Thực trạng quản lý thực tập ở Khoa Điều dưỡng-Kỹ thuật Y học, Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Thực trạng quản lý thực tập ở Khoa Điều dưỡng-Kỹ thuật Y học, Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Luận văn thạc sĩ giáo dục Thực trạng quản lý thực tập ở Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.Trong những năm qua, công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Vấn đề hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất nước đòi hỏi đội ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật cao, kỹ năng giỏi, được đào tạo bài bản, chính qui. Do vậy vai trò của các trường đại học hiện nay ngày càng quan trọng trong việc đào tạo nhân tài cho đất nước. Nghị quyết 142 của Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng đã chỉ rõ mục tiêu giáo dục đại học Việt Nam như sau: “… Xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế đông đảo vững mạnh, ngày càng hoàn chỉnh về trình độ và ngành nghề, vừa có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng, với giai cấp công nhân, với dân tộc, liên hệ chặt chẽ với công nông, vừa có trình độ khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ giỏi, nắm vững những quy luật của tự nhiên và quy luật xã hội, có năng lực tổ chức và động viên quần chúng, đủ sức giải quyết những vấn đề khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế do thực tế nước ta đề ra và có khả năng tiến kịp trình độ khoa học, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới.”


Ngành y tế nước nhà cũng cần một đội ngũ cán bộ có trình độ cao để chăm sóc và phục vụ người bệnh. Để đáp ứng nhu cầu thực tế đó, trong nghị quyết số 46 NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã khẳng định: “nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt”. Với đặc thù đào tạo nhân lực y tế là việc tổ chức đào tạo luôn gắn liền với thực hành, thực tập tại trường, tại các cơ sở y tế, nên Bộ Y tế cũng đã ban hành chỉ thị số 06/2008/CT-BYT về việc tăng cường chất lượng đào tạo nhân lực y tế trong giai đoạn hiện nay, nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo nhân lực y tế.
Nhận thức rõ vấn đề này, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh với chức năng đào tạo cán bộ y tế, đã luôn coi trọng chất lượng đào tạo nhất là về thực tập của sinh viên. Chương trình đào tạo sinh viên gồm hai phần: Lý thuyết và thực tập. Phần thực tập bao gồm tại phòng thực tập nhà trường và thực tập tại bệnh viện với thời lượng chiếm khoảng hơn phân nửa tổng quỹ thời gian đào tạo.
Quản lý thực tập của sinh viên là quản lý để thực hiện đồng bộ các thành tố: mục tiêu, nội dung, chương trình, các hình thức thực tập, điều kiện phương tiện thực tập… Quan tâm thích đáng đến hoạt động thực tập của sinh viên là một trong những trọng điểm của toàn bộ công tác quản lý giáo dục trong trường, khoa. Quản lý tốt hoạt động thực tập của sinh viên sẽ nâng cao hiệu quả thực tập của họ. Do vậy, việc quản lý thực tập của sinh viên là một trong những khâu quan trọng của công tác quản lý đào tạo.
Tuy quan trọng như vậy, nhưng cho đến nay tại Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào về công tác quản lý thực tập này, do đó tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng quản lý thực tập ở Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh” với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thực tập của khoa.
2.    Mục đích nghiên cứu
Từ cơ sở lý luận và thực trạng quản lý thực tập ở Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thực tập của khoa.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN    3
MỤC LỤC    4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT    7
PHẦN I: MỞ ĐẦU    8
1.    Lý do chọn đề tài    8
2.    Mục đích nghiên cứu    9
3.    Khách thể và đối tượng nghiên cứu    9
.4. Giả thuyết nghiên cứu    9
5.    Phạm vi nghiên cứu    9
6.    Nhiệm vụ nghiên cứu    9
7.    Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu    10
8.    Cấu trúc luận văn    10
9.    Kế hoạch nghiên cứu    10
.Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN    12
1.1.    Lịch sử nghiên cứu vấn đề    12
1.1.1.    Ở Việt Nam    12
1.1.2.    Ở nước ngoài    13
.1.2. Các khái niệm liên quan    14
1.2.1.    Thực tập    14
1.2.2.    Thực tập y khoa    14
.1.2.3. Quản lý    15
.1.2.4. Quản lý công tác đào tạo ở cấp khoa    16
1.2.5.    Quản lý thực tập    17
1.3.    Hoạt động thực tập của sinh viên Điều dưỡng- Kỹ thuật Y học.    17
1.3.1.    Mục tiêu thực tập    17
1.3.2.    Nội dung chương trình thực tập    17
1.3.3.    Các hình thức tổ chức thực hiện chương trình thực tập    18
1.3.4.    Cơ sở thực tập    19
1.3.5.    Cán bộ hướng dẫn thực tập    19
1.3.6.    Công tác phối hợp việc tổ chức chương trình    thực tập    19
1.4.    Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động thực    tập    20
1.4.1.    Phát triển chương trình thực tập (xây dựng, thực hiện, đánh giá, điều chỉnh)    20
1.4.1.1,    Xây dựng chương trình thực tập    21
Thực hiện chương trình thực tập    21
1.4.2.    Đội ngũ giảng viên hướng dẫn thực tập    21
1.4.3.    Ý thức, thái độ của sinh viên    21
1.4.4.    Cơ sở vật chất, phương tiện, và điều kiện thực tập    22
1.4.5.    Công tác tổ chức, quản lý thực tập    22
1.4.6.    Phối hợp và quản lý sự phối hợp trong tổ chức hoạt động thực tập    23
1.5.    Nội dung quản lý thực tập ở khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học    23
31.5.1.    Quản lý mục tiêu thực tập    23
1.5.2.    Quản lý chương trình, nội dung thực tập    23
31.5.3.    Quản lý đội ngũ giảng viên    23
31.5.4.    Quản lý hoạt động thực tập của sinh viên    24
31.5.5.    Quản lý tổ chức thực hiện hoạt động thực tập    24
1.5.6.    Quản lý cơ sở vật chất, phương tiện, tài liệu, thiết bị phục vụ thực tập    25
31.5.7. Quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn thực tập    25
1.5.8. Quản lý sự phối hợp hướng dẫn thực tập giữa trường và viện    25
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỰC TẬP Ở KHOA ĐIỀU DƯỠNG – KỸ
THUẬT Y HỌC, ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH    26
2.1.    Giới thiệu đôi nét về nhà trường    26
2.1.1.    Lịch sử hình thành    26
2.1.2.    Qui mô và sự phát triển của nhà trường    26
2.1.3.    Giới thiệu về khoa Điều dưỡng- Kỹ thuật Y học    27
2.1.3.1.    Nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo    27
2.1.3.2.    Chương trình đào tạo    28
2.1.3.3.    Tình hình đội ngũ cán bộ, giảng viên của khoa Điều dưỡng- Kỹ thuật Y học.    28
2.1.3.4.    Phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy    29
2.2.    Thực trạng quản lý thực tập ở khoa Điều dưỡng- Kỹ thuật Y học.    30
2.2.1.    Quản lý về mục tiêu thực tập    30
2.2.1.1.    Nhận thức về mục tiêu thực tập    30
2.2.1.2.    Việc phổ biến mục tiêu trước khi sinh viên đi thực tập    31
2.2.2.    Quản lý về chương trình và mục tiêu thực tập    31
2.2.3.    Quản lý đội ngũ giảng viên    32
2.2.3.1.    Nhiệm vụ giảng viên hướng dẫn thực tập tại bộ môn    32
2.2.3.2.    Nhiệm vụ giảng viên cơ hữu hướng dẫn thực tập tại bệnh viện    34
2.2.3.3.    Nhiệm vụ giảng viên mời giảng hướng dẫn thực tập tại bệnh viện    36
2.2.4.    Quản lý hoạt động thực tập của sinh viên    38
2.2.4.1.    Các nhiệm vụ sinh viên chuẩn bị trước khi đi thực tập bệnh viện    38
2.2.4.2.    Nhiệm vụ sinh viên trong khi thực tập tại bệnh viện    40
2.2.4.3.    Các nhiệm vụ tổng kết đánh giá cuối đợt thực tập bệnh viện của sinh viên    42
2.2.5.    Quản lý công tác tổ chức và thực hiện hoạt động thực tập    44
2.2.5.1,    Quản lý công tác tổ chức và thực hiện hoạt động thực tập tại bộ môn    44
2.2.5.2.    Quản lý công tác tổ chức thực hiện hoạt động thực tập tại bệnh viện    45
2.2.6.    Quản lý công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thực tập    48
2.2.7.    Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ thực tập tại bộ môn    48
2.2.8.    Quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên hướng dẫn thực tập    49
2.2.9.    Quản lý sự phối hợp giữa trường và viện trong công tác hướng dẫn thực tập bệnh viện    49
Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ THỰC TẬP    Ở KHOA
ĐIỀU DƯỠNG – KỸ THUẬT Y HỌC, ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ    MINH    51
3.1.    Cơ sở xác lập biện pháp    51
3.1.1.    Căn cứ vào các quan điểm chỉ đạo về phát triển giáo dục của Đảng và nhà nước    51
3.1.2.    Căn cứ vào mục tiêu phát triển của Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh    52
3.1.3.    Căn cứ vào cơ sở lý luận, kết quả khảo sát thực trạng và những nguyên nhân dẫn đến thực trạng.
         52
3.2.    Một số biện pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng quản lý thực tập    53
3.2.1.    Các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý cấp trường, khoa, của GV và SV.. 53
3.2.2.    Các biện pháp tăng cường chức năng quản lý hoạt động thực tập (hoạch định, tổ chức, chỉ đạo,
kiểm tra)    54
3.2.3.    Các biện pháp về quản lý cơ sở vật chất    55
3.2.4.    Các biện pháp    tạo động lực kích thích hoạt động thực tập    55
3.2.5.    Các biện pháp    phối hợp và quản lý sự phối hợp giữa trường và viện    trong hoạt động thực tập. .. 56
3.2.6.    Các biện pháp    phân cấp quản lý và quản lý sự quản lý trong hoạt động    thực tập    56
3.3.    Tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất    57
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ    60
.1. Kết luận    60
2.    Kiến nghị    61
.TÀI LIỆU THAM KHẢO    62
PHỤ LỤC    64 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment