020, Hà Nội.

26. Cục Y tế dự phòng và Môi trường (2010), Vệ sinh môi trường ở một số dân tộc thiểu số Việt Nam, Nhà xuất bản Hà Nội, tr. 52-104.

27. Bế Viết Đằng, Nguyễn Khắc Tụng, Nguyễn Nam Tiến (1971), Người Dao ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

28. Kiều Khắc Đôn (2001), Vài vấn đề về môi trường ở nông thôn trung du và miền núi, “Nâng cao năng lực chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào các dân tộc những vùng khó khăn ở khu vực miền núi phía Bắc”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học công nghệ YDược, Đại học Thái Nguyên, tr. 125-127.

29. Mai Đình Đức, Lê Văn Tuấn, Nông Thanh Sơn (2005), “Nghiên cứu giải pháp giáo dục thích hợp về môi trường và sức khoẻ cho đồng bào dân tộc xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái nguyên”, Tạp chí Y học thực hành (531/2005), tr. 15-19.

30. Phạm Ngọc Giới (2001), “Một số mô hình kết hợp quân dân y hoạt động có hiệu quả”, Tạp chí Y học quân sự (2/2001), tr. 16-23.

31. Nông Thái Sơn Hà (2005), Nghiên cứu mô hình quản lý phân người thích hợp ở nhà sàn và nhân rộng mô hình cho đồng bào dân tộc một số khu vực miền núi phía Bắc, Chuyên đề tốt nghiệp Bác sỹ đa khoa, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.

32. Hoàng Văn Hải, Đàm Khải Hoàn (2012), “Thực trạng CSSKBĐ của người Thái Nghĩa Lộ – Yên Bái và các yếu tố liên quan”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, tập 89 (01/2/2012), tr. 20-25.

33. Đỗ Hàm (2007), Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 60 – 75.

34. Đỗ Hàm, Hoàng Khải Lập, Nguyễn Khắc Hùng và Cộng sự (1998), “Một số nhận xét về thực trạng môi trường sống của đồng bào dân tộc Thái, Mường ở Sơn La và Hoà Bình”, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học tập VUI-1998, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 26-32.

35. Nguyễn Văn Hiến (2004), Nghiên cứu hoạt động giáo dục sức khoẻ tại một số xã của một huyện đồng bằng Bắc Bộ và thử nghiệm mô hình can thiệp giáo dục sức khoẻ, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.

36. Đàm Khải Hoàn (2010), Huy động cộng đồng truyền thông giáo dục sứckhỏe ở miền núi, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

37. Đàm Khải Hoàn (2010), Khoa học hành vi và truyền thông giáo dục nâng cao sức khỏe, Tài liệu đào tạo sau đại học, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên.

38. Đàm Khải Hoàn (1998), Nghiên cứu xây dựng mô hình cộng đồng tham gia vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân một số vùng miền núi phía Bắc, Luận án Tiến sĩ Y học, Hà Nội, tr. 4-82.

39. Đàm Khải Hoàn (2004), “Thực trạng KAP về vệ sinh môi trường của người dân ở 2 xã vùng cao huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí thông tin Y dược học, (04/2004), Hà Nội, tr. 21-26.

40. Đàm Khải Hoàn và Cộng sự (2008), Nghiên cứu huy động cộng đồng cải thiện hành vi vệ sinh môi trường cho người dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Đề tài cấp bộ, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên

41. Đàm Khải Hoàn và Cộng sự (2005), “Thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu ở 3 xã huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Y học thực hành, (531/2005), Hà Nội, tr. 20-25.

42. Đàm Khải Hoàn và Cộng sự (2003), “Bước đầu nhận xét một số phong tục tập quán có ảnh hưởng đến sức khoẻ người Dao ở một số bản vùng III thuộc tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí Yhọc thực hành, (03/475), Hà Nội, tr. 22-25.

43. Đàm Khải Hoàn và Nguyễn Thành Trung (2001), “Thực trạng chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở miền núi phía Bắc”, Kỷ yếu hội thảo Nâng cao năng lực chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào các dân tộc những vùng khó khăn ở khu vực miền núi phía Bắc, Thái Nguyên (12/2001), tr. 205-212.

44. Đàm Khải Hoàn, Đàm Thị Tuyết, Hạc Văn Vinh (2003), “Đánh giá bước đầu mô hình giáo viên cắm bản tham gia vào truyền thông – giáo dục sức khoẻ sinh sản cho người dân vùng cao huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên”, Nội san khoa học công nghệ Y – Dược học miền núi, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, tr. 55 – 63.

45. Nguyễn Đình Học (2003), Nghiên cứu phát triển thể chất, mô hình bệnh tật và một số yếu tố ảnh hưởng ở trẻ em dân tộc Dao, Bắc Thái, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

46. Lường Văn Hom, Đàm Khải Hoàn (2012), “Thực trạng bệnh tật của người Mông ở hai huyện Mù Căng Chải và Trạm Tấu tỉnh Yên Bái và các yếu tố liên quan”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, tập 89, (01/2/2012), tr. 25 – 29.

47. Bế Ngọc Hùng (2006), Thực trạng sử dụng nguồn nước và bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Huyền Tụng và xã Xuất Hóa thị xã Bắc Kạn, Chuyên đề tốt nghiệp Chuyên khoa cấp I Y tế công cộng, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.

48. Nguyễn Văn Hùng, Ngô Văn Hựu, và Cộng sự (2013), Báo cáo kết quả đánh giá cuối kỳ Dự án: Tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số thông qua đào tạo tại Việt Nam – Cách tiếp cận hệ thống, Hà Nội.

49. Đỗ Thị Minh Hương và Cộng sự (2005), “Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về sử dụng nguồn nước và một số giải pháp can thiệp tại xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Y học thực hành, (531/2005), tr. 31 – 36.

50. Lý Ngọc Kính (1999), Nghiên cứu thực trạng và xây dựng mô hình y tế thôn bản tại Đồng Hỷ Thái Nguyên theo cơ chế xã hội hoá, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.

51. Hà Quế Lâm (2001), “Thực trạng môi trường nông thôn miền núi phía Bắc Việt Nam, những giải pháp khắc phục ô nhiễm và phát triển lành mạnh hoá môi trường”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học công nghệ Y – Dược 12/2001, Tr. 152 – 157.

52. Hoàng Khải Lập, Nông Thanh Sơn, Đồng Ngọc Đức và Cộng sự (1999), Xác định các yếu tố nguy cơ đặc thù của môi trường vùng núi tỉnh Thái Nguyên tác động đến sức khoẻ cộng đồng, đề xuất và áp dụng các biện pháp can thiệp, Chương trình khoa học công nghệ.11.02.

53. Hoàng Khải Lập, Nông Thanh Sơn, Đồng Ngọc Đức và Cộng sự (1997),“Đánh giá thực trạng một số đặc điểm sự tác động và mối liên quan giữa môi trường và sức khoẻ nhân dân xã Nam Hoà, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, tập IX, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 40-47.

54. Hoàng Khải Lập và Cộng sự (1998), Điều tra cơ bản sinh thái môi trường và sức khoẻ, mô hình bệnh tật của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam 1994-1996, Dự án độc lập cấp Nhà nước, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, tr. 47-73.

55. Hoàng Khải Lập và Cộng sự (2001), “Nghiên cứu tác động của một số yếu tố môi trường sống lên sức khoẻ và bệnh tật của đồng bào các dân tộc ở Quang Thuận, Bạch Thông, Bắc Kạn”, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học, tập IX-1998, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 48-55.

56. Hoàng Văn Liêm, Đào Ngọc Lan, Đàm Khải Hoàn (2012), “Thực trạng CSSKBĐ của người Tày huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái và các yếu tố liên quan”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, tập 89, (01/2/2012), tr. 23-27.

57. Nguyễn Thị Khánh Linh (2007), Thực trạng các công trình vệ sinh của người dân xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên trong phong trào xây dựng làng văn hoá sức khoẻ, Khoá luận tốt nghiệp Bác sỹ đa khoa, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên.

58. Khổng Thị Mai (2003), Đánh giá hiệu quả công tác chăm sóc sức khoẻ trẻ em sau can thiệp bằng các hoạt động của mô hình Nhà y tế bản ở một số bản vùng cao, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn của miền núi, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.

59. Võ Thị Mai (2003), Thực trạng môi trường nông thôn và kiến thức thái độ thực hành về chăm sóc môi trường cơ bản của người dân ở xã Ôn Lương huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.

60. Lê Thị Ánh Nguyệt (2003), Thực trạng kiến thức thái độ thực hành về vệ sinhmôi trường của người dân ở 2 xã vùng cao huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, Chuyên đề tốt nghiệp Bác sỹ đa khoa, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.

61. Ngô Thị Nhu (2009), “Thực trạng nhà tiêu hộ gia đình, nhận thức, thực hànhcủa người dân về bảo quản và sử dụng nhà tiêu tại ba xã huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình năm 2009”, Tạp chí Y học thực hành, (11/2010), Hà Nội, tr. 25-28.

62. Lê Thị Quyên, Đàm Khải Hoàn (2001), “Thực trạng công tác chăm sóc sứckhoẻ ban đầu cho người Nùng, H’Mông ở xã Quang Sơn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên”, Nội san Khoa học – Công nghệ Y Dược, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, Hội nghị khoa học tuổi trẻ, (3/2001), tr. 214 – 223.

63. Hoàng Thái Sơn (2009), Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinhmôi trường của người dân huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên.

64. Bùi Thanh Tâm (1998), “Xây dựng các mô hình y tế phù hợp để đáp ứng cácyêu cầu chăm sóc sức khoẻ thiết yếu của nhân dân và tạo điều kiện phát triển ngành y tế”, Thư tin số 7/1998, Hà Nội, tr. 10-11.

65. Nguyễn Đình Thắng (2007), Thực trạng kiến thức thái độ thực hành VSMT củangười Dao xã Hợp Tiến huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, Chuyên đề tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên.

66. Nguyễn Thị Thanh (2004), “Thực trạng công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân tại 3 xã đặc biệt khó khăn của huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí Y học thực hành, (08/2004), Hà Nội, tr. 11-13

67. Phạm Văn Thành (2012), Thực trạng và hiệu quả can thiệp bằng giáo dụctruyền thông cải thiện hành vi xử lý phân của người Tày tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, Luận án chuyên khoa II Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên.

68. Quách Đình Thiệp (2001), Xây dựng mô hình kết hợp quân dân y tại 4 xãbiên giới huyện Sông Mã – Sơn La, Luận văn thạc sĩ Y học, Học viện quân y, Hà Nội.

69. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg, Về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 – 2010,(chương trình 135 giai đoạn II).

70. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg, Về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015.

71. Thủ tướng chính phủ (2012), Quyết định số 30/2012/QĐ-TTg Về tiêu chí xácđịnh thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 – 2015.

72. Tổng cục Dân số (2011), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009,Phân tích các chỉ số chủ yếu, Hà Nội, tr. 19-21.

73. Tổng cục Thống kê (2006), Kết quả tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn vàthủy sản, Hà Nội.

74. Nguyễn Thành Trung, Lý Ngọc Kính, Đàm Khải Hoàn và Cộng sự (1999),Nghiên cứu xây dựng mô hình y tế thôn bản phù hợp với miền núi của tỉnh Thái Nguyên, Đề tài cấp Bộ, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.

75. Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Quốc tế IRC và công ty tư vấn ADCOMcủa Việt Nam (2010), Nghiên cứu tính bền vững của phương pháp tiếp thị vệ sinh ở nông thôn Việt Nam.

76. Lê Anh Tuấn (2003), Nhà vệ sinh nông thôn ở Việt Nam – hiện trạng và vấnđề, Hà Nội.

77. Uỷ ban DS – GĐ – TE – Học viện quân y (2003), Đánh giá kết quả thực hiệndự án hợp tác Nam Nam về sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình sau 2 năm thực hiện tại Hà Tây và Quảng Ninh (2001-2002), Hà Nội, tr. 17-75.

78. Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam (1971), Người Dao ở Việt Nam, Nhà xuấtbản Khoa học xã hội, Hà Nội.

79. Trịnh Hữu Vách và Cộng sự (2006), “Tình hình xây dựng, sử dụng nhà tiêu tại các hộ gia đình ở 3 huyện thuộc 2 tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam”, Tạp chí Yhọc thực hành, (01/2006), Hà Nội, tr. 65-70.

80. Đặng Nghiêm Vạn (1998), Cộng đồng quốc gia các dân tộc Việt Nam, Hà Nội.

81. Viện Dân tộc học (2001), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phíaBắc), Hà Nội.

82. Viện Nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường (2010), Báo cáo đánh giá tiếp cận và sử dụng các dịch vụ pháp lý của phụ nữ dân tộc thiểu số, Hà Nội, tr. 1-10.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment