Thực trạng năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại một số bệnh viện tuyến quận huyện Hải Phòng năm 2015
Luận văn thạc sĩ y học Thực trạng năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại một số bệnh viện tuyến quận huyện Hải Phòng năm 2015.Sức khỏe là vốn quý của con người và của toàn xã hội. Vấn đề chăm sóc sức khỏe ngày càng được xã hội quan tâm. Theo Nghị quyết 46/NQ-TW ngày 23 tháng 2 năm 2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới là một bước phát triển trong quan điểm chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, mà chăm sóc sức khỏe là một trong những việc thuộc lĩnh vực của nghề điều dưỡng, điều dưỡng viên là những người trực tiếp tiếp xúc chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Trong tình hình đó, để nâng cao sức khỏe cho cộng đồng, người trực tiếp quản lý và điều hành công việc chăm sóc phải không ngừng được nâng cao về năng lực quản lý.[51]
Điều dưỡng trưởng trong hệ thống khám chữa bệnh bao gồm: Điều dưỡng trưởng Sở Y tế, Điều dưỡng trưởng bệnh viện, Điều dưỡng trưởng khối và các Điều dưỡng trưởng khoa. Hiện nay cả nước ước tính có 15000 Điều dưỡng trưởng.
Ngày nay, vai trò của người điều dưỡng trưởng khoa được xem như một trong những vai trò khó và phức tạp nhất trong hệ thống y tế [76]. Quan điểm này cũng tương đồng với nghiên cứu của Chase 1994[64], người đã có nghiên cứu về năng lực của người điều dưỡng trưởng khoa, bà cho rằng “Điều dưỡng trưởng khoa có vai trò quản lý quan trọng vì họ có sức ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của tổ chức y tế” [64]. Sanders, Davidson, and Price (1996) chỉ ra rằng, điều dưỡng trưởng khoa là người chuyển tải các mục tiêu, sự định hướng, các tiêu chí của tổ chức y tế (bệnh viện, khoa, phòng, trung tâm điều dưỡng) từ góc độ quản lý sang thực hành lâm sàng; do đó, vị trí của người điều dưỡng trưởng khoa đòi hỏi một khả năng truyền đạt những đường lối chung và lồng ghép chúng vào quản lý và thực hành lâm sàng trong khi đó đồng thời phải xác định và quản lý kết quả đầu ra [74]. Vai trò của người điều dưỡng trưởng là cực kỳ quan trọng bởi vì họ là người kết nối sự định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức với người cung cấp dịch vụ chăm sóc hàng ngày cho người bệnh. Họ là người chịu trách nhiệm đối với các hoạt động chăm sóc người bệnh tại khoa phòng trong suốt 24h [63]; [76].
Để hình thành và phát triển năng lực cho người điều dưỡng trưởng khoa, ở các nước phát triển, họ áp dụng rất nhiều mô hình như cung cấp kiến thức chính thống từ các trường, hay các chương trình kèm cặp hỗ trợ (mentorship), hội nghị, hội thảo v.v. Ở Việt Nam, phần lớn anh chị em đảm nhiệm chức danh này đều không có sự chuẩn bị về các kỹ năng quản lý. Thêm vào đó cách thức lựa chọn người vẫn theo truyền thống cũ, chưa thực sự chọn được người có đủ năng lực để đảm nhiệm vị trí khó khăn này. Trong năm năm trở lại đây, Bộ Y tế cũng như Hội điều dưỡng đã có nhiều chương trình để bồi dưỡng, nâng cao năng lực điều dưỡng trưởng nhưng kết quả mang lại thực sự chưa có những thay đổi to lớn.
Ve lý luận cho đến thời điểm hiện tại, các nghiên cứu về lĩnh vực điều dưỡng trước đây mới dừng lại ở điều tra mức độ hoàn thành chức năng nhiệm vụ, chưa đi sâu vào nghiên cứu sự thiếu hụt kiến thức, kỹ năng quản lý so với yêu cầu thực thi nhiệm vụ. Việc tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý điều dưỡng là hết sức cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu năng lực về quản lý của người Điều dưỡng trưởng.
Với những lý do như trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại một số bệnh viện tuyến quận huyện Hải Phòng năm 2015” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng năng lực quản lý của các điều dưỡng trưởng khoa của bệnh viện tuyến quận huyện Hải Phòng năm 2015.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa của bệnh viện tuyển quận huyện Hải Phòng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Thực trạng năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại một số bệnh viện tuyến quận huyện Hải Phòng năm 2015
TIẾNG VIỆT
1. Lê Thị Bình (2008), Đánh giá thực trạng năng lực chăm sóc người bệnh của Điều dưỡng viên Bệnh viện và đề xuất giải pháp can thiệp.
2. Lê Thị Bình (2007), “Đánh giá kiến thức và kết quả trong việc thực hiện đúng Quy trình kỹ thuật vệ sinh bàn tay của điều dưỡng bệnh viện Thanh Nhàn”, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội. Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng.
3. Trần Thị Châu (2007), Thực trạng công tác quản lý điều dưỡng tuyến quận/huyện tại TP Hồ Chí Minh và đề xuất, Hội thảo tăng cường công tác quản lý điều dưỡng các cấp và vai trò của Hội Điều dưỡng Việt Nam, tháng 7/2007, Hà Nội.
4. Võ Thị Dinh (2007), Đánh giá thực trạng ghi chép hồ sơ bệnh án của điều dưỡng tại bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba, Đồng Hới, Quảng Bình, Kỷ
yếu đề tài nghiên cứu khoa học.
5. Duongnd (2009), Năng lực người điều dưỡng trưởng khoa, truy cập ngày 18/12-2014, tại trang web
http: //www.dieuduongviet .net/diendan/showthread. php?t=1395.
6. Vietnurse Group (2012), Nhiệm vụ điều dưỡng trưởng các cấp, truy cập ngày 18/12-2014, tại trang web
http: //dieuduong.com.vn/default.asp?sub=345&view=473 0.
7. Nguyễn Thị Hằng (2007), Vai trò của Hội Điều dưỡng Hải Phòng trong việc tăng cường hệ thống quản lý, thực hành điều dưỡng và đề xuất, Hội thảo tăng cường công tác quản lý điều dưỡng các cấp và vai trò của Hội điều dưỡng Việt Nam, tháng 7/2007, Hà Nội.
8. Cộng đồng nhân sự HRL (2010), Định nghĩa ”năng lực” trong quá trình xây dựng từ điển truy cập ngày 18/12-2014, tại trang web
http://www.hrlink.vn/diendan/index.php?showtopic=24787.
9. Vương Kim Lộc (2007), Thực trạng công tác quản lý điều dưỡng tại bệnh viện Xanh Pôn và đề xuất, Hội thảo tăng cường công tác quản lý điều dưỡng các cấp và vai trò của Hội Điều dưỡng Việt Nam, tháng 7/2007, Hà Nội.
10. Nguyễn Bích Lưu (2001), Chất lượng dịch vụ chăm sóc tại bệnh viện Banpong, Đại học Mahidol Thai Lan, Thái Lan.
11. Nguyễn Thị Thanh Mai (2007), Đánh giá chất lượng ghi chép phiếu chăm sóc của điều dưỡng, hộ sinh tại bệnh viện đa khoa Khánh Hòa năm 2007, Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học.
12. Phạm Đức Mục (2003), Ket quả điều tra nhân lực Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật viên và Hộ lý các Bệnh viện Việt Nam, Thông tin điều dưỡng, Hội điều dưỡng Việt Nam, 23.
13. Phạm Đức Mục (2004), “Vai trò của điều dưỡng trưởng khoa”, Hội điều dưỡng Việt Nam. 23.
14. Phạm Đức Mục (2007), Kết quả điều tra hệ thống và nguồn lực Điều dưỡng trưởng các bệnh viện tuyến trung ương và tỉnh, Hội thảo tăng cường công tác quản lý điều dưỡng các cấp và vai trò của Hội Điều dưỡng Việt Nam, tháng 7/2007.
15. Điều dưỡng Việt Nam (2009), 12 tiêu chuẩn điều dưỡng hiện đại ngày nay, truy cập ngày 8/12-2014, tại trang web http://dieuduongviet.net.
16. Hội Điều dưỡng Việt Nam (1999), Kết quả khảo sát về nhân lực Điều dưỡng tại các cơ sở khám chữa bệnh.
17. Hội Điều dưỡng Việt Nam (2005), Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học Điều dưỡng toàn quốc lần thứ II, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, Hà Nội.
18. Hội Điều dưỡng Việt Nam (2005), Thông tin Điều dưỡng, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, 26.
19. Hội Điều dưỡng Việt Nam (2007), Hội thảo tăng cường công tác quản lý
điều dưỡng các cấp và vai trò của Hội Điều dưỡng Việt Nam.
20. Hội Điều dưỡng Việt Nam (2010), Kế hoạch chiến lược tăng cường năng lực Hội điều dưỡng và phát triển nghề Điều dưỡng tại Việt Nam giai đoạn 2010-2015, truy cập ngày 18/12-2014, tại trang web
http: //hoidieuduong.org.vn/vi/vna/news/detail/3 58.
21. Hội Điều dưỡng Việt Nam (2012), Tiêu chuẩn năng lực điều dưỡng, truy cập ngày 18/12-2014, tại trang web http://hoidieuduong.org.vn/vi/vna/doc/detail/325.
22. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (2009), Khái niệm chung về năng lực và những yêu cầu năng lực của người lãnh đạo quản lý, truy cập ngày 18/12-2014, tại trang web http://www.vnpt.com.vn.
23. Hoàng Thu Nga (2005), Đánh giá sự hài lòng của người bệnh – thân nhân qua các cuộc họp Hội đồng người bệnh cấp Bệnh viện năm 2003-2004, Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học.
24. Nguyễn Thị Ngọc (2005), Khảo sát sự hài lòng của người bệnh tại khu điều trị nội trú bệnh viện đa khoa khu vực Thống Nhất – Đồng Nai, Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học.
25. Đỗ Thị Thủy Nguyễn Thị Thanh Điều, Nguyễn Việt Liên, Nguyễn Thúy Hằng (2007), Thực trạng và một số giải pháp về tăng cường công tác điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh toàn diện tại Viện Chấn thương – Chỉnh hình Quân đội, Bệnh viên Trung Ương Quân đội 108 từ tháng 4/2006 đến tháng 6/2007, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, Hà Nội.
26. Trường Đại học Y Hà Nội (2007), Những năng lực chung của Cử nhân điều dưỡng khu vực Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á.
27. Nguyễn Bích Lưu Phạm Đức Mục, Đào Thành (2007), Hệ thống tổ chức nguồn nhân lực điều dưỡng Việt Nam, Hội thảo tăng cường công tác quản lý điều dưỡng các cấp và vai trò của Hội điều dưỡng Việt Nam, tháng 7/2007,
Hà Nội.
28. Trần Tử Bình Phạm Lê Tuấn, Nguyễn Minh Tâm (2008), Sự hài lòng của người bệnh tại cơ sở y tế Hà Nội 2006, Tạp chíy học thực hành, 7, tr. 48-51.
29. Nguyễn Trọng Tài Phan Quốc Hội, Trần Quốc Kham, Nguyễn Thu Yen (2013), Thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến năng lực điều dưỡng trưởng tại tỉnh Nghệ An, Tạp chí Y học thực hành, 12/2013.
30. Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế Phòng Điều dưỡng – Tiết chế (2010), Thực trạng nhân lực điều dưỡng trưởng toàn quốc năm 2010, Kỷ yếu nghiên cứu khoa học điều dưỡng, Hội nghị khoa học Điều dưỡng toàn quốc lần thứ IV, tháng 10/2010, Hà Nội.
31. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/07/2005 về việc “Ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006- 2010”, chủ biên.
32. SIDA/INDEVELOP (1993), Chăm sóc sức khỏe tuyến huyện, Đe án đào tạo 03-SIDA, Bộ Y tế, Hà Nội.
33. Hà Thị Soạn (2007), Đánh giá sự hài lòng của người bệnh và người nhà người bệnh đối với công tác khám chữa bệnh tại một số bệnh viện tỉnh Phú Thọ năm 2006-2007, Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học.
34. Nguyễn Thị Ly và cộng sự (2007), Khảo sát sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại các bệnh viện tỉnh Hải Dương năm 2007, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, Hà Nội.
35. Nguyễn Thị Minh Tâm (2007), Đánh giá tổng quát tình hình nghiên cứu khoa học điều dưỡng từ năm 2002-2007, Hội thảo nghiên cứu khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ III, tháng 8/2007, Hà Nội.
36. Vụ Khoa học và Đào tạo (1996), Chăm sóc người ốm, NXB Y học.
37. Bộ Y tế (1999), Quyết định 1936/1999/BYT – QĐ Vụ Quản lý sức khỏe, chủ biên.
38. Bộ Y tế (2001), Quy chế bệnh viện.
39. Bộ Y tế (2002), Quyết định số 370/QĐ-BYT ngày 07/02/2002 về “Chuẩn mực Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001-2010”, chủ biên.
40. Bộ Y tế (2002), Quyết định số 1613/2002/QĐ-BYT ngày 03/05/2002 về “Ke hoạch hành động quốc gia về tăng cường công tác điều dưỡng, Hộ sinh giai đoạn 2002-2010”, chủ biên.
41. Bộ Y tế (2003), Tài liệu Hội thảo điểm chăm sóc toàn diện lần thứ IV tại Kiên Giang.
42. Bộ Y tế (2004), Quản lý điều dưỡng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
43. Bộ Y tế (2008), Hội nghị tăng cường chất lượng đào tạo nhân lực y tế.
44. Bộ Y tế (2011), “Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Bộ Y tế quy định hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.”.
45. Nguyễn Việt Thắng (2004), Đội ngũ Y tá – Điều dưỡng trưởng Hà Tĩnh, thực trạng và giải pháp, Thông tin Điều dưỡng, 20.
46. Đào Thành (2007), Điều tra hiện trạng hệ thống và năng lực nguồn nhân lực điều dưỡng trưởng trong các cơ sở y tế Việt Nam năm 2007, Hội thảo nghiên cứu khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ III, tháng 8/2007, Hà Nội.
47. Huỳnh Thị Mỹ Thanh (2007), Thực trạng công tác quản lý điều dưỡng tại tỉnh An Giang, Hội thảo tăng cường công tác quản lý điều dưỡng các cấp và vai trò của Hội điều dưỡng Việt Nam, tháng 7/2007, Hà Nội.
48. Nguyễn Văn Thanh (2006), Nghề điều dưỡng ở các nước đang phát triển, Thông tin điều dưỡng, 28, tr. 50-56.
49. Phạm Thị Nguyệt Thanh (2010), Thái độ đối với nghề nghiệp của học sinh, sinh viên điều dưỡng, đề xuất các giải pháp can thiệp.
50. Nguyễn Thu Dung Trần Thanh Liêm, Huỳnh Thị Thu Hà và cộng sự (2007), Đánh giá thực trạng quản lý của Điều dưỡng Trưởng khoa – bệnh viện
Đà Nẵng năm 2007, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, Hà Nội.
51. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 46/NQ-TW về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, chủ biên.
52. Lê Tấn Phùng và cộng sự Trương Tấn Minh (2007), “Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân đối với hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện huyện Khánh Vĩnh và Khánh Sơn tỉnh Khánh Hòa năm 2005 “, Tạp chí Y học dự phòng. XVII.
53. Nguyễn Thị Như Tú (2007), Thực trạng hệ thống ĐDT tuyến huyện tại tỉnh Bình Định, Hội thảo tăng cường công tác quản lý điều dưỡng các cấp và vai trò của Hội Điều dưỡng Việt Nam, tháng 7/2007, Hà Nội.
54. Nguyễn Văn Uy (2012), Nâng cao năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại bệnh viện Việt Đức, Hà Nội.
55. Phạm Thị Tuyết Vân (2007), Thực trạng công tác quản lý điều dưỡng tại bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba, Đồng Hới, Quảng Bình, Hội thảo tăng cường công tác quản lý điều dưỡng các cấp và vai trò của Hội điều dưỡng Việt Nam, tháng 7/2007, Hà Nội.
56. Phạm Đức Mục Vi Nguyệt Hồ (2005), “Hiện trạng nguồn nhân lực điều dưỡng, những thách thức và tương lai người điều dưỡng Việt Nam”.
57. Bộ Nội Vụ (2005), Quyết định số 41/2005/QĐ-BNV ngày 22/04/2005 về Tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch viên chức y tế điều dưỡng, chủ biên.
58. Đỗ Đình Xuân (2007), Đánh giá thực trạng năng lực của Điều dưỡng trưởng tại các bệnh viện.
MỤC LỤC Thực trạng năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại một số bệnh viện tuyến quận huyện Hải Phòng năm 2015
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Đại cương 3
1.1.1. Điều dưỡng và các nhà điều dưỡng trong bệnh viện 3
1.1.2. Các nhà quản lý điều dưỡng trong bệnh viện 7
1.2. Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa 11
1.2.1. Khái niệm năng lực và năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa 11
1.2.2. Tiêu chuẩn đánh giá 13
1.2.3. Các kỹ năng đánh giá năng lực quản lý Điều dưỡng: 14
1.2.4. Phương thức đánh giá năng lực quản lý Điều dưỡng: 19
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý Điều dưỡng: 20
1.3. Nghiên cứu năng lực Điều dưỡng: 22
1.3.1 Trên thế giới: 22
1.3.2 Ở Việt Nam: 24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. Đối tượng nghiên cứu 33
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu 33
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 33
2.2. Địa điểm nghiên cứu 33
2.3. Thời gian nghiên cứu 33
2.4. Phương pháp nghiên cứu 33
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 33
2.4.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 33
2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu 34
2.5.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu cho mục tiêu 1: 34
2.5.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu cho mục tiêu 2: 37
2.6. Phương pháp thu thập số liệu 37
2.7. Xử lý số liệu 38
2.8. Sai số và cách khắc phục sai số 38
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu 38
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39
3.1. Thực trạng năng lực quản lý của ĐDTK: 39
3.1. 1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu: 39
3.1.2. Năng lực quản lý của ĐDTK: 40
3.2. Yếu tố liên quan đến năng lực quản lý của ĐDTK: 57
Chương 4: BÀN LUẬN 60
4.1. Thực trạng năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa 60
4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 60
4.1.2. Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa 62
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý của ĐDTK 71
KẾT LUẬN 73
KIÊN NGHỊ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO