THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CHĂM SÓC TRẺ SAU TIÊM CHỦNG TRONG 24 GIỜ ĐẦU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA CÁC BÀ MẸ TẠI HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG NĂM 2020

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CHĂM SÓC TRẺ SAU TIÊM CHỦNG TRONG 24 GIỜ ĐẦU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA CÁC BÀ MẸ TẠI HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG NĂM 2020

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CHĂM SÓC TRẺ SAU TIÊM CHỦNG TRONG 24 GIỜ ĐẦU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA CÁC BÀ MẸ TẠI HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG NĂM 2020
Học viên: Nguyễn Văn Sơn
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đặng Vũ Phương Linh
Tiêm chủng là việc sử dụng các hình thức khác nhau để đưa vắc xin, sinh phẩm y tế vào cơ thể con người với mục đích tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch [16]. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng vắc xin có thể xảy ra các trường hợp phản ứng sau tiêm (PƯST) có liên quan hoặc không liên quan đến tiêm chủng. Việc giám sát phản ứng sau tiêm chủng để phát hiện sớm và xử trí các tai biến xảy ra sẽ góp phần làm giảm diễn biến nặng của các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng, giúp cho người dân yên tâm và tin tưởng vào việc tiêm chủng phòng bệnh.
Chính vì những lý do nêu trên chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trong 24 giờ đầu và một số yếu tố liên quan của các bà mẹ tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang năm 2020.” với 2 mục tiêu: (1) Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm 24 giờ đầu, của các bà mẹ có con từ 2 đến 18 tháng tuổi ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang năm 2020. (2) Phân tích một số yếu tố liên quan đến thực hành chăm sóc trẻ trong 24 giờ đầu sau tiêm chủng của các bà mẹ tại huyện Chợ Mới tỉnh An Giang năm 2020.
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang và phân tích, thời gian thực hiện từ tháng 07/2019 đến tháng 10 năm 2020, tại 5 xã (Tấn Mỹ, Long Điền A, Hòa Bình, Kiến Thành, Mỹ Hội Đông) của huyện Chợ Mới tỉnh An Giang,
trên 285 bà mẹ có con trong độ tuổi từ 2 đến 18 tháng, đang tiêm chủng trong chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) tại địa bàn nghiên cứu. Các thông tin về kiến  thức, thái độ, thực hành của bà mẹ được theo dõi tại điểm tiêm và phỏng vấn bà mẹ bằng bộ câu hỏi sau khi trẻ được tiêm sau 2 ngày.
Kết quả nghiên cứu cho thấy 33% bà mẹ có kiến thức chăm sóc trẻ sau tiêm đạt. 77,9% bà mẹ có thái độ tích cực đối với các phản ứng sau tiêm chủng.
Thực hành CSTST chủng của các bà mẹ tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang được ghi nhận: 95,4% bà mẹ theo dõi trẻ tại TYT đủ 30 phút, và theo dõi chăm sóc trẻ tại nhà đủ 24 giờ. Khi trẻ có sốt 82,9% bà mẹ cho trẻ mặc quần áo mát, 77,1 % dùng thuốc hạ sốt, 88,4% lau mình bằng nước ấm và 50,5% cho trẻ bú nhiều hơn. Khi trẻ có phản ứng tại chỗ, 24,5% bà mẹ xử trí bằng cách chườm nóng, 19,7% chườm lạnh, 2,2% đắp thuốc nam và 53,27% bà mẹ không làm gì.
Đánh giá tỷ lệ bà mẹ thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm đạt 95,4%. Nghiên cứu củng chỉ ra có 3 yếu tố liên quan đến thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm của người mẹ: Kiến thức (OR=6,23, p<0,04), thái độ (OR=6,31, p<0,01) và truyền thông tư vấn về PƯST (OR=29,7, p<0,01).
Từ kết quả nghiên cứu này chúng tôi đưa ra khuyến nghị: Tăng cường các hoạt động truyền thông về các PƯST chủng dưới nhiều hình thức. Tổ chức các lớp tập huấn có trọng tâm về kỹ năng tư vấn trước và sau tiêm chủng cho CBYT. Chú ý và nêu cao vai trò quan trọng của người mẹ trong việc dự phòng, phát hiện và xử trí các PƯST chủng đúng cách. 

Leave a Comment