THỰC TRẠNG RĂNG SỮA DÍNH, RĂNG SỮA SINH ĐÔI CỦA TRẺ 3-5 TUỔI VÀ TÌNH TRẠNG KHỚP CẮN CỦA TRẺ CÓ RĂNG BẤT THƯỜNG NÀY TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẪU GIÁO Ở HÀ NỘI, VIỆT NAM, NĂM 2017
THỰC TRẠNG RĂNG SỮA DÍNH, RĂNG SỮA SINH ĐÔI CỦA TRẺ 3-5 TUỔI VÀ TÌNH TRẠNG KHỚP CẮN CỦA TRẺ CÓ RĂNG BẤT THƯỜNG NÀY TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẪU GIÁO Ở HÀ NỘI, VIỆT NAM, NĂM 2017
Lương Minh Hằng1, Lâm Thị Sen2, Võ Trương Như Ngọc1, Lê Thị Thùy Linh1, Nguyễn Hà Thu1, Vũ Thị Dịu1
1 Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà Nội
2 Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1453 trẻ nhằm mô tả thực trạng răng sữa dính, răng sữa sinh đôi và đánh giá tình trạng khớp cắn của các trẻ có răng bất thường này ở một số trường mẫu giáo tại Hà Nội, Việt Nam năm 2017. Kết quả: nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ răng dính, răng sinh đôi là 2,4%, trong đó răng dính chiếm 92,1% và răng sinh đôi chiếm 7,9%; bất thường răng dính, răng sinh đôi đều xảy ra ở vùng răng trước và 89,5% xảy ra ở hàm dưới; 6,7% răng dính gặp ở hai bên. Tương quan răng hàm sữa thứ hai theo bình diện giới hạn phía xa của trẻ có răng dính, răng sinh đôi: kiểu bậc gần chiếm 45,7%, kiểu mặt phẳng chiếm 37,2%, kiểu bậc xa 17,1%. 100% cung răng của trẻ có răng sinh đôi không có khe hở và 90,6% trẻ có răng dính có cung răng có khe hở. Kết luận: răng dính, răng sinh đôi là bất thường răng hiếm gặp, răng dính hay gặp hơn răng sinh đôi. Việc xuất hiện răng dính, răng sinh đôi trên cung hàm có những ảnh hưởng nhất định đến khớp cắn của trẻ.
Răng dính và răng sinh đôi là bất thường vềhình dạng đã được nghiên cứu nhiều trên thếgiới ởtrên cảhai hệrăng sữa và răng vĩnh viễn. Ởhầu hết các nghiên cứu đều cho thấy tỷlệrăng dính, răng sinh đôi ởbộrăng sữa cao hơn đáng kểso với ởbộrăng vĩnh viễn. Theo nghiên cứu năm 2014 thì tỷlệrăng dính, răng sinh đôi là 0,42% ởbộrăng vĩnh viễn [1], trong khi tỷlệrăng dính, răng sinh đôi ởhàm răng sữa khoảng 0,6%-3,7% [2], [3], [4], [5].Răng dính và răng sinh đôi làm tăng tỷlệsâu răng và bệnh lý nha chu do vịtrí rãnh dọc thân răng khó làmsạch ởnhững răng này [5]; gây ra những vấn đềvềthẩm mỹ, khớp cắn do răng có kích thước, hình dạng bất thường ởvùng răng phía trước, tạo những khe thưa hoặc làm chen chúc các răng lân cận [6], [7], [8]. Đặc biệt răng dính, răng sinh đôi ởbộrăng sữa còn có thểgây ảnh hưởng đến mầm răng thay thếởbộrăng vĩnh viễn với tỉlệcao: 41,3% theo kết quảnghiên cứu năm 2014 [2], 50%[9], và lên tới 57,1% theo kết quảnghiên cứu năm 2013 [3]. Các bất thường hay gặp là thiếu răng, thừa răng, răng dính, răng sinh đôi lặp lại ởrăng vĩnh viễn tương ứng, gây những vấn đềkhông nhỏcho bộrăng vĩnh viễn của trẻsau này [3], [6].Vì thếviệc phát hiện, thăm khám đểcó kếhoạch theo dõi và phương án điều trịphù hợp những trẻcó răng dính và răng sinh đôi ởgiai đoạnbộrăng sữa là rất cần thiết và có ý nghĩa.ỞViệt Nam, nghiên cứu vềvấn đềrăng dính, răng sinh đôi còn nhiều hạn chế, vì thếchúng tối tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu: Mô tảthực trạng răng sữa dính, răng sữa sinh đôivà tình trạng khớp cắn các trẻnày tại một sốtrường mẫu giáo ởHà Nội, Việt Nam năm 2017
Chi tiết bài viết
Từ khóa
răng dính, răng sinh đôi, khớp cắn, răng sữa
Tài liệu tham khảo
1. Hamasha AA và Al-Khateeb T (2004). Prevalence of fused and geminated teeth in Jordanian adults. Quintessence Int, 35, 556 – 559.
2. Zengin A. Z., Celenk, P. và cộng sự (2014). Primary double teeth and their effect on permanent successors. Eur J Paediatr Dent, 15(3), 309 – 312.
3. R. R Gomes và các cộng sự (2014). Dental anomalies in primary dentition and their corresponding permanent teeth, Clinical Oral Investigations, 18(4), 1361 – 1367.
4. Cheng RB, CheX và Liu SJ et al (2003). An epidemiological survey on fusion of deciduous teeth of 4286 kindergarten children in Shenyang city. Shanghai Kou Qiang Yi Xue, 12(6), 424 – 426.
5. Hoàng Ngọc Quyết (2014). Thực trạng răng sữa dính, răng sữa sinh đôi và khớp cắn ở những răng này của học sinh trường mầm non Việt Triều, Bác sĩ Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà Nội.
6. Yeun SWH, Chan JCY và Wei SHY (1987). Double primary teeth and their relationship with the permanent successors: a radiographic study of 376 cases. Pediatric Dent, 9(1), 42 – 52.
7. Duncan WK và Helpin ML (1987). Bilateral fusion and germination: aliterature analysis and case report. Oral Surg Oral Med Oral Pathol, 64, 82 -87.
8. Gupta, Teena, Manuja và cộng sự (2015). Bilateral Fusion of Primary Mandibular Incisors: A Rare Case Report. Journal of Clinical and Diagnostic Research, 9(12), ZJ01.
9. Brook AH và Vinter GB (1970). Double teeth: A retrospective study of “geminated” and “fused” teeth in children. Br Dent J, 129 (123 – 130),
Nguồn: https://luanvanyhoc.com