THỰC TRẠNG KIẾN THỨC THỰC HÀNH VỀ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC THỰC HÀNH VỀ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC THỰC HÀNH VỀ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Nguyễn Thị Hường1, Lê Thị Bình2
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường ĐH Thăng Long
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp phân tích thực hiện trên 384 bệnh nhân tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 12/2020 đến tháng 5/2021 trên bệnh nhân tăng huyết áp  đến khám bệnh tại bệnh viện Bạch Mai. Mục tiêu phân tích tuân thủ điều trị, chăm sóc người bệnh  tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan. Có đạt kiến thức chung về tăng huyết áp là  68% và chưa đạt về kiến thức chiếm 32%. Thực hành chung về điều trị tăng huyết áp  mức đạt là 40,9% và chưa đạt là 59,1%; Về tuân thủ thực hành điều trị tăng huyết áp  tốt chiếm 63,5% và tuân thủ chưa tốt chiếm 36,5%; Có sự khác biệt rõ rệt và có ý nghĩa thống kê giữa tuổi > 60 tuổi và < 60 tuổi với tuân thủ điều trị (p<0,05), giữa BMI < 18,5 và 18,5 – 23 (p < 0,05), giữa BMI < 18,5 và > 23 (p < 0,05), giữa thời gian bị THA mắc bệnh trên 10 năm và dưới 10 năm với tuân thủ điều trị (p < 0,000). Giữa đã từng có biến chứng và không với tuân thủ điều trị (p < 0,000). Giữa có tăng Lipid  máu với tuân thủ điều trị (p < 0,000). Giữa kiến thức chưa đạt và có kiến thức đạt với tuân thủ điều trị (p<0,000); giữa nhóm BMI với kiến thức; giữa thời gian bị bệnh < 5 năm và > 5 năm với kiến thức (p < 0,05); giữa đã từng bị biến chứng với thực hành (p <0,05). Giữa Kiến thức về tăng huyết áp đạt và chưa đạt với thực hành đạt và chưa đạt (p < 0,000)

Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thị Kim Dung và CS (2020), Khảo sát tình trạng tăng huyết áp của người bệnh ở những ngày đầu sau ghép thận. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, tập 15, số đặc biệt, tháng 11/2020, tr 142-148 
2. Ngô Thị Hương Giang (2013), Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng biến chứng ở người bị tăng huyết áp tại huyện Thanh Trì, Hà Nội, 2013, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Y tế Công Cộng. 
3. Ngô Vương Hoàng Giang (2020) Thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế Huyện Thoại Sơn, An Giang.,Tạp chí Y học thực hành, Tập 31, số 6 2021 
4. Đỗ Thị Hiến và CS (2020), Đánh giá sự tuân thủ điều trị ở bệnh nhân tang huyết áp được điều trị ngoại trú tại Phòng khám Nội Tim mạch – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, Hội nghị khoa học điều dưỡng bệnh viện 2020, tập 15, 11/2020 
5. Nguyễn Thị Mai và CS (2019), Kiến thức về tăng huyết áp và đái tháo đường của bác sĩ đa khoa công tác tại Trạm Y tế xã ở một số tỉnh miền Bắc., Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 491, tháng 6, số 1, năm 2020, Trang 64-69. 
6. Nguyễn Hồng Minh và CS (2018), Mô tả nhu cầu của người bệnh đến khám tại Khoa Khám bệnh, bệnh viện Trung ương Quân đội 108, quý 1 năm 2018. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, Hội nghị khoa học điều dưỡng 2018, tập 13, số đặc biệt 8/2018, trang 300 – 307. 
7. Bùi Minh Thông và CS (2018), Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh tại bệnh viện Nội tiết trung ương năm 2018. . Kỷ yếu Hội nghị khoa học bệnh viện Nội Tiết trung ương mở rộng năm 2019. Tr 349 – 355. 
8. Phạm Thị Hồng Vân và CS (2020), Tìm hiểu kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp tại Viện Điều trị Cán bộ cao cấp Quân đội. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, Hội nghị khoa học điều dưỡng bệnh viện 2020, tập 15, số đặc biệt 11/2020 

Tăng huyết áp (THA)là bệnh thường gặp, là một trong những bệnh âm thầm mạn tính có thể gây tử vong nghiêm trọng nếu không được chă sát.Theo báo  cáo của hội Tim Mạch học Việt Nam, tính đến tháng 5 năm 2016 tỷ lệ THA là 47,3%, trong đó chỉ có 31,3%THA kiểm soát được [3].Hiện nay tăng huyết áp (THA) gia tăng trên toàn thế giới và được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”. Tăng huyết áp liên quan đến 69% nhồi máu cơ tim lần đầu, 74% các ca bệnh động mạch vành, 77% đột quỵ não lần đầu và 91%  các  ca suy tim [4]. Với tính chất của bệnh cần phải theo dõi huyết áp và dùng thuốc hạ áp suốt đời, do đó dễ dàng nhận thấy việc người bệnh phải tuân thủ dùng thuốc là vô cùng cần thiết. Rất nhiều nguyên nhân làm giảm sự tuân thủ trong sử dụng thuốc trên bệnh nhân tăng huyết áp, nhưng nguyên nhân cơ bản được chỉ ra là người bệnh hoàn toàn thụ động và chỉ quan tâm khi thấy ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân [5]. Đây thực sự là một thách thức đối với ngành y tế nói chung vàđiều dưỡng trực tiếp theo  dõi chăm sóc nói riêng. Nhiệm vụchăm sóc, tư vấn cho  người  bệnh  đòi  hỏi  phải  kiên  nhẫn  giúp người bệnh tuân thủ điều trị bằng cách tư vấn kiến thức, thực hành  về tuân thủ điều trị cho người bệnh.Từ thực tế trên đề tài Thực trạng kiến thức, thực  hành  về tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2020 -2021”được tiến hànhnhằm mục tiêu sau:Phân  tích tuân thủ điều trị của người bệnh và một số yếu tố liên quan

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment