THỰC TRẠNG KIỆT SỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA BÁC SĨ VÀ ĐIỀU DƯỠNG TẠI MỘT BỆNH VIỆN HẠNG 1 Ở VIỆT NAM, 2020

THỰC TRẠNG KIỆT SỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA BÁC SĨ VÀ ĐIỀU DƯỠNG TẠI MỘT BỆNH VIỆN HẠNG 1 Ở VIỆT NAM, 2020

THỰC TRẠNG KIỆT SỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA BÁC SĨ VÀ ĐIỀU DƯỠNG TẠI MỘT BỆNH VIỆN HẠNG 1 Ở VIỆT NAM, 2020
Nguyễn Ngọc Bích*, Vũ Thái Sơn*

Kiệt sức ở nhân viên y tế là một vấn đề sức khoẻ nghề nghiệp có thể dẫn đến sai sót y khoa, có liên quan đến tỉ lệ tử vong cao hơn và làm giảm hài lòng người bệnh. Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu mô tả thực trạng kiệt sức nghề nghiệp ở bác sĩ và điều dưỡng tại một bệnh viện chuyên khoa hạng 1 ở Việt Nam. Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ tháng 02/2020 đến tháng 09/2020 tại các Khoa lâm sàng của bệnh viện  bằng bảng hỏi định lượng trên 226 bác sĩ và điều dưỡng. Nghiên cứu sử dụng thang đo kiệt sức Maslach (MBI) phiên bản đã được chuẩn hóa tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ cạn kiệt cảm xúc mức cao chiếm 72,12%; tỉ lệ tính tiêu cực mức cao chiếm 78,77%; tỉ lệ hiệu quả cá nhân mức cao chiếm 67,26%. Khi đánh giá kiệt sức chung, kết quả cho thấy tỉ lệ có kiệt sức chung là 75,22%. Nghiên cứu khuyến cáo cần áp dụng các biện pháp để phòng ngừa kiệt sức nghề nghiệp ở bác sĩ và điều dưỡng.

Kiệt sức nghề nghiệp là hiện tượng cạn kiệt cảm xúc trong công việc, dẫn đến tư duy công việc không hiệu quả bắt nguồn từ những căng thẳng trong thời gian dài (1). Một nghiên cứu phân tích tổng hợp trên 182 công trình nghiên cứu khắp thế giới cho thấy tỉ lệ kiệt sức khỏe nhân viên y tế (NVYT) ước lượng khoảng 67% (dao động từ 0 đến 80,5%) (2). Tại Việt Nam, theo một nghiên cứu công bố năm 2018 cho thấy gần 20% điều dưỡng lâm sàng tại Việt Nam đang làm việc trong tình trạng kiệt sức (3). Hậu quả của kiệt sức không chỉ giới hạn ảnh hưởng trên sức khỏe cá nhân của nhân viên y tế; nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sự kiệt sức còn ảnh hưởng đến hiệu quả chăm sóc người bệnh như dẫn đến sai sót y khoa (4), làm tăng tỉ lệ khiếu nại ở người bệnh (5), tỉ lệ tử vong cao hơn ở người bệnh (6). Ở cấp độ tổ chức, kiệt sức dẫn đến tỉ lệ nghỉ việc cao hoặc làm gia tăng suy nghĩ bỏ việc ở nhân viên y tế bao gồm cả bác sĩ và điều dưỡng. Nó cũng dẫn đến giảm hiệu quả năng suất lao động. Do đó, kiệt sức có thể góp phần vào tình trạng thiếu bác sĩ và điều dưỡng trong tương lai (7).
Nghiên cứu đã được tiến hành với mục tiêu mô tả thực trạng kiệt sức của bác sĩ và điều dưỡng tại một Bệnh viện hạng 1 ở Việt Nam.

Xem thêm : Các yếu tố tác động đến sự căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

TÌNH TRẠNG KIỆT SỨC TRONG CÔNG VIỆC CỦA ĐIỀU DUỠNG KHỐI HỒI SỨC CẤP CỨU TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TUYẾN QUẬN HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2019

THỰC TRẠNG KIỆT SỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA BÁC SĨ VÀ ĐIỀU DƯỠNG TẠI MỘT BỆNH VIỆN HẠNG 1 Ở VIỆT NAM, 2020

Leave a Comment