THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ TUÂN THỦ VỆ SINH TAY TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 354, BỆNH VIỆN QUÂN Y 105
THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ TUÂN THỦ VỆ SINH TAY TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 354, BỆNH VIỆN QUÂN Y 105
Phùng Thị Phương1, Kim Bảo Giang1, Trần Thị Giáng Hương1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá thực trạng kiến thức vệ sinh tay và xác định tỷ lệ tuân thủ thực hành vệ sinh tay của nhân viên y tế. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 200 nhân viên y tế đang công tác tại tại Bệnh viện Quân y 354 và 200 nhân viên y tế đang công tác tại Bệnh viện Quân y 105. Mỗi Bệnh viện thực hiện quan sát 1.201 cơ hội vệ sinh tay của nhân viên y tế. Kết quả: Tỷ lệ trả lời đúng cao nhất kiến thức về vệ sinh tay tại Bệnh viện Quân y 105 là câu hỏi “Vi khuẩn thường trú trên bàn tay là những vi khuẩn nào?” (90,20%); Bệnh viện Quân y 354 là câu hỏi về “Vai trò bàn tay trong nhiễm khuẩn Bệnh viện” (100%). Tuân thủ vệ sinh tay tại Bệnh viện Quân y 105 và 354 lần lượt là 74,2% và 74,0% cơ hội thực hiện. Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay cao nhất theo khoa tại Bệnh viện quân y 105 là Khoa Nội thần kinh (90,7%), Bệnh viện quân y 354 là Khoa Y học cổ truyền (89,80%). Trong số cơ hội quan sát có tuân thủ vệ sinh tay tại các thời điểm: Bệnh viện Quân y 105 có 75,9% cơ hội quan sát nhân viên y tế thực hành vệ sinh tay đúng kỹ thuật; Bệnh viện Quân y 354 có 76,9% cơ hội quan sát nhân viên y tế thực hành vệ sinh tay đúng kỹ thuật.
Nhiễm khuẩn Bệnh viện hay còn gọi là nhiễm khuẩn liên quan tới chăm sóc y tế. Đây là các nhiễm khuẩn xảy ra trong quá trình người bệnh (NB) được chăm sóc, điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà không hiện diện hoặc ủ bệnh khi nhập viện. Nhìn chung, các nhiễm khuẩn xảy ra sau nhập viện 48 giờ thường được coi lànhiễm khuẩn bệnh viện. Hiện nay, tại Việt Nam,tỷlệnhiễm khuẩn bệnh viện chung ởNB nhập viện từ5-10%,tùy theo đặc điểm vàquy môbệnh viện. Trong hầu hết các trường hợp, bàn tay của nhân viên y tế (NVYT) là phương tiện lây truyền vi sinh vật cho NB,nhưng bản thân NB cũng có thể là nguồn bệnh. Nghiên cứu tại Huế năm 2014 cho thấy, tỷ lệ tuân thủ VST ở các khoa khác nhau cho kết quả khác nhau rõ rệt, cụ thể, tỷ lệ tuân thủ VST Khoa Hồi sức tích cực là 69%, Khoa Tai -Mũi -Họng, Truyền nhiễm, Khoa Nhi đều chiếm 64%, Nội khoa là 53%, Ngoại khoa là 42% và Sản khoa là 42% [5]; nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014 cho thấy, tỷ lệ tuân thủ VST ở khối ngoại cao hơn khối nội (43% so với 35,5%) [7]. Bệnh viện Quân y 105 và Bệnh viện Quân y354 cũng đã có một số khảo sát về tuân thủ VST, tuy nhiên, chỉ thực hiện tại một vài khoa trọng điểm chứ chưa triển khai quy mô toàn viện. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Thực trạng kiến thức và tuân thủ VST tại Bệnh viện Quân y354 và Bệnh viện Quân y 105” nhằm:-Đánh giá thực trạng kiến thức VST của NVYT tại Bệnh viện Quân y 354 và Bệnh viện Quân y 105, năm 2016.-Xác định tỷ lệ tuân thủ thực hành VST của NVYT tại các khoa lâm sàng, Bệnh viện Quân y 354 và Bệnh viện Quân y 105, năm 2016
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tuân thủ, Vệ sinh tay
Tài liệu tham khảo
1. Mahmoud Nabavi et al (2013), Knowledge, Attitudes, and Practices Study on Hand Hygiene Among Imam Hossein Hospital’s Residents in 2013.
2. Zahra Goodarzi et al (2020), “Investigating the Knowledge, Attitude and Perception of Hand Hygiene of Nursing Employees Working in Intensive Care Units of Iran University of Medical Sciences, 2018-2019”, A Journal of Clinical Medicine. 15 (2), pp. 230-237.
3. Hoàng Thăng Tùng và cs (2021), “Thực trạng tuân thủ VST của NVYT tại các khoa Lâm sàng, Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2016”, Tạp chí Y học Việt Nam, 498 (1), tr. 95-98.
4. Nguyễn Thị Thu Hà và cs (2020), Đánh giá kiến thức và Khảo sát sự tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế tại một số khoa lâm sàng Bệnh viện Quân y 103, Hội Nghị Khoa Học Điều Dưỡng 2020, chủ biên, Bệnh viện Quân y 103, Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Hà (2012), Nghiên cứu thực trạng và hiệu quả tăng cường vệ sinh tay trong phòng ngừa nhiễm khuẩn Bệnh viện tại một số Bệnh viện thuộc tỉnh Hưng Yên, 2009-2011, Vệ sinh xã hội học và Tổ chức Y tế, Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương.
6. Lục Thị Thu Quỳnh, Nguyễn Thị Hoài Thu và Lê Kiến Ngãi (2010), Hiệu quả của một số chương trình thúc đẩy tuân thủ vệ sinh tay tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2010.
7. Đỗ Vân Anh, Nguyễn Thị An, Nguyễn Thị Ánh Hồng (2010), Khảo sát vi sinh trên bàn tay trước và sau khi rửa tay của nhân viên y tế Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2010, Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Điều dưỡng mở rộng Bệnh viện Nhi đồng 2 – lần V- năm 2010, chủ biên, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, tr. 266-271.
8. Ngô Minh Diệu, Nguyễn Thị Kim Liên, Trần Thị Thu Sương, Mai Ngọc Xuân, Đặng Minh Xuân (2013), Đánh giá thực hành rửa tay của nhân viên y tế tại Bệnh viện Nhi đồng 2, năm 2013, Hội Nghị Nhi Khoa 2014, chủ biên.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com