Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh Sốt xuất huyết Dengue và một số yếu tố liên quan của học sinh

Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh Sốt xuất huyết Dengue và một số yếu tố liên quan của học sinh

Luận án Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh Sốt xuất huyết Dengue và một số yếu tố liên quan của học sinh tại hai trường trung học cơ sở thành phố Nha Trang, tỉn Khánh Hòa năm 2014.Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây ra và muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus là trung gian truyền bệnh, trong đó muỗi Aedes aegypti là véc tơ truyền bệnh chính [4]. Bệnh lưu hành trên 100 nước thuộc các khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Trong 50 năm qua, tỷ lệ mắc SXHD đã tăng lên 30 lần với sự gia tăng các vùng nhiễm mới trong những năm gần đây, từ thành thị đến nông thôn. Ước tính có 50 triệu người nhiễm Dengue hàng năm và khoảng 2,5 tỷ người sống trong các vùng có nguy cơ cao về Dengue [41].

Ở Việt Nam, Sốt xuất huyết Dengue là bệnh dịch lưu hành địa phương, nhất là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc Bộ và ven biển miền Trung. Do đặc điểm địa lý, khí hậu khác nhau, ở miền Nam và miền Trung bệnh xuất hiện quanh năm, ở miền Bắc và Tây Nguyên bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11. Bệnh SXHD phát triển nhiều nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10 trong năm [4]. Ca Sốt xuất huyết Dengue đầu tiên được Gaide ghi nhận ở Việt Nam từ năm 1913 [7]. Trong nhiều năm qua, SXHD đã trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Công tác phòng, chống SXHD đã được Chính phủ triển khai thành chương trình quốc gia từ năm 1999. Tuy nhiên, những năm gần đây, số mắc và tử vong do SXHD có xu hướng tăng lên và là một trong 10 bệnh truyền nhiễm có số mắc và chết cao nhất trong 26 bệnh truyền nhiễm gây dịch [22]. Năm 2013, cả
nước ghi nhận 66.138 trường hợp mắc tại 49 tỉnh/thành phố, 42 trường hợp tử vong, số mắc/100.000 dân của cả nước là 73,7 [6]. Khánh Hòa là một trong những tỉnh có số lượng người mắc Sốt xuất huyết Dengue cao nhất khu vực Miền Trung nói riêng và cả nước nói chung. Mặc dù công
tác phòng, chống SXHD đã được ngành y tế địa phương triển khai tích cực, tuy nhiên trong những năm qua, dịch vẫn không có chiều hướng giảm mà đang có xu hướng diễn biến ngày càng phức tạp hơn. Trong giai đoạn 2010 – 2012, dịch SXHD đã 2 lần bùng phát tại Khánh Hòa với số mắc cao: năm 2010 có 6.928 ca và năm 2012 là 5.887 ca. Năm 2013 có 6.988 ca mắc, 04 trường hợp tử vong. So với cùng2 kỳ năm 2012 (5.887 ca), số mắc tăng 18,7% [18]. Trong đó thành phố Nha Trang chiếm tỷ lệ cao nhất 31% với 2.335 ca mắc [24].
Cùng với nguy cơ tiềm ẩn bùng phát dịch bất cứ lúc nào, tồn tại mối lo ngại tính kháng thuốc của muỗi Aedes aegypti. Vũ Sinh Nam và cộng sự (2010) qua nghiên cứu cho thấy: muỗi Aedes aegypti kháng hoặc có khả năng kháng với DDT 4% và có khả năng kháng với malathion 5% [12].
Hiện nay, chương trình phòng, chống Sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Khánh Hòa nói chung và thành phố Nha Trang nói riêng, ngoài sự tham gia đóng vai trò quan trọng của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Đội Y tế dự phòng và trạm y tế các xã/phường thì còn dựa vào một lực lượng duy nhất đó là các cộng tác viên sức khỏe cộng đồng; các ban ngành, đoàn thể tham gia chủ yếu khi có đợt dịch xảy ra.
Qua một số nghiên cứu của Nguyễn Lâm (2009) [11], Trần Thị Cẩm Nguyên và Nguyễn Đỗ Nguyên (2010) [14], Phạm Thị Nhã Trúc và Phạm Trí Dũng (2011) [25], Nguyễn Hải Đăng (2012) [10] đã cho thấy hiệu quả trong can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng bệnh SXHD trên đối tượng học sinh THCS, tỷ lệ học sinh có kiến thức, thái độ và thực hành đúng có gia tăng.
Từ đó cho thấy biện pháp phòng bệnh dựa vào cộng đồng là lựa chọn hiệu quả nhất hiện nay. Nhưng cần có một hướng tiếp cận mới trong công tác phòng bệnh SXHD: đó là sử dụng đối tượng học sinh cùng tham gia vào công tác phòng bệnh SXHD, mỗi học sinh sẽ tự kiểm tra và diệt lăng quăng tại chính gia đình của mình. Để có cơ sở và bằng chứng khoa học khi tiếp cận và huy động sự tham gia của lực lượng này một cách phù hợp và hiệu quả, chúng ta cần phải biết được: kiến thức, thái độ và thực hành về phòng bệnh SXHD của đối tượng học sinh như thế nào? Và yếu tố nào liên quan đến thực hành phòng bệnh SXHD của các em học sinh trung học cơ sở? Từ đó đưa ra những khuyến nghị và có những giải pháp can thiệp, truyền thông hiệu quả trên nhóm đối tượng này. Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh Sốt xuất huyết Dengue và một số yếu tố liên quan của học sinh tại hai trường trung học cơ sở thành phố Nha Trang, tỉn Khánh Hòa năm 2014”.3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành về phòng bệnh Sốt xuất huyết Dengue của học sinh tại hai trường trung học cơ sở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa năm 2014.
2. Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng bệnh Sốt xuất huyết Dengue của học sinh tại hai trường trung học cơ sở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa năm 2014

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT …………………………………………………………………iv
DANH MỤC BẢNG………………………………………………………………………………………..v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ……………………………………………………………………………………vi
TÓM TẮC NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………………………….vii
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………………………1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU………………………………………………………………………………3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………………………4
1.1. Đại cương về Sốt xuất huyết Dengue…………………………………………………………..4
1.2. Lịch sử và tình hình Sốt xuất huyết Dengue ………………………………………………….15
1.3. Một số nghiên cứu về phòng bệnh Sốt xuất huyết Dengue………………………………19
1.4. Khung lý thuyết của nghiên cứu…………………………………………………………………..27
1.5. Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu ………………………………………………………28
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………………………………31
2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………………………31
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu………………………………………………………………..31
2.3. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………………………………31
2.4. Cỡ mẫu …………………………………………………………………………………………………….31
2.5. Phương pháp chọn mẫu………………………………………………………………………………32
2.6. Phương pháp thu thập số liệu ………………………………………………………………………34
2.7. Các biến số nghiên cứu ………………………………………………………………………………35
2.8. Tiêu chuẩn và cách đánh giá ……………………………………………………………………….36
2.9. Phương pháp phân tích số liệu …………………………………………………………………….39
2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu …………………………………………………………………39
2.11. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số ………………………39
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………….40
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu …………………………………………………..40
3.2. Kết quả nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh SXHD ……..42
3.3. Nguồn cung cấp thông tin về phòng bệnh Sốt xuất huyết Dengue ……………………52iii
3.4. Một số yếu tố liên quan tới thực hành về phòng bệnh SXHD của HS THCS …….53
Chương 4: BÀN LUẬN ……………………………………………………………………………………59
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………………….68
KHUYẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………………………..70
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………………………71
PHỤ LỤC ……………………………………………………………………………………………………….76
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi phát vấn……………………………………………………………………….76
Phụ lục 2: Bảng biến số nghiên cứu……………………………………………………………………87
Phụ lục 3: 10 tỉnh/thành phố có tỷ lệ mắc/100.000 dân cao nhất cả nước 2013………..91
Phụ lục 4: Tình hình mắc SXHD ở thành phố Nha Trang năm 2013 ………………………92
Phụ lục 5: Một số hình ảnh huy động sự tham gia của cộng đồng và học sinh …………93
Phụ lục 6: Biên bản chỉnh sửa sau bảo vệ luận văn ………………………………………………9

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment