Tình trạng tăng acid uric máu và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tình trạng tăng acid uric máu và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tình trạng tăng acid uric máu và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Kiều Hồng Nhung, Hồ Thị Kim Thanh, Nghiêm Nguyệt Thu
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, khảo sát tỷ lệ tăng acid uric máu và một số yếu tố liên quan đến tình trạng tăng acid uric máu trên 700 đối tượng đến khám sức khỏe định kỳ tại Khoa khám bệnh, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 10/2020 đến tháng 4/2021. Kết quả ở người trưởng thành, độ tuổi lao động (18-60 tuổi) có nồng độ acid uric máu trung bình là 366,5 ± 100,6 µmol/l, tỷ lệ tăng acid uric máu là 31,1%; nam giới có tỷ lệ tăng acid uric (46,5%) cao hơn nữ giới (7,3%). Nhóm thừa cân, béo phì có tỷ lệ tăng acid uric máu cao hơn nhóm không thừa cân, béo phì (41,6% so với 21,7%, p < 0,001).Tỷ lệ tăng acid uric ở nhóm có hội chứng chuyển hóa là 53,8%; nhóm có rối loạn lipid máu là 44,9%. Có mối tương quan thuận mức độ mạnh giữa acid uric máu với creatinin (r = 0,63; p < 0,001); tương quan thuận mức độ trung bình với chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index, BMI), vòng bụng, huyết áp, triglycerid (0,3 < r < 0,5; p < 0,001); tương quan nghịch mức độ trung bình với HDL-c (r = – 0,32; p < 0,001) và tương quan thuận mức độ yếu với cholesterol, LDL-c, glucose (r < 0,3; p < 0,001). Như vậy tăng acid uric máu nằm trong bệnh cảnh chung của hội chứng chuyển hoá với tỷ lệ thường gặp ở 1/3 người trưởng thành.

Các nghiên cứu gần đây trên thế giới ước tính  rằng  có  32,5  triệu  người  tăng  acid  uric máu (AUM) tại Hoa Kì và 170 triệu người tại Trung Quốc.1,2 Acid uric góp phần vào sự tiến triển của một số bệnh lý mạn tính ngoài gút như bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp,  rối  loạn  chuyển  hóa,  rối  loạn  mỡ  máu.3,4Acid uric có thể gây ra stress oxy hóa, sản sinh ra các chất gây rối loạn chức năng nội mô, kích thích tăng sinh tế bào cơ trơn mạch máu, gây ra biến đổi viêm ở thận, từ đó ảnh hưởng đến các  bệnh  lý  chuyển  hóa.⁵  Nghiên  cứu  thuần tập MONICA /KORA ở Đức vào năm 2008 trên 3604 nam giới từ 35 đến 74 tuổi cho thấy: mức acid uric cao có mối liên quan độc lập với tử vong do bệnh lý tim mạch và tử vong do mọi nguyên nhân ở nam giới trung niên trong dân số chung.6 Năm 2013 Changgui Li và cộng sự7 đã tìm thấy bằng chứng cho thấy kháng insulin đóng  vai  trò  quan  trọng  trong  mối  quan  hệ nhân quả giữa hội chứng chuyển hóa, đái tháo đường  và  tăng  acid  uric  máu,  hơn  nữa  tăng acid uric máu và kháng insulin là quan hệ nhân quả hai chiều. Việc phát hiện sớm và có những biện pháp để giảm nồng độ acid uric máu có thể giúp phòng tránh những biến chứng do tăng acid uric kéo dài, đặc biệt ở người “khoẻ mạnh”, không triệu chứng, khám định kỳ

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Acid uric máu, tăng acid uric, thừa cân béo phì.

Tài liệu tham khảo
1. Singh G, Lingala B, Mithal A. Gout and hyperuricaemia in the USA: prevalence and trends. Rheumatology (Oxford).Dec 1 2019;58(12):2177-2 180.doi:10.1093/rheumatology/kez196
2. Liu R, Han C, Wu D, et al. Prevalence of Hyperuricemia and Gout in Mainland China from 2000 to 2014: A Systematic Review and Meta-Analysis. Biomed Res Int. 2015; 2015 :762820. doi:10.1155/2015/762820
3. Ali N, Perveen R, Rahman S, et al. Prevalence of hyperuricemia and the relationship between serum uric acid and obesity: A study on Bangladeshi adults. PLoS One. 2018;13(11): e0206 850.doi:10.1371/journal.pone.0206850
4. Bonakdaran S, Kharaqani B. Association of serum uric acid and metabolic syndrome in type 2 diabetes. Curr Diabetes Rev. Mar 2014;10(2):113-7.doi:10.2174/157339 9810666140228160938
5. Chen C, Lu J. M, Yao Q. Hyperuricemia-Related Diseases and Xanthine Oxidoreductase (XOR) Inhibitors: An Overview. Med Sci Monit. Jul 17 2016;22:2501-12. doi:10 .12659/msm.899852
6. Meisinger C, Koenig W, Baumert J, Doring A. Uric acid levels are associated with all-cause and cardiovascular disease mortality independent of systemic inflammation in men from the general population: the MONICA/KORA cohort study. Arterioscler Thromb Vasc Biol. Jun 2008;28(6):1186-92. doi:10.1161/ATV BAHA.107.160184
7. Li C, Hsieh M. C, Chang S. J. Metabolic syndrome, diabetes, and hyperuricemia. Curr Opin Rheumatol. Mar 2013;25(2):210-6. doi:10.1097/BO R.0b013e32835d951e
8. Nguyễn Thị Thu Liễu. Thực trạng tăng acid uric máu và một số yếu tố liên quan của cán bộ nhân viên trường đại học y hà nội năm 2014. Luận văn thạc sĩ y học; Đại học Y Hà Nội; 2014.
9. Organization World Health. The Asia-Pacific Perspective: Redefining Obesity and its Treatment Health Communications Australia. 2002.
10. National Cholesterol Education Program Expert Panel on Detection Evaluation, Treatment of High Blood Cholesterol in Adults. Third Report of the National Cholesterol Education Program (NCEP) Expert Panel on Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Cholesterol in Adults (Adult Treatment Panel III) final report. Circulation. Dec 17 2002;106(25):3 143-421.
11. Terkeltaub R. Update on gout: new therapeutic strategies and options. Nat Rev Rheumatol. Jan 2010;6(1):30-8. doi:10.1038/nrrheum.2009.236
12. Triệu Kim Thủy. Nhận xét nồng độ acid uric máu ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa. Luận văn thạc sĩ; Đại học Y Hà Nội; 2016.
13. Nguyễn Trí Kiên. Khảo sát tình trạng tăng acid uric máu ở người trên 30 tuổi đến khám tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2015. Luận văn thạc sĩ; Đại học Y Hà Nội; 2015.
14. Mount David B. Asymptomatic hyperuricemia. https://www.uptodate.com/contents/asymptomatic-hyperuricemia
15. Hu J, Xu W, Yang H, Mu L. Uric acid participating in female reproductive disorders: a review. Reprod Biol Endocrinol. Apr 27 2021;19(1):65. doi:10.1186/s12958-02 1-00748-7
16. Zhu Y, Pandya B. J, Choi H. K. Prevalence of gout and hyperuricemia in the US general population: the National Health and Nutrition Examination Survey 2007-2008. Arthritis Rheum. Oct 2011;63(10): 3136-41. doi:10.1002/art.30520
17. Takako Shirasawa, Hirotaka Ochiai, Takahiko Yoshimoto, et al. Cross-sectional study of associations between normal body weight with central obesity and hyperuricemia in Japan. BMC Endocrine Disorders. 2020;20(2)doi:10.1186/s12902-019-04 81-1
18. Silva M. T. D, Diniz Mfhs, Coelho C. G, et al. Intake of selected foods and beverages and serum uric acid levels in adults: ELSA-Brasil (2008-2010). Public Health Nutr. Feb 2020;23(3):506-514. doi:10.1017/S1 368980019002490
19. Guasch-Ferre M, Bullo M, Babio N, et al. Mediterranean diet and risk of hyperuricemia in elderly participants at high cardiovascular risk. J Gerontol A Biol Sci Med Sci. Oct 2013;68(10): 1263-70. doi:10.1093/gerona/glt028
20. Rathmann W, Haastert B, Icks A, Giani G, Roseman J. M. Ten-year change in serum uric acid and its relation to changes in other metabolic risk factors in young black and white adults: the CARDIA study. Eur J Epidemiol. 2007;22(7):439-45.doi:10. 1007/s10654-007-9132-3
21. Cardoso A. S, Gonzaga N. C, Medeiros C. C, Carvalho D. F. Association of uric acid levels with components of metabolic syndrome and non-alcoholic fatty liver disease in overweight or obese children and adolescents. J Pediatr (Rio J). Jul-Aug 2013;89(4):412-8.doi:10.1016/j.jped.20 12.12.008

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment