THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VỀ VỆ SINH ATTP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VỀ VỆ SINH ATTP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VỀ VỆ SINH ATTP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH
Phạm Đức Minh1

Mục tiêu: Xác định thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của học sinh 2 trường tiểu học Đông Giang và Hồng Việt của huyện Đông Hưng, Thái Bình.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Điều tra cắt ngang mô tả kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) về An toàn thực phẩm (ATTP) của 457 học sinh tiểu học ở 2 trường Tiểu học Đông Giang và Hồng Việt trong 2 xã Đông Giang và Hồng Việt, thuộc huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
Kết quả: Một số nội dung kiến thức có tỷ lệ đạt yêu cầu cao như: 86% biết uống nước lã sẽ sinh bệnh, 94,3% biết ăn bẩn sẽ sinh bệnh, 92,8% cho rằng ruồi bọ đậu vào thức ăn sẽ bị hỏng, hầu hết cho rằng phải rửa tay trước khi ăn (99,1%) và sau khi đi vệ sinh (98,2%) cũng như sau khi nghịch bẩn (97,6%). Trong tình huống bị tiêu chảy: có 54.3% các em biết phải báo cho người lớn. 40.5% cho rằng báo báo cho bố mẹ, thầy cô để được cho uống thuốc và 58.2% biết sẽ được đưa đến cơ sở y tế khám chữa bệnh nếu báo cho người lớn biết.
Đa số các nội dung đánh giá về thái độ ATTP đều cho kết quả đạt yêu cầu cao. Trong sinh hoạt hàng ngày, trung bình một ngày mỗi học sinh trường tiểu học rửa tay 5,2 lần (45,1% tổng số cơ hội rửa tay) và trong đó chỉ có 3,7 lần rửa tay bằng xà phòng và nước sạch (chiếm 73,6% số lần thực hành rửa tay). Tỷ lệ tiêu chảy chung trong 2 tuần là 2,4%.
Kết luận: Tỷ lệ KAP về ATTP đạt yêu cầu chưa cao và tồn tại khoảng cách lớn từ kiến thức tới thực hành ATTP đạt yêu cầu của học sinh tiểu học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thu, N.T.X., thực trạng điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của các bếp ăn tập thể trường tiểu học, mầm non công lập huyện từ liêm – hà nội năm 2010. 2011.
2. Hùng, Đ.N. and N.T.K. Thương, Điều tra hiểu biết của người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm tại thành phố Đà Nẵng năm 2012. Tạp chí  học thực hành, 2014. 933+934: p. 242-246.
3. Hạnh, L.T., “đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của nhận dân xã thụy liên, huyện thái thụy tỉnh thái bình. 2007.
4. Ejemot-Nwadiaro, R.I., et al., Hand washing promotion for preventing diarrhoea. Cochrane Database Syst Rev, 2015. 9(9): p. CD004265.
5. Nam, N.H., Nghiên cứu thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của người tiêu dùng tại 10 tỉnh, năm 2009. 2010, Học viện Quân y: Hà Nội.
6. Nga, N.T., L.Q. Hùng, and N.T. Hà, Khảo sát kiến thức về an toàn thực phẩm của người chăm sóc trẻ từ 2 đến 5 tuổi tại hộ gia đình xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, Hà Nội năm 2011. Tạp chí Y học Việt Nam, 2013. 401(1): p. 13-17

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VỀ VỆ SINH ATTP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH

Leave a Comment