THỰC TRẠNG MẮC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC CỦA PHỤ NỮ MẠI DÂM Ở ĐỒ SƠN, CÁT BÀ-HẢI PHÒNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NĂM 2014

THỰC TRẠNG MẮC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC CỦA PHỤ NỮ MẠI DÂM Ở ĐỒ SƠN, CÁT BÀ-HẢI PHÒNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NĂM 2014

 Luận văn THỰC TRẠNG MẮC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC CỦA PHỤ NỮ MẠI DÂM Ở ĐỒ SƠN, CÁT BÀ-HẢI PHÒNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NĂM 2014.Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) vẫn đang là vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm, trong đó có Việt Nam. Một trong những nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm và lây truyền STIs ra ngoài cộng đồng là phụ nữ mại dâm. Các hoạt động can thiệp giảm hại cho nhóm đối tượng này trong đó có phòng và điều trị STIs đã và đang được các tổ chức/cơ quan tập trung, chú trọng. Năm 2014, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) kết hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (MOLISA) có triển khai một chương trình can thiệp tại Đồ Sơn với mục tiêu tăng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/phòng HIV cho nhóm phụ nữ mại dâm. Để cung cấp các chỉ số ban đầu cho chương trình can thiệp cũng như làm cơ sở cho đánh giá kết quả can thiệp, một nghiên cứu đã được triển khai trên nhóm phụ nữ mại dâm tại các cơ sở khách sạn, nhà hàng tại quận Đồ Sơn và huyện đảo Cát Bà, Hải Phòng.

Dựa trên bộ số liệu của nghiên cứu ban đầu, báo cáo phân tích số liệu thứ cấp với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích đã được tiến hành, sử dụng mẫu gồm toàn bộ 492 phụ nữ mại dâm tham gia vào nghiên cứu gốc. Báo cáo này nhằm trả lời các câu hỏi: (1) Thực trạng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục của phụ nữ mại dâm tại các cơ sở khách sạn, nhà hàng tại Đồ Sơn và Cát Bà, Hải Phòng năm 2014 ra sao? (2) Những yếu tố nào liên quan đến mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục của những phụ nữ mại dâm này? Trong quá trình phân tích, thống kê mô tả đã được sử dụng để mô tả thông tin chung về đối tượng tham gia nghiên cứu và thực trạng mắc STIs. Thống kê suy luận với các kiểm định hợp lý (Khi bình phương, Kiểm định chính xác Fisher) và mô hình hồi quy đa biến logistic đã được sử dụng để xác định mối liên quan đơn biến và đa biến của một số yếu tố với thực trạng mắc STIs trong 12 tháng qua của phụ nữ mại dâm tại Đồ Sơn và Cát Bà, Hải Phòng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong tổng số 492 phụ nữ mại dâm, tỉ lệ đối tượng mắc STIs trong 12 tháng qua là 25,4%, trong đó, 41,3% cho biết mắc STIs2 trong vòng 1 tháng qua. Tỉ lệ phụ nữ mại dâm báo cáo có vết loét hoặc đau/sần bộ phận sinh dục trong 12 tháng qua là 10,4%. Một số yếu tố được tìm thấy có mối liên quan với mắc STIs là thu nhập trung bình/tháng, số lượng STIs mà phụ nữ mại dâm biết tên và nạo phá thai/hút điều hòa kinh nguyệt trong 12 tháng qua (p<0,05). Những phụ nữ mại dâm có thu nhập trung bình trên 6 triệu/tháng có khả năng mắc STIs cao gấp 2,1 lần những phụ nữ mại dâm có thu nhập trung bình <=6 triệu/tháng. Những phụ nữ mại dâm biết từ 5 STIs trở lên có khả năng mắc STIs cao gấp 1,7 lần những phụ nữ mại dâm biết ít hơn 5 STIs. Những phụ nữ mại dâm có nạo phá thai/hút điều hòa kinh nguyệt trong 12 tháng qua có khả năng mắc STIs cao gấp 3,1
lần những phụ nữ mại dâm không nạo phá thai/hút điều hòa kinh nguyệt trong 12 tháng qua. Không tìm thấy mối liên quan giữa một số yếu tố khác như số lượng khách trung bình/ngày, tần suất sử dụng bao cao su trong tháng qua… với mắc STIs (p>0,05

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) là bệnh do vi khuẩn, vi rút, nấm, kí sinh trùng, đơn bào và các nguyên nhân khác gây nên, chủ yếu lây truyền từ người này sang người khác qua quan hệ tình dục (QHTD) không được bảo vệ [29]. Hiện có hơn 30 loại vi khuẩn, virus và ký sinh trùng lây truyền qua đường tình dục gây STIs khác nhau. Trong đó, những STIs phổ biến nhất là giang mai, trùng roi Trichomonas Vaginalis, nấm Candida, Chlamydia, hạ cam, herpes sinh dục, sùi mào gà, và đặc biệt là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)
[29].
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới, ước tính có khoảng 500 triệu người trưởng thành mắc một trong 4 STIs: giang mai, lậu, trùng roi Trichomonas vaginalis và Chlamydia [30]. Số người mắc STIs ngày càng gia tăng. Năm 2008, ở khu vực Đông Nam Á, trong tổng số 945,2 triệu người trưởng thành trong độ tuổi từ 15 đến 49, ước tính có khoảng 78,5 triệu người mới mắc 4 STIs phổ biến (Chlamydia, giang mai, lậu và trùng roi), tăng hơn 8,5 triệu người so với năm 2005 [27]. Tại Việt Nam, mỗi năm, Viện Da liễu Quốc gia nhận được trên 150.000 trường hợp báo cáo mắc STIs, riêng năm 2006 là 202.856 trường hợp. Tuy nhiên, theo ước tính của các chuyên gia thì hàng năm có xấp xỉ gần 1 triệu trường hợp mới mắc [4]. Phụ nữ mại dâm (PNMD) là một trong những quần thể có nguy cơ cao mắc STIs do QHTD với nhiều đối tượng và có thể trở thành nguồn lây nhiễm ra cộng đồng thông qua QHTD không an toàn và khả năng di biến động thường xuyên. Tại Campuchia, nghiên cứu của Heng Sopheab và cộng sự (2005) cho thấy tỉ lệ PNMD mắc ít nhất một trong STIs là 24,4% [20]. Kết quả nghiên cứu trên PNMD tại Lào năm 2010 cho thấy có 86,7% đối tượng báo cáo là có triệu chứng của STIs trong
vòng 3 tháng qua [21]. Tại Việt Nam, kết quả Chương trình Giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STIs (IBBS) năm 2005-2006 cho thấy, tỉ lệ mắc STIs trong nhóm PNMD khá cao. Kết quả điều tra tại 7 tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang cho thấy, có từ 26,3% đến4 44,8% PNMD báo cáo có triệu chứng STIs và có từ 16,3% đến 21,3% PNMD báo cáo có đau loét sùi ở bộ phận sinh dục trong 12 tháng trước điều tra [1]. Quận Đồ Sơn và huyện đảo Cát Bà, Hải Phòng là hai địa bàn du lịch nổi tiếng tại Việt Nam với lượng khách qua lại rất đông đúc (theo thống kê của Tổng cục Du lịch, trong năm 2014, lượng khách du lịch tới Đồ Sơn là 2,3 triệu lượt, tới Cát Bà là 1,5 triệu lượt khách). Đây cũng là nơi tập trung lượng lớn các PNMD hoạt động dưới nhiều hình thức. Mại dâm vẫn tồn tại cho dù bị luật pháp Việt Nam nghiêm cấm. Bên cạnh các hoạt động phòng chống mại dâm, các tổ chức/cơ quan cũng tập trung vào các hoạt động can thiệp giảm hại cho nhóm đối tượng này, trong đó có phòng và điều trị STIs.
Năm 2014, UNFPA kết hợp với MOLISA triển khai một chương trình can thiệp tại Đồ Sơn với mục tiêu tăng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc SKSS/ phòng HIV cho nhóm PNMD. Để cung cấp các chỉ số ban đầu cho chương trình can can thiệp cũng như làm cơ sở cho đánh giá kết quả của can thiệp, một nghiên cứu đã được triển khai trên nhóm PNMD tại các cơ sở khách sạn, nhà hàng tại Đồ Sơn và Cát Bà, Hải Phòng [10]. Dựa trên bộ số liệu của nghiên cứu ban đầu, báo cáo này nhằm trả lời các câu hỏi: (1) Thực trạng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục của phụ nữ mại dâm tại các cơ sở khách sạn, nhà hàng tại Đồ Sơn và Cát Bà, Hải Phòng năm 2014 ra sao? (2) Những yếu tố nào liên quan đến mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục của những phụ nữ mại dâm này? Kết quả báo cáo sẽ cung cấp thêm thông tin về thực trạng mắc STIs ở nhóm PNMD và làm tiền đề cho các nghiên cứu hay những can thiệp thích hợp khác trong tương lai.5
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục của phụ nữ mại dâm tại Đồ Sơn và Cát Bà, Hải Phòng năm 2014.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục của phụ nữ mại dâm tại Đồ Sơn và Cát Bà, Hải Phòng năm 201

MỤC LỤC THỰC TRẠNG MẮC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC CỦA PHỤ NỮ MẠI DÂM Ở ĐỒ SƠN, CÁT BÀ-HẢI PHÒNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NĂM 2014
TÓM TẮT BÁO CÁO ………………………………………………………………………………….1
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………………6
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………………………..16
2.1. Thời gian tiến hành đề tài phân tích số liệu thứ cấp……………………………16
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu………………………………………………………………………..16
2.3. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………………..16
2.4. Mẫu nghiên cứu………………………………………………………………………………..16
2.5. Trình tự tiếp cận nghiên cứu/bộ số liệu………………………………………………16
2.6. Phƣơng pháp quản lý, phân tích số liệu……………………………………………..16
2.8. Khái niệm, thƣớc đo, tiêu chuẩn đánh giá ………………………………………….20
2.9. Sai số có thể gặp phải trong nghiên cứu……………………………………………..20
2.10. Vấn đề đạo đức nghiên cứu ……………………………………………………………….20
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………..21
3.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu ………………………………………….21
3.2. Thực trạng mắc bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục của phụ nữ mại
dâm tại Đồ Sơn và Cát Bà, Hải Phòng năm 2014………………………………..23
3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng mắc bệnh lây truyền qua đƣờng
tình dục của phụ nữ mại dâm tại Đồ Sơn và Cát Bà, Hải Phòng năm
2014………………………………………………………………………………………………….25
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………………..31
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN …………………………………………………………………………..37
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………………………………..43
Phụ lục 1: Giấy xin phép sử dụng bộ số liệu…………………………………………………43
Phụ lục 2: Bộ câu hỏi sử dụng trong phân tích số liệu thứ cấp ……………………..44
Phụ lục 3: Các biến số đƣợc mã hóa lại trong quá trình phân tích đa biến ……48iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các biến số của nghiên cứu gốc được chọn sử dụng trong phân tích số
liệu thứ cấp………………………………………………………………………………………………….18
Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ………………………………………..21
Bảng 3.2. Phân bố tỉ lệ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục của PNMD trong
12 tháng qua theo một số yếu tố dân số học …………………………………………………….24
Bảng 3.3. Mối liên quan giữa một số đặc điểm dân số học của PNMD với mắc bệnh
lây truyền qua đường tình dục trong 12 tháng qua …………………………………………..25
Bảng 3.4. Mối liên quan giữa một số đặc điểm nghề nghiệp của PNMD đến mắc
bệnh lây truyền qua đường tình dục trong 12 tháng qua……………………………………26
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa số lượng bệnh lây truyền qua đường tình dục mà
PNMD biết tên với mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục trong 12 tháng qua…27
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa sử dụng bao cao su, nạo phá thai với mắc bệnh lây
truyền qua đường tình dục của PNMD trong 12 tháng qua ……………………………….27
Bảng 3.7. Mô hình hồi quy đa biến logistic một số yếu tố liên quan đến mắc bệnh
lây truyền qua đường tình dục của PNMD trong 12 tháng qua …………………………2

Leave a Comment