Thực trạng sử dụng tân dược sản xuất trong nước thuộc phạm vi thanh toán bảo hiểm

Thực trạng sử dụng tân dược sản xuất trong nước thuộc phạm vi thanh toán bảo hiểm

Luận án tiến sĩ y học Thực trạng sử dụng tân dược sản xuất trong nước thuộc phạm vi thanh toán bảo hiểm tại các bệnh viện công và tác động của can thiệp chính sách, 2017 – 2019.Thuốc là một sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng trong công tác phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị bệnh cho nhân dân. Chính vì vậy, việc bảo đảm cung ứng đủ thuốc có chất lượng, giá hợp lý cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân là mục tiêu lớn, quan trọng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi nhu cầu về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân ngày càng tăng cao [1],[2].
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính rằng ít nhất 30% dân số thế giới không được tiếp cận thường xuyên với các loại thuốc thiết yếu và con số này tăng lên trên 50% ở các nước nghèo nhất của Châu Phi và Châu Á [3]. Theo báo cáo của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam về thực trạng thanh toán chi phí thuốc thuộc quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT), chi phí thuốc BHYT tăng qua các năm từ 9,37 nghìn tỷ đồng năm 2009 đến 34,98 nghìn tỷ đồng năm 2017 và chi phí thuốc thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí khám chữa bệnh BHYT, khoảng trên 60% trong giai đoạn 2009-2012 [4]. Tuy nhiên, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng đối với thuốc trong nước tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh còn chưa cao, đặc biệt tại các bệnh viện (BV) tuyến tỉnh và tuyến Trung ương (TW). Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước được sử dụng trung bình trong năm 2012 tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện là 61,5%, nhưng tỷ lệ này tại tuyến tỉnh chỉ đạt 33,9% và tại tuyến TW chỉ đạt 11,9% [5].


Cộng đồng y tế toàn cầu đang ngày càng ủng hộ việc sản xuất dược phẩm trong nước ở các nước đang phát triển như là một phương thức để thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tăng cường năng lực sản xuất và cải thiện việc tiếp cận thuốc [6]. Tuy nhiên, tâm lý của phần lớn người dân và ngay cả cán bộ y tế đều thích kê đơn và sử dụng thuốc ngoại nhập đắt tiền cho nhu cầu chăm sóc và chữa bệnh [7],[8]. Việc thuốc sản xuất trong nước chưa được sử dụng nhiều tại2 các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt ra nhiều thách thức: Làm tăng chi phí chữa bệnh của người dân [7] và giảm tiếp cận thuốc khi sử dụng thuốc ngoại nhập giá cao, khó khăn trong việc cân đối thu chi của quỹ BHYT do giá thuốc cũng là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến tính hiệu quả sử dụng quỹ BHYT [9], gây ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp dược trong nước [7].
Đứng trước thực trạng đó, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2016/TT-BYT về danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp (TT10) nhằm thay thế cho các thuốc nhập khẩu tương tự có cùng tiêu chí kỹ thuật khi tham gia đấu thầu tại các cơ sở y tế công lập [10], từ đó giúp tăng cường sử dụng thuốc sản xuất trong nước so với thuốc nhập khẩu và gián tiếp làm giảm chi phí cho người bệnh. Sau một thời gian thực hiện TT10 thì câu hỏi đặt ra là TT10 tác động như thế nào đến việc sử dụng thuốc trong nước và những đối tượng nào chịu ảnh của Thông tư. Bên cạnh đó để biết sử dụng tân dược sản xuất trong nước thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT trong các bệnh viện công lập tại Việt Nam như thế nào, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng sử dụng tân dược sản xuất trong nước thuộc phạm vi thanh toán bảo hiểm tại các bệnh viện công và tác động của can thiệp chính sách, 2017 – 2019” với các mục tiêu như sau:
1. Mô tả thực trạng sử dụng tân dược sản xuất trong nước thuộc phạm vi thanh toán của quỹ Bảo hiểm y tế trong các bệnh viện công lập tại Việt Nam năm 2017.
2. Phân tích tác động của Thông tư số 10/2016/TT-BYT trong việc sử dụng tân dược sản xuất trong nước thuộc phạm vi thanh toán của quỹ Bảo hiểm y tế trong các bệnh viện công lập tại Việt Nam giai đoạn 2017 – 2019 và một số đối tượng chịu ảnh hưởng của chính sách

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ……………………………………………………………….. 3
1.1. Một số khái niệm………………………………………………………………………. 3
1.2. Thực trạng sử dụng tân dược sản xuất trong nước thuộc phạm vi thanh
toán của quỹ BHYT trong các bệnh viện trên thế giới và tại Việt Nam ….. 14
1.3. Chính sách thúc đẩy sử dụng thuốc sản xuất trong nước trên thế giới và
tại Việt Nam…………………………………………………………………………………. 24
1.4. Tác động của Thông tư số 10/2016/TT-BYT trong việc sử dụng tân dược
sản xuất trong nước thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT trong các bệnh
viện. ……………………………………………………………………………………………. 28
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………. 33
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu……………………………….. 33
2.2. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………….. 37
2.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu……………………………………………….. 41
2.4. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin …………………………………. 44
2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ………………………………………. 48
2.6. Đạo đức nghiên cứu…………………………………………………………………. 52
2.7. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………. 53
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………….. 54
3.1. Thực trạng sử dụng tân dược sản xuất trong nước thuộc phạm vi thanh
toán của quỹ BHYT trong các bệnh viện công lập tại Việt Nam năm 201754vii
3.2. Tác động của Thông tư số 10/2016/TT-BYT trong việc sử dụng tân dược
sản xuất trong nước thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT trong các bệnh
viện công lập tại Việt Nam giai đoạn 2017 – 2019 và một số đối tượng chịu
ảnh hưởng của chính sách ………………………………………………………………. 70
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ………………………………………………………………. 107
4.1. Thực trạng sử dụng tân dược sản xuất trong nước thuộc phạm vi thanh
toán của quỹ BHYT trong các bệnh viện công lập tại Việt Nam năm 2017
…………………………………………………………………………………………………. 107
4.2. Tác động của Thông tư số 10/2016/TT-BYT trong việc sử dụng tân dược
sản xuất trong nước thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT trong các bệnh
viện công lập tại Việt Nam giai đoạn 2017 – 2019 và một số đối tượng chịu
ảnh hưởng của chính sách …………………………………………………………….. 118
4.3. Đóng góp khoa học và hạn chế của đề tài ………………………………….. 144
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………… 147
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………. 149
DANH MỤC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCviii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các nhóm tác dụng dược lý của tân dược ………………………………… 6
Bảng 1.2. Bảng so sánh số lượng hoạt chất và số lượng khoản mục thuốc theo
hạng bệnh viện tại Thông tư số 40/2014/TT-BYT …………………………………… 9
Bảng 1.3. Số lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khối công lập năm 2018… 10
Bảng 1.4. So sánh giá thuốc tiêm Cefuroxim 1,5g/lọ trúng thầu tại các bệnh
viện tuyến trung ương năm 2015 ………………………………………………………… 17
Bảng 1.5. Cơ cấu sử dụng thuốc trong nước và nước ngoài tính theo số khoản
mục thuốc và giá trị tiền thuốc sử dụng tại một số bệnh viện công lập tuyến
Trung ương …………………………………………………………………………………….. 18
Bảng 1.6. Cơ cấu sử dụng thuốc trong nước và nước ngoài tính theo số khoản
mục thuốc và giá trị tiền thuốc sử dụng tại một số bệnh viện công lập tuyến tỉnh
……………………………………………………………………………………………………… 19
Bảng 1.7. Cơ cấu sử dụng thuốc trong nước và nước ngoài tính theo số khoản
mục thuốc và giá trị tiền thuốc sử dụng tại một số bệnh viện công lập tuyến
huyện …………………………………………………………………………………………….. 20
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ cụ thể đối với các nhóm
chịu tác động của TT10 …………………………………………………………………….. 34
Bảng 2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ cụ thể đối với các nhóm
đối tượng thực hiện TT10………………………………………………………………….. 35
Bảng 2.3. Phân bố cỡ mẫu điều tra ……………………………………………………… 38
Bảng 3.1. Cơ cấu theo số khoản mục hoạt chất và giá trị tiền thuốc sử dụng tại
tổng các tuyến bệnh viện năm 2017…………………………………………………….. 60
Bảng 3.2. Cơ cấu về số khoản mục hoạt chất trùng với hoạt chất tại TT10 so
với tổng số khoản mục hoạt chất được đưa vào sử dụng…………………………. 60
Bảng 3.3. Cơ cấu sử dụng thuốc thuộc TT10 tính theo số khoản mục hoạt chất
năm 2017 ……………………………………………………………………………………….. 61ix
Bảng 3.4. Cơ cấu sử dụng tân dược theo gói thầu/nhóm thầu và nguồn gốc xuất
xứ năm 2017 …………………………………………………………………………………… 62
Bảng 3.5. Cơ cấu gói thầu/nhóm thầu theo thuốc thuộc TT10 năm 2017 …… 65
Bảng 3.6. Cơ cấu giá trị tiền sử dụng thuốc theo phân nhóm tác dụng dược lý
và nguồn gốc xuất xứ năm 2017…………………………………………………………. 66
Bảng 3.7. Tỷ lệ sử dụng thuốc thuộc TT10 theo nhóm tác dụng dược lý và
nguồn gốc xuất xứ năm 2017……………………………………………………………… 69
Bảng 3.8. So sánh tỷ lệ sử dụng thuốc trong nước thuộc TT10 giữa các thời
điểm năm 2018, 2019 so với năm 2017 tính theo số khoản mục thuốc ……… 70
Bảng 3.9. So sánh tỷ lệ sử dụng thuốc trong nước thuộc TT10 giữa các thời
điểm năm 2018, 2019 so với năm 2017 tính theo giá trị tiền thuốc sử dụng.. 71
Bảng 3.10. So sánh tỷ lệ sử dụng thuốc nước ngoài thuộc TT10 giữa các thời
điểm năm 2018, 2019 so với năm 2017 tính theo số khoản mục thuốc ……… 72
Bảng 3.11. So sánh tỷ lệ sử dụng thuốc nước ngoài thuộc TT10 giữa các thời
điểm năm 2018, 2019 so với năm 2017 tính theo giá trị tiền thuốc sử dụng.. 73
Bảng 3.12. Phân bố số khoản mục thuốc trong nước và thuốc nước ngoài thuộc
TT10 giữa các thời điểm năm 2018, 2019 so với năm 2017 theo từng tuyến
bệnh viện………………………………………………………………………………………… 74
Bảng 3.13. So sánh tỷ lệ sử dụng thuốc trong nước thuộc TT10 giữa các thời
điểm năm 2018, 2019 so với năm 2017 đối với các thuốc gói Biệt dược gốc
theo cơ cấu số khoản mục thuốc …………………………………………………………. 75
Bảng 3.14. So sánh tỷ lệ sử dụng thuốc trong nước thuộc TT10 giữa các thời
điểm năm 2018, 2019 so với năm 2017 đối với các thuốc tại gói Biệt dược gốc
theo cơ cấu giá trị tiền thuốc sử dụng ………………………………………………….. 76
Bảng 3.15. So sánh tỷ lệ sử dụng thuốc trong nước thuộc TT10 giữa các thời
điểm năm 2018, 2019 so với năm 2017 đối với các thuốc thuộc Nhóm 1 generic
theo cơ cấu số khoản mục thuốc …………………………………………………………. 77x
Bảng 3.16. So sánh tỷ lệ sử dụng thuốc trong nước thuộc TT10 giữa các thời
điểm năm 2018, 2019 so với năm 2017 đối với các thuốc tại Nhóm 1 generic
theo cơ cấu giá trị tiền thuốc sử dụng ………………………………………………….. 78
Bảng 3.17. So sánh tỷ lệ sử dụng thuốc trong nước thuộc TT10 giữa các thời
điểm năm 2018, 2019 so với năm 2017 đối với các thuốc thuộc Nhóm 2 generic
theo cơ cấu số khoản mục thuốc …………………………………………………………. 79
Bảng 3.18. So sánh tỷ lệ sử dụng thuốc trong nước thuộc TT10 giữa các thời
điểm năm 2018, 2019 so với năm 2017 đối với các thuốc tại Nhóm 2 generic
theo cơ cấu giá trị tiền thuốc sử dụng ………………………………………………….. 80
Bảng 3.19. So sánh tỷ lệ sử dụng thuốc trong nước thuộc TT10 giữa các thời
điểm năm 2018, 2019 so với năm 2017 đối với các thuốc thuộc Nhóm 3 generic
theo cơ cấu số khoản mục thuốc …………………………………………………………. 81
Bảng 3.20. So sánh tỷ lệ sử dụng thuốc trong nước thuộc TT10 giữa các thời
điểm năm 2018, 2019 so với năm 2017 đối với các thuốc thuộc Nhóm 3 generic
theo cơ cấu giá trị tiền thuốc sử dụng ………………………………………………….. 82
Bảng 3.21. So sánh tỷ lệ sử dụng thuốc trong nước thuộc TT10 giữa các thời
điểm năm 2018, 2019 so với năm 2017 đối với các thuốc thuộc Nhóm 4 generic
theo cơ cấu số khoản mục thuốc …………………………………………………………. 84
Bảng 3.22. So sánh tỷ lệ sử dụng thuốc trong nước thuộc TT10 giữa các thời
điểm năm 2018, 2019 so với năm 2017 đối với các thuốc thuộc Nhóm 4 generic
theo cơ cấu giá trị tiền thuốc sử dụng ………………………………………………….. 85
Bảng 3.23. So sánh tỷ lệ sử dụng thuốc trong nước thuộc TT10 giữa các thời
điểm năm 2018, 2019 so với năm 2017 đối với các thuốc tại Nhóm 5 generic
theo cơ cấu số khoản mục thuốc …………………………………………………………. 87
Bảng 3.24. So sánh tỷ lệ sử dụng thuốc trong nước thuộc TT10 giữa các thời
điểm năm 2018, 2019 so với năm 2017 đối với các thuốc tại Nhóm 5 generic
theo cơ cấu giá trị tiền thuốc sử dụng ………………………………………………….. 88xi
Bảng 3.25. So sánh tỷ lệ sử dụng thuốc nước ngoài thuộc TT10 giữa các thời
điểm năm 2018, 2019 so với năm 2017 đối với các thuốc tại Nhóm 5 generic
theo cơ cấu số khoản mục thuốc …………………………………………………………. 89
Bảng 3.26. So sánh tỷ lệ sử dụng thuốc nước ngoài thuộc TT10 giữa các thời
điểm năm 2018, 2019 so với năm 2017 đối với các thuốc tại Nhóm 5 generic
theo cơ cấu giá trị tiền thuốc sử dụng ………………………………………………….. 90xii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ mối quan hệ giữa các Danh mục thuốc …………………………. 11
Hình 1.2. Các nhóm đối tượng chịu tác động của chính sách…………………… 12
Hình 2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………. 53
Hình 3.1. Sự phân bố theo số khoản mục thuốc trong nước và nước ngoài năm
2017 ………………………………………………………………………………………………. 54
Hình 3.2. Sự phân bố cơ cấu thuốc trong nước và nước ngoài theo giá trị tiền
thuốc sử dụng năm 2017……………………………………………………………………. 54
Hình 3.3. Cơ cấu sử dụng thuốc ở các tuyến bệnh viện năm 2017 ……………. 56
Hình 3.4. Cơ cấu sử dụng thuốc theo số khoản mục thuốc năm 2017 ……….. 56
Hình 3.5. Phân bố thuốc trong nước và nước ngoài theo giá trị tiền thuốc sử
dụng ở các tuyến bệnh viện năm 2017…………………………………………………. 57
Hình 3.6. Cơ cấu khoản mục thuốc theo TT10 năm 2017 ……………………….. 57
Hình 3.7. Cơ cấu sử dụng thuốc trong nước và nước ngoài thuộc TT10 theo số
khoản mục thuốc năm 2017……………………………………………………………….. 58
Hình 3.8. Cơ cấu sử dụng thuốc thuộc TT10 tính theo giá trị tiền thuốc sử dụng
năm 2017 ……………………………………………………………………………………….. 58
Hình 3.9. Cơ cấu sử dụng thuốc thuộc TT10 theo giá trị sử dụng tại từng tuyến
bệnh viện năm 2017 …………………………………………………………………………. 59xiii
DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1. Lý do số khoản mục thuốc trong nước được sử dụng nhiều nhưng tổng
giá trị tiền thuốc sử dụng không cao như thuốc nước ngoài …………………….. 55
Hộp 3.2. Lý do tổng giá trị tiền thuốc sử dụng đối với các thuốc thuộc TT10
chỉ chiếm tỷ lệ thấp chưa đến 10% so với tổng giá trị tiền của tất cả các thuốc
sử dụng…………………………………………………………………………………………… 59
Hộp 3.3. Lý do giá trị tiền thuốc sử dụng đối với thuốc trong nước cao hơn
nhiều so với thuốc nước ngoài tại Nhóm 4 generic ………………………………… 63
Hộp 3.4. Lý do giá trị tiền thuốc sử dụng của Nhóm 5 generic thấp nhưng giá
trị tiền thuốc đối với thuốc nước ngoài cao hơn nhiều so với thuốc trong nước
……………………………………………………………………………………………………… 64
Hộp 3.5. Lý do tổng giá trị tiền thuốc sử dụng đối với thuốc trong nước cao hơn
nhiều so với thuốc nước ngoài tại nhóm Khoáng chất và Vitamin ……………. 67
Hộp 3.6. Lý do sự chênh lệnh tiền thuốc sử dụng giữa thuốc nước ngoài và
thuốc trong nước rõ rệt nhất tại nhóm Thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn
dịch ……………………………………………………………………………………………….. 68
Hộp 3.7. Lý do có sự cải thiện tăng giá trị tiền thuốc sử dụng đối với thuốc
trong nước thuộc TT10 tại Nhóm 3 generic tính theo tổng tất cả các bệnh viện
và tính theo từng tuyến bệnh viện khi triển khai thực hiện TT10 ……………… 83
Hộp 3.8. Lý do số khoản mục thuốc và giá trị tiền thuốc sử dụng đối với thuốc
trong nước thuộc TT10 tại Nhóm 4 generic tăng qua các năm sau khi thực hiện
TT10 ……………………………………………………………………………………………… 86
Hộp 3.9. Ý kiến của người bệnh đối với việc Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc
sản xuất trong nước ………………………………………………………………………….. 91
Hộp 3.10. Quan điểm của bác sĩ đối với việc Bộ Y tế ban hành TT10………. 92
Hộp 3.11. Quan điểm của dược sĩ đối với việc Bộ Y tế ban hành TT10 ……. 93xiv
Hộp 3.12. Quan điểm của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng
thuốc trong nước đối với việc Bộ Y tế ban hành TT10 …………………………… 93
Hộp 3.13. Quan điểm của doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thuốc nước
ngoài đối với việc Bộ Y tế ban hành TT10 …………………………………………… 94
Hộp 3.14. Quan điểm của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đối với việc Bộ Y tế ban
hành TT10………………………………………………………………………………………. 95
Hộp 3.15. Ảnh hưởng của TT10 đối với người bệnh ……………………………… 96
Hộp 3.16. Ảnh hưởng của TT10 đối với bác sĩ……………………………………… 97
Hộp 3.17. Ảnh hưởng của TT10 đối với dược sĩ……………………………………. 98
Hộp 3.18. Ảnh hưởng của TT10 đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các
mặt hàng thuốc trong nước ………………………………………………………………… 99
Hộp 3.19. Ảnh hưởng của TT10 đối với doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng
thuốc nước ngoài……………………………………………………………………………. 100
Hộp 3.20. Ý nghĩa của TT10 đối với việc chi trả của quỹ BHYT …………… 101
Hộp 3.21. Ảnh hưởng của TT10 đối với công tác quản lý nhà nước về dược
……………………………………………………………………………………………………. 101
Hộp 3.22. Giải pháp cải thiện TT10 theo ý kiến của người bệnh ……………. 102
Hộp 3.23. Giải pháp cải thiện TT10 theo quan điểm của bác sĩ ……………… 103
Hộp 3.25. Giải pháp cải thiện TT10 theo quan điểm của doanh nghiệp …… 105
Hộp 3.26. Giải pháp cải thiện tác động của TT10 theo quan điểm của cơ quan
chi trả BHYT…………………………………………………………………………………. 10

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment