Thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật của người lao động Công ty Honda Việt Nam năm 2015 và yếu tố liên quan

Thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật của người lao động Công ty Honda Việt Nam năm 2015 và yếu tố liên quan

LUẬN VĂN Thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật của người lao động Công ty Honda Việt Nam năm 2015 và yếu tố liên quan
Ngành công nghiệp sản xuất ô tô – xe máy ở nước ta ngày nay đang là một ngành hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Phát triển ngành công nghiệp này sẽ là động lực và sức mạnh để giúp đất nước hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa và trở thành một nước phát triển. Sự ảnh hưởng của nó đến các ngành công nghiệp khác là rất đáng kể và thể hiện là một trong những ngành xương sống của nền kinh tế. Đặc biệt, sẽ có những tác động trực tiếp mang tính tích cực lên một số ngành công nghiệp và dịch vụ mà Việt Nam đang rất cần, như hóa dầu, thép, phân phối.
Gắn liền với lợi ích và xu thế phát triển đó. Nhu cầu tuyển dụng ngày một tăng và đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng nhân lực. Vì vậy, công tác chăm sóc sức khỏe người lao động là một vấn đề được các cấp, các ngành quan tâm đặc biệt. Hiện nay có không ít người lao động phải làm việc trong môi trường nhiều yếu tố nguy hiểm độc hại như tiếng ồn, bụi, hóa chất, không khí ôi nhiễm, làm việc tăng ca, thêm giờ… đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Được thành lập vào năm 1996, Công ty Honda Việt Nam là liên doanh giữa Công ty Honda Motor (Nhật Bản), Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan) và Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam với 2 ngành sản phẩm chính: xe máy và xe ô tô. Sau 20 năm có mặt tại Việt Nam, Honda Việt Nam đã không ngừng phát triển và trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy và nhà sản xuất ô tô uy tín tại thị trường Việt Nam. Tọa lạc tại phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô và xe máy của Công ty Honda Việt Nam với gần 8000 cán bộ người lao động, cùng với vốn đầu tư lên đến gần 400 triệu USD. Đây là nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô – xe máy có quy mô lớn nhất tại Việt Nam. 
Mặc dù được sự quan tâm của lãnh đạo của nhà máy, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi về môi trường cho người lao động. Tuy nhiên Công ty Honda Việt Nam cũng như các nhà máy sản xuất ô tô, xe máy ở Việt Nam và trên thế giới vẫn luôn tồn tại một số yếu tố tác hại nghề nghiệp như tiếng ồn trong phân xưởng hàn dập, hơi khí độc trong phân xưởng đúc, phun sơn… một số yếu tố đã vượt quá giới hạn tối đa cho phép gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động là nguyên nhân gây các bệnh điếc nghề nghiệp, viêm mũi họng, dị ứng… cho người lao động. Các  bệnh nghề nghiệp đã làm chất lượng cuộc sống của người lao động giảm sút, ảnh hưởng đến năng suất lao động. Vì vậy, việc tìm hiểu những yếu tố môi trường gây hại và tình trạng sức khỏe – bệnh tật của người lao động, để từ đó áp dụng một số biện pháp ngăn chặn tác hại của nó để bảo vệ sức khỏe người lao động là vô cùng cần thiết. Vì vậy tôi tiến hành đề tài “Thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật của người lao động Công ty Honda Việt Nam năm 2015 và yếu tố liên quan” với các mục tiêu sau:
1)Mô tả thực trạng môi trường lao động của Công ty Honda Việt Nam năm 2015
2)Mô tả tình hình sức khỏe và phân tích một số yếu tố liên quan của người lao động tại Công ty Honda Việt Nam năm 2015
Trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị nhằm hạn chế những tác hại của môi trường lao động đến sức khỏe người lao động trên cơ sở khoa học và có tính khả thi.

 MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU3
1.1. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VÀ XE MÁY TẠI VIỆT NAM3
1.1.1. Ngành công nghiệp ô tô3
1.1.2. Ngành công nghiệp xe máy3
1.2. MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP4
1.2.1. Các khái niệm môi trường, môi trường lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, điều kiện lao động, bảo hộ lao động, dây chuyền sản xuất4
1.2.2. Điều kiện vi khí hậu6
1.2.3. Tiếng ồn và rung trong sản xuất6
1.2.4. Bụi trong sản xuất7
1.2.5. Hơi khí độc và các hóa chất có hại8
1.2.6. Tác động của stress9
1.2.7. Tác động của ecgonomi vị trí lao động10
1.2.8. Bức xạ, phóng xạ10
1.3. SỨC KHỎE VÀ BỆNH TẬT NGƯỜI LAO ĐỘNG11
1.3.1. Các khái niệm11
1.3.2. Bệnh nghề nghiệp11
1.3.3. Phân loại sức khỏe12
1.3.4. Các nghiên cứu về tác động của môi trường tới sức khỏe người lao động13
1.4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ CÔNG TY HONDA VIỆT NAM16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU22
2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU22
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU22
2.2.1. Môi trường lao động22
2.2.2. Người lao động23
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU23
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu23
2.3.2. Mẫu nghiên cứu và kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu23
2.3.3. Biến số, chỉ số nghiên cứu và phương pháp, công cụ thu thập số liệu24
2.3.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu26
2.3.5. Sai số và khống chế sai số nghiên cứu26
2.3.6. Đạo đức trong nghiên cứu26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU27
3.1. MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG27
3.1.1. Đặc điểm vi khí hậu27
3.1.2. Các yếu tố vật lý29
3.1.3. Yếu tố hóa học33
3.2. TÌNH HÌNH SỨC KHỎE, BỆNH TẬT CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG36
3.2.1. Thông tin chung của người lao động36
3.2.2. Tình hình sức khỏe, bệnh tật của người lao động38
3.2.3. Một số yếu tố liên quan đến sức khỏe người lao động49
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN54
4.1. MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG54
4.1.1. Vi khí hậu54
4.1.2. Tiếng ồn, rung55
4.1.3. Chiếu sáng, nồng độ bụi56
4.1.4. Hơi khí độc và dung môi57
4.2. THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG57
4.3. TÌNH HÌNH SỨC KHOẺ, BỆNH TẬT CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN58
4.3.1. Phân loại sức khỏe và thể lực58
4.3.2. Tình hình bệnh tật của người lao động59
4.3.3. Một số yếu tố liên quan đến sức khỏe người lao động61
4.4. HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN65
KẾT LUẬN66
KIẾN NGHỊ68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Đặc điểm vi khí hậu theo phân xưởng27
Bảng 3.2: Tỷ lệ mẫu vi khí hậu đạt tiêu chuẩn theo phân xưởng28
Bảng 3.3: Mức ồn tương đương, rung trung bình trong môi trường lao động theo phân xưởng lao động29
Bảng 3.4: Đặc điểm chiếu sáng theo phân xưởng lao động31
Bảng 3.5: Nồng độ bụi trung bình môi trường lao động32
Bảng 3.6: Nồng độ hơi khí độc trung bình trong môi trường lao động33
Bảng 3.7: Tỷ lệ các mẫu đo hơi khí độc đạt tiêu chuẩn theo phân xưởng34
Bảng 3.8: Nồng độ dung môi trung bình trong môi trường lao động35
Bảng 3.9: Phân bố tuổi đời, tuổi nghề theo giới36
Bảng 3.10: Phân bố người lao động theo phân xưởng làm việc và giới37
Bảng 3.11: Phân loại sức khỏe theo giới38
Bảng 3.12: Phân loại sức khỏe chung theo phân xưởng39
Bảng 3.13: Phân loại BMI theo giới tính40
Bảng 3.14: Phân bố tỷ lệ mắc một số bệnh thường gặp theo đặc điểm đối tượng nghiên cứu41
Bảng 3.15: Tỷ lệ mắc thô và mắc chuẩn các bệnh về đường tiêu hóa43
Bảng 3.16:  Tỷ lệ mắc thô và mắc chuẩn các bệnh về TMH44
Bảng 3.17: Tỷ lệ mắc thô và mắc chuẩn các bệnh về mắt46
Bảng 3.18: Tỷ lệ mắc thô và mắc chuẩn các bệnh về RHM47
Bảng 3.19: Liên quan giữa đặc điểm chung của người lao động với sức khỏe chung49
Bảng 3.20: Liên quan giữa phân xưởng làm việc và tình trạng sức khỏe chung của người lao động50
Bảng 3.21: Liên quan giữa phân xưởng với bệnh đường tiêu hóa51
Bảng 3.22: Liên quan giữa phân xưởng với bệnh TMH52
Bảng 3.23: Liên quan giữa phân xưởng với bệnh Mắt52
Bảng 3.24: Liên quan giữa phân xưởng với bệnh RHM53
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ tiếng ồn, rung đạt tiêu chuẩn theo phân xưởng30
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ bệnh tật của người lao động40
DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Bản đồ hành chính thị xã Phúc Yên nơi Công ty Honda Việt Nam đóng22
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bộ Y tế (2012), Sức khỏe môi trường và y tế trường học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2.Luật khoa học – công nghệ (2013). NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3.Nguyễn Bát Can – Đặng Đức Bảo (1962). Vệ sinh lao động, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
4.Lưu Đức Hòa (2003). Giáo trình an toàn lao động. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
5.Phùng Văn Hoàn (1992). Nghiên cứu về những biến đổi sinh lý người công nhân do tác động phối hợp của vi khú hậu nóng với khí độc và bụi trong sản xuất. Luận án PTS Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
6.Viện đào tạo y học dự phòng và y tế công cộng-Đại học Y Hà Nội (2011). Y học dự phòng và y tế công cộng thực trạng và định hướng ở Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
7.Lê Thị Yến (1998). Ngưỡng nghe và sức khỏe của công nhân dệt dưới tác động của tiếng ồn công nghiệp, Luận văn thạc sỹ y khoa, Đại Học Y Hà Nội, trang 25-27.
8.Tạ Tuyết Bình, Lê Trung, Phạm Ngọc Quỳ (2003), “Nghiên cứu rối loạn thông khí phổi và phân tích khí máu ở công nhân tiếp xúc nghề nghiệp với bụi silic”. Hội nghị khoa học Quốc tế Y học lao động và Vệ sinh môi trường lần thứ nhất, Nhà xuất bản Y học, 160 – 164.
9.Tạ Tuyết Bình, Phạm Ngọc Quỳ (2003), “Đánh giá chức năng hô hấp ở công  nhân  khai thác, chế  biến đá  Bình Định”. Hội nghị  khoa học Quốc tế y học lao  động và Vệ sinh môi  trường lần thứ  nhất, Nhà xuất bản Y học, 146 – 151.
10.Magari SR, Hauser R, at el (2001), Association of heart rate variability with occupational and environmental exposure to particulate air pollution, Circulation 2001 Aug 28, pp. 986 – 991
11.Van Amelsvoort LG,Schouten EG at el (2000), “Occupational determinants of heart rate variability”, Int Arch Occup Environ Health 2000 May, pp. 255 – 262.
12.Nguyễn Ngọc Ngà, Dương Khánh Vân, Nguyễn Bích Diệp và cs (2006). Đánh giá căng thẳng của người điều khiển hệ thống tự động tại một Công ty xi măng. Báo cáo khoa học toàn văn, Hội nghị Quốc tế khoa học y học lao động và vệ sinh môi trường lần thứ 2. Nhà xuất bản Y học, trg 254 – 261
13.ACTU Occupational Health and Safety Unit, Melbourne (1998), A report on the ACTU 1997 National OHS survey on stress at work, April 1998, 1 –38
14.Saksith Kulwong (2010), Risk assessment of musculoskeletal disorders among workers in assembling and packing tasks in automotive industry in the eastern regionindustrial estate, Thailand: Program book and ABSTRACTs: APCHI-ERGOFUTURE” International Joint Conference August 2-6 2010 Bali; 700-704.
15.Bộ Y Tế – Vụ Khoa học Đào tạo (2005). Khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe. NXB Y học Hà Nội, tr 9
16.Kustov (1988). Tác động của nhiệt độ cao và một sô hơi khí độc trên cơ thể người. Vệ sinh lao động – Matxcova, 19-23
17.Đào Phú Cường, Tạ Tuyết Bình, Nguyễn Bích Diệp và cs (2008). “Môi trường làm việc ở một số cơ sở cơ khí”. Báo cáo khoa học toàn văn HNKH toàn quốc lần thứ VII và HNKH quốc tế lần thứ III về YHLĐ & VSMT, Nhà xuất bản Y Học, tr 36.
18.Hoàng Khải Lập (2002). Nghiên cứu một số đặc điểm điều  kiện lao động, tình trạng sức khoẻ và bệnh tật ở công nhân ngành cơ khí luyện kim năm 2002, Báo cáo khoa học toàn văn tại hội nghị khoa học Y học lao động toàn quốc lần V ( trang 471 – 477)
19.Nguyễn Thị Hồng Tú (2000), Ảnh hưởng một số nguy cơ nghề nghiệp trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa đến người lao động, Luận án Tiến sĩ Y học, Hà Nội
20.Nguyễn Bá Chắng, Phạm Văn Đoàn (1998). Tình hình môi trường lao động và sức khỏe của công nhân tiếp xúc với xăng dầu ở Quảng Ninh”. Hội nghị khoa học YHLĐ toàn quốc lần thứ 3- 1998. Viện YHLĐ 1998, trang 3
21.Nguyễn Thị Toán (2002), Điều tra cơ bản thực trạng sức khỏe công nhân cơ khí luyện kim. Báo cáo đề tài nghiên cứu cấp bộ. Hà Nội. Viện Y học LĐ & VSMT
22.Occup Med (1997). Respiratory disease in workers exposed to colophony solder flux fumes: continuing health concerns. Website: http://hinari-gw.who.int/whalecomwww.ncbi.nlm.nih.gov/whalecom0/ pubmed/9604483
23.Nguyễn Đức Đãn và cs (2005). Môi trường lao động và sức khoẻ công nhân tại các doanh nghiệp cơ khí sử dụng công nghệ mới và các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cũ”. Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội.
24.Scherbark, E.A (1998), Infuence of combination of heating microclimate and industrial noise in combination with lead aerosols upon the prevenient ofcardiovascular disease, Gigiena Truda i Proffessionalnye Zabolevanya, pp. 25 – 27.
25.Đào Phú Cường, Tạ Tuyết Bình, Nguyễn Bích Diệp và cs (2008). Tư thế làm việc và đau mỏi cơ xương ở công nhân cơ khí. Báo cáo khoa học toàn văn HNKH toàn quốc lần thứ VII và HNKH quốc tế lần thứ III về YHLĐ & VSMT, Nhà xuất bản Y Học, tr 69.
26.Công ty Honda Việt Nam (2016). Http://www.honda.com.vn
27.Đào Phú Cường, Tạ Tuyết Bình, Nguyễn Bích Diệp và cs (2010).Can thiệp Ecgonomi ở một số cơ sở sản xuất cơ khí vừa và nhỏ tại xã Xuân Tiến, Xuân Trường, Nam Định.Báo cáo khoa học toàn văn HNKH toàn quốc lần thứ VIII và HNKH quốc tế lần thứ IV về YHLĐ & VSMT, Nhà xuất bản Y Học, tr 85.
28.Đào Phú Cường, Tạ Tuyết Bình, Nguyễn Bích Diệp và cs (2010). Khảo sát ecgonomi vị trí lao động, phân tích yếu tố nguy cơ tại một số cơ sở sản xuất cơ khí vừa và nhỏ. Báo cáo khoa học toàn văn HNKH toàn quốc lần thứ VIII và HNKH quốc tế lần thứ IV về YHLĐ & VSMT, Nhà xuất bản Y Học, tr 89.
29.Nguyễn Bát Can – Đặng Đức Bảo (1962). Vệ sinh lao động, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
30.Bộ Y Tế – Viện Y Học Lao Động và Vệ Sinh Môi Trường (1997). 21 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm. Viện YHLĐ và VSMT, Hà Nội
31.Đào Ngọc Phong (1979). Phạm Hùng, Đan Thị Lan Hương (2002). Ô nhiễm sức khỏe làng nghềvà vấn đề sức khỏe cộng đồng. Tạp chí bảo vệ môi trường, Hà Nội, Tr 25-28.
32.Đào Phú Cường (2010). Đề xuất giải pháp ecgonomi giảm thiểu ôi nhiễm bụi tại một công ty cơ khí. Báo cáo khoa học toàn văn HNKH toàn quốc lần thứ VI và HNKH quốc tế lần thứ II về YHLĐ & VSMT, Nhà xuất bản Y Học, tr 189.
33.Khương Văn Duy, Vũ Xuân Trung, Nguyễn Tuấn Thành (2012). Thực trạng môi trường ở một số nhà máy chế biến quặng ở Thái Nguyên – Bắc Cạn và tiếp xúc cộng dồn năm 2011. Báo cáo khoa học toàn văn HNKH toàn quốc lần thứ VIII và HNKH quốc tế lần thứ IV về YHLĐ & VSMT, Nhà xuất bản Y Học, tr 113.
34.Nguyễn Thị Bích Thu (2006). Phát triển mô hình liên kết bền vững giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp dệt may trong xu hướng hội nhập WTO. Tạp chí khoa học và công nghệ, số 3 – 4/2006
35.FAO, Geneva, (1994). Body Mass Index. A measure of chronic energy deficiency in adult. FAO Food and nutrition, pp56
36.WHO, Geneva, (1995). Physical status: the use and interpretation of anthropometry
37.Lưu Minh Châu (2007). Nghiên cứu điều kiện lao động,những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới bệnh tật,sức khỏe công nhân thi công hầm đường bộ Hải Vân và đánh giá hiệu quả can thiệp – Luận án tiến sỹ – Đại học Y Hà Nội, trang 10-27
38.Phạm Xuân Ninh (2003). Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ độ ẩm tiếng ồn lên một số chỉ số sinh học ở người trong môi trường lao động quân sự và đề xuất biện pháp khắc phục, Luận án tiến sĩ sinh học, Trường đại học khoa học tự nhiên, Hà Nội, trang 5-14
 

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment