Thực trạng nguy cơ mắc bệnh dại ở người làm nghề giết mổ chó và hiệu quả can thiệp tại một số quận huyện của thành phố Hà Nội, 2016-2018

Thực trạng nguy cơ mắc bệnh dại ở người làm nghề giết mổ chó và hiệu quả can thiệp tại một số quận huyện của thành phố Hà Nội, 2016-2018

Thực trạng nguy cơ mắc bệnh dại ở người làm nghề giết mổ chó và hiệu quả can thiệp tại một số quận huyện của thành phố Hà Nội, 2016-2018.Bệnh dại (Rabies) là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút dại gây nên.Vi rút bệnh dại chủ yếu lây từ động vật sang động vật hoặc động vật sang người qua chất tiết và hầu hết là nước bọt của động vật có vi rút dại thông qua các vết cắn, cào, liếm [124]. Kể cả người và động vật, một khi đã có biểu hiện triệu chứng lâm sàng lên cơn dại thì tử vong hầu như là 100%. Mặc dù bệnh dại, đã có vắc xin và huyết thanh kháng dại rất có hiệu quả để phòng và điều
trị dự phòng, nhưng cho đến nay, bệnh dại vẫn là vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng ở một số nước trên thế giới [120].Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có hơn 3 tỷ người có nguy cơ tại hơn mắc dại trên 150 quốc gia. Bệnh dại có tỷ lệ tử vong cao nhất tất cả các bệnh truyền nhiễm trên toàn thế giới, hiện nay vẫn có khoảng 50.000-60.000 trường hợp tử vong hàng năm. Ảnh hưởng nhiều nhất là các nước nhiệt đới và khu vực thuộc châu Phi, châu Á, Nam Mỹ và châu Đại Dương. Chi phí hàng năm của bệnh dại ở châu Phi và châu Á được ước tính khoảng 583.500.000 đô la, trong số đó là chi phí dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) [120]. Bệnh dại hiện đang gia tăng và diễn biến phức tạp ở một số nước trong khu vực như Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Indonesia [42], [12], [52]. Số liệu thống kê gần đây cho thấy, bệnh dại có nguy cơ gia tăng ở những quốc gia châu Á có phong tục ăn thịt chó [64], [65], [111], [112], [128]. Việc phát hiện kháng nguyên dại trong mô não của những con chó khoẻ mạnh đã giết thịt để tiêu thụ ở một số quốc gia đã chỉ ra mức độ lưu hành của bệnh và nguy cơ sức khoẻ cộng đồng [111], [87], [102], [107].


Tại Việt Nam, bệnh dại là bệnh có tỷ lệ tử vong đứng hàng đầu trong các bệnh truyền nhiễm và đứng thứ 14 trên thế giới [5]. Theo báo cáo của chương trình quốc gia phòng chống bệnh dại, trong giai đoạn 2008 – 2013, cả nước có 497 người tử vong do bệnh dại. Trong đó, 475 ca tử vong (95,6%) do bị chó cắn và 22 (4,4%) bị phơi nhiễm trong quá trình giết mổ chó [12], [92]. Trong2 số các nạn nhân bị tử vong do phơi nhiễm với vi rút dại trong quá trình giết mổ chó thì 50% là người mổ chó chuyên nghiệp và 50% là người mổ chó không chuyên nghiệp [12], [92]. Hàng năm, ở nước ta có khoảng 5 triệu con chó bị giết mổ [30], nếu tính theo tỷ lệ chó ở lò mổ bị nhiễm dại là 2/100 như số liệu báo cáo của Nguyen và cộng sự [32], thì sẽ có tới hàng trăm nghìn con chó nhiễm dại được đưa vào các lò mổ. Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao không có sự khác biệt về tỷ lệ người mắc dại giữa nhóm giết mổ chó chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp. Có phải nhóm giết mổ chó chuyên nghiệp họ có hiểu biết, thái độ và thực hành tốt trong phòng chống bệnh dại hoặc họ được bảo vệ bằng tiêm phòng vắc xin? Thêm vào đó, chó cung cấp cho các lò mổ được thu mua tại các địa phương trong nước hoặc được nhập khẩu bất hợp pháp từ một số nước lân cận hầu hết không được kiểm dịch động vật [2]. Nếu chó nhập lậu bị nhiễm vi rút dại thì nguy cơ lây lan bệnh dại từ vùng quốc gia này sang vùng quốc gia khác là rất lớn và rất khó kiểm soát. Hơn nữa, ngoài việc làm cho bệnh dại lan rộng giữa các vùng miền và khu vực lân cận, việc giết mổ, tiêu thụ chó nhiễm vi rút dại ở lò mổ còn là mối nguy cơ gây bệnh cho những người tham gia giết mổ, chế biến thịt chó.
Giáo dục sức khỏe cộng đồng luôn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh tật nói chung, trong đó có bệnh dại. Nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh dại trong cộng đồng được thực hiện, bao gồm quản lý và tiêm phòng cho đàn chó, giáo dục truyền thông cách phòng ngừa chó cắn và tiêm vắc xin phòng dại ngay sau khi bị chó nghi dại cắn. Nhiều nghiên cứu kiến thức cộng đồng về bệnh dại đã chứng minh nhận thức tốt hơn ở cộng đồng sau can thiệp truyền thông về bệnh dại. Các chiến dịch truyền thông giáo dục sức khỏe kết hợp với quản lý số lượng chó, tiêm phòng đại trà miễn phí cho đàn chó đã thành công trong việc làm giảm bệnh dại ở chó từ đó giảm mắc bệnh dại trên người tại Mỹ La tinh, Nhật Bản, Singapore và tỉnh Bohol Philipine. Tuy nhiên,3 việc đánh giá hiệu quả các mô hình giáo dục này có thể khó khăn, nhưng rất quan trọng trong việc ưu tiên nguồn lực của chương trình phòng chống bệnh dại.
Do đó, câu hỏi đặt ra ở đây là, nguy cơ phơi nhiễm với vi rút dại ở người giết mổ chó chuyên nghiệp như thế nào? yếu tố nào ảnh hưởng tới nguy cơ phơi nhiễm với vi rút dại này? vai trò của truyền thông trong thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của người giết mổ chó chuyên nghiệp như thế nào?
Để trả lời các câu hỏi trên và để đưa ra các bằng chứng khoa học góp phần xây dựng giải pháp phù hợp, hiệu quả nhất trong phòng chống bệnh dại chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng nguy cơ mắc bệnh dại ở người làm nghề giết mổ chó và hiệu quả can thiệp tại một số quận huyện của thành phố Hà Nội, 2016-2018”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng nguy cơ mắc bệnh dại và một số yếu tố liên quan ở người làm nghề giết mổ chó tại một số quận huyện của thành phố Hà Nội năm 2016.
2. Đánh giá hiệu quả biện pháp can thiệp truyền thông làm giảm nguy cơ mắc bệnh dại ở những người làm nghề giết mổ chó tại một số quận huyện của thành phố Hà Nội năm 2017- 2018

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………… 4
1.1. Khái quát bệnh dại và các biện pháp phòng chống……………………………… 4
1.1.1. Ổ chứa bệnh dại …………………………………………………………………… 4
1.1.2. Đường lây truyền bệnh dại sang người……………………………………. 4
1.1.3. Bệnh dại ở động vật ……………………………………………………………… 5
1.1.4. Tình hình bệnh dại trên thế giới……………………………………………… 5
1.1.5. Tình hình bệnh dại ở Việt Nam ……………………………………………… 8
1.1.6. Vi rút bệnh dại và đáp ứng miễn dịch……………………………………. 11
1.1.7. Các phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm vi rút dại ………… 13
1.1.8. Các biện pháp phòng chống bệnh dại ……………………………………. 14
1.1.9. Điều trị dự phòng bệnh dại ở người………………………………………. 18
1.2. Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh dại ở người……………………………………….. 19
1.2.1. Nguy cơ mắc dại liên quan nghề nghiệp………………………………… 19
1.2.2. Nguy cơ mắc bệnh dại đối với tình trạng miễn dịch………………… 23
1.2.3. Nguy cơ mắc bệnh dại liên quan tới lưu hành bệnh dại ở động vật… 24
1.2.4. Các yếu tố liên quan đến nguy cơ mắc bệnh dại ở người…………. 25
1.3. Truyền thông thay đổi hành vi trong phòng chống bệnh dại………………. 31
1.3.1. Các khái niệm…………………………………………………………………….. 31
1.3.2. Mô hình lập kế hoạch truyền thông ………………………………………. 34
1.3.3. Hiệu quả truyền thông phòng chống bệnh dại ………………………… 35
1.4. Mô tả tóm tắt về địa bàn nghiên cứu……………………………………………….. 39
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………… 40
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………. 40
2.1.1. Người làm nghề giết mổ chó………………………………………………… 402.1.2. Chó tại các lò mổ………………………………………………………………… 40
2.2. Địa điểm nghiên cứu …………………………………………………………………….. 40
2.3. Thời gian nghiên cứu ……………………………………………………………………. 41
2.4. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………………. 42
2.5. Cỡ mẫu ……………………………………………………………………………………….. 42
2.5.1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang ………………………………………………… 42
2.5.2. Nghiên cứu can thiệp cộng đồng…………………………………………… 43
2.6. Phương pháp chọn mẫu…………………………………………………………………. 43
2.6.1. Nghiên cứu mô tả……………………………………………………………….. 43
2.6.2. Nghiên cứu can thiệp ………………………………………………………….. 44
2.7. Các kỹ thuật thu thập thông tin ………………………………………………………. 45
2.7.1. Các kỹ thuật xét nghiệm………………………………………………………. 45
2.7.2. Công cụ và phương pháp điều tra kiến thức, thực hành phòng
chống bệnh dại của người làm nghề giết mổ chó. ……………………………. 48
2.8. Khái niệm sử dụng trong luận án ……………………………………………………. 55
2.9. Sai số và cách khắc phục……………………………………………………………….. 55
2.10. Phân tích số liệu …………………………………………………………………………. 55
2.11. Đạo đức trong nghiên cứu……………………………………………………………. 56
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………… 57
3.1. Thực trạng nguy cơ mắc bệnh dại ở người làm nghề giết mổ chó tại
một số quận huyện ở Hà Nội và các yếu tố có liên quan………………………….. 57
3.1.1. Tình trạng kháng thể trung hòa kháng vi rút dại và nhiễm dại ở
chó tại các lò giết mổ tại 6 quận huyện Hà Nội năm 2016-2017………… 57
3.1.2. Tỷ lệ chó bị nhiễm vi rút dại tại 84 lò mổ nhỏ phân bố theo địa dư… 58
3.1.3. Kết quả điều tra và xét nghiệm kháng thể kháng vi rút dại ở
406 người làm nghề giết mổ chó tại 7 quận/huyện của Hà Nội năm
2016-2017…………………………………………………………………………………… 633.1.4. Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh dại của người mổ chó .. 71
3.2. Hiệu quả biện pháp can thiệp truyền thông ở người giết mổ chó………… 79
3.2.1. Kết quả các hoạt động truyền thông tại cộng đồng………………….. 79
3.2.2. Hiệu quả can thiệp truyền thông thay đổi kiến thức của người
làm nghề giết mổ chó trong 2 năm 2017-2018 ………………………………… 81
3.2.3. Hiệu quả can thiệp thay đổi thực hành phòng chống bệnh dại….. 86
3.2.4. Hiệu quả can thiệp tăng tỷ lệ đối tượng tiêm vắc xin phòng dại .. 88
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN………………………………………………………………….. 89
4.1. Thực trạng nguy cơ mắc bệnh dại ở người làm nghề giết mổ chó và
một số yếu tố liên quan ……………………………………………………………………….. 89
4.1.1. Thực trạng chó có kháng thể kháng dại và chó nhiễm vi rút dại
tại các lò giết mổ chó …………………………………………………………………… 89
4.1.2. Tình trạng có kháng thể kháng dại ở người giết mổ chó tại các
địa điểm nghiên cứu …………………………………………………………………….. 95
4.1.3. Kiến thức, thực hành của người làm nghề giết mổ chó ………….. 102
4.2. Hiệu quả can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe nâng cao kiến
thức, thực hành ở người làm nghề giết mổ chó …………………………………….. 108
4.3. Một số hạn chế của nghiên cứu…………………………………………………….. 119
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………….. 120
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………… 122
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tỷ lệ chó có kháng thể trung hòa kháng dại và nhiễm dại tại
các lò mổ ở 6 quận huyện Hà Nội, 2016-2017……………………… 57
Bảng 3.2: Tỷ lệ chó bị nhiễm vi rút dại tại 84 lò mổ nhỏ phân theo
quận/huyện ở Hà Nội, 2016 – 2017……………………………………… 58
Bảng 3.3. Độ tương đồng nucleotide và acid amin của đoạn gen N giữa 6
chủng vi rút dại phân lập ở lò mổ 2016-2017 với các chủng vi
rút dại từ các quốc gia lân cận và Việt Nam…………………………. 59
Bảng 3.4. Đặc điểm cá nhân của 406 đối tượng nghiên cứu………………….. 63
Bảng 3.5: Đặc điểm vị trí công việc và tiền sử tiêm vắc xin dại của 406
đối tượng làm nghề giết mổ chó tại 7 quận/huyện Hà Nội năm
2016-2017 ……………………………………………………………………….. 64
Bảng 3.6. Tình trạng có kháng thể kháng dại theo đặc điểm cá nhân của
đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………… 65
Bảng 3.7. Tình trạng có kháng thể dại và vị trí công việc giết mổ, thời
gian giết mổ của 406 đối tượng nghiên cứu …………………………. 66
Bảng 3.8. Tình trạng có kháng thể kháng dại và số lượng chó giết mổ
hằng ngày………………………………………………………………………… 67
Bảng 3.9: Phân bố tình trạng kháng thể trung hòa kháng dại với tiền sử
tiêm phòng dại …………………………………………………………………. 68
Bảng 3.10. Hiệu giá trung bình nhân kháng thể trung hòa ở nhóm có
kháng thể trung hòa kháng dại……………………………………………. 69
Bảng 3.11. Đặc điểm nhóm người không tiêm phòng vắc xin có kháng thể
kháng dại…………………………………………………………………………. 70
Bảng 3.12. Mô hình hồi quy dự đoán một số yếu tố liên quan đến tình
trạng có kháng thể trung hòa kháng dại……………………………….. 71
Bảng 3.13. Kiến thức phòng chống bệnh dại của người mổ chó ……………… 72Bảng 3.14. Phân bố đặc điểm cá nhân và kiến thức bệnh dại của người làm
nghề giết mổ chó………………………………………………………………. 74
Bảng 3.15. Thực hành giết mổ chó của đối tượng nghiên cứu ………………… 75
Bảng 3.16. Phân bố giữa một số đặc điểm cá nhân và thực hành giết mổ chó.. 76
Bảng 3.17. Mô hình hồi quy dự đoán một số yếu tố liên quan với kiến thức
bệnh dại…………………………………………………………77
Bảng 3.18. Mô hình hồi quy dự đoán một số yếu tố liên quan đến thực
hành phòng bệnh dại của người làm nghề giết mổ chó………….. 78
Bảng 3.19. Kết quả các hoạt động truyền thông tại 7 quận huyện can thiệp,
năm 2017-2018 ………………………………………………………………… 79
Bảng 3.20. Số nhân viên y tế, thú y, các đối tượng tham gia nghiên cứu
được truyền thông năm 2017-2018 được tập huấn………………… 80
Bảng 3.21. Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu và kiến thức sau
can thiệp………………………………………………………………………….. 82
Bảng 3.22. Kiến thức về nguồn lây truyền, dấu hiệu lâm sàng bệnh dại ở
chó của người giết mổ chó sau can thiệp……………………………… 83
Bảng 3.23. Thay đổi kiến thức đường lây truyền, biện pháp phòng bệnh
dại của đối tượng nghiên cứu sau can thiệp………………………….. 84
Bảng 3.24. Tỷ lệ thay đổi mức độ kiến thức sau can thiệp truyền thông giáo
dục sức khỏe của 292 người làm nghề giết mổ chó trong 2 năm
2017-2018………………………………………………………………………… 85
Bảng 3.25. Thực hành phòng chống bệnh dại sau can thiệp và đặc điểm cá
nhân ở đối tượng nghiên cứu năm 2017-2018………………………. 86
Bảng 3.26. Hiệu quả can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe thay đổi
thực hành của người làm nghề giết mổ chó………………………….. 8

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment