Thực trạng suy giảm thính lực, một số yếu tố liên quan và hiệu quả dự phòng bằng bổ sung Mg-B6 ở bộ đội binh chủng tăng thiết giáp năm 2017- 2018

Thực trạng suy giảm thính lực, một số yếu tố liên quan và hiệu quả dự phòng bằng bổ sung Mg-B6 ở bộ đội binh chủng tăng thiết giáp năm 2017- 2018

Luận án tiến sĩ y học Thực trạng suy giảm thính lực, một số yếu tố liên quan và hiệu quả dự phòng bằng bổ sung Mg-B6 ở bộ đội binh chủng tăng thiết giáp năm 2017- 2018.Suy giảm thính lực hiện nay vẫn là vấn đề lớn của xã hội. WHO ước tính có khoảng 430 triệu người (5,5% dân số) trên thế giới bị suy giảm thính lực (SGTL) và dự kiến con số này sẽ là 700 triệu người vào năm 2050 [112]. Việt Nam hiện nay chưa có số liệu đầy đủ về tỷ lệ suy giảm thính lực. Có nhiều nguyên nhân gây suy giảm thính lực như tiếng ồn [31],[60], [76],[105], liên quan đến độ tuổi càng cao tỷ lệ nghe kém càng lớn [72],[111].
Các bệnh lý về tai mũi họng và toàn thân cũng gây ảnh hưởng đến thính lực. Ngoài ra những yếu tố khác như di truyền, sử dụng thuốc có độc với thính giác, thói quen trong cuộc sống như hút thuốc lá, lạm dụng tai nghe …cũng tác động không nhỏ đến thính lực [25],[57],[71]. Theo WHO, 50% trường hợp suy giảm thính lực có thể được phòng ngừa dựa trên biện pháp y tế công cộng [110].


Phơi nhiễm với tiếng ồn lớn và kéo dài làm suy giảm thính lực ở những người lao động, binh lính các binh chủng trong quân đội. WHO ước tính có khoảng 360 triệu người trên thế giới bị suy giảm thính lực nghiêm trọng và khoảng 1,1 tỷ người trẻ (từ 12 đến 35 tuổi) phải đối mặt với suy giảm thính lực do tiếng ồn [31],[110],[115]. Thính giác đóng vai trò quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ của người lính cũng như xử lý mệnh lệnh trong thực hành chiến đấu.
Nhiều trường hợp, cường độ tiếng ồn trong quân sự vượt xa ngưỡng cho phép nên mặc dù được bảo vệ sức nghe “kép” nhưng thính giác vẫn bị ảnh hưởng. Không như lao động dân sự, người lính buộc phải hoàn thành nhiệm vụ trong mọi hoàn cảnh [107],[108]. Bộ đội ở một số binh chủng đặc biệt như pháo binh, tàu ngầm, tăng thiết giáp thường xuyên phải phơi nhiễm với tiếng ồn có cường độ lớn. Cường độ âm thanh của súng chống tăng hạng nhẹ là 184 dB, tiếng ồn trong khoang tàu ngầm là 106dB, xe tăng là 90-120dB đều vượt ngưỡng cho phép là 85 dB [9],[107],[108],[109].2
Mặc dù bộ đội Binh chủng Tăng thiết giáp với những biện pháp bảo vệ thính lực bằng đội mũ chụp đầu, nhưng vẫn có tỷ lệ suy giảm thính lực đáng kể. Vì vậy, các nhà khoa học đã và đang nỗ lực nghiên cứu những thuốc có tác dụng dự phòng bảo vệ thính lực trước tác hại của tiếng ồn như N-Acetylcystein, Methionine, Ebselen, Magie, các vitamin [41],[65],[85],[123]. Thuốc Mg-B6 từ lâu đã được sử dụng trong điều trị triệu chứng lo âu trên lâm sàng. Mặt khác Magie còn có tác dụng trong dự phòng bảo vệ thính lực trước tác động của tiếng ồn nhờ cơ chế bảo vệ thần kinh, tác dụng giãn mạch và giảm tác động của các gốc oxy hóa [28],[72]. Trên thế giới đã có những nghiên cứu về tác dụng bảo vệ thính lực của Magie và cũng đã ghi nhận được những kết quả khả quan [18], [54],[72],[118]. Tuy nhiên, tại Việt Nam đến nay chưa có cơ sở y tế nào sử dụng thuốc để dự phòng suy giảm thính lực do tiếng ồn.
Thực trạng suy giảm thính lực và những yếu tố liên quan ở Binh chủng Tăng thiết giáp hiện nay như thế nào? Có thể sử dụng Mg-B6 để dự phòng suy giảm thính lực?
Để trả lời câu hỏi trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Thực trạng suy giảm thính lực, một số yếu tố liên quan và hiệu quả dự phòng bằng bổ sung Mg-B6 ở bộ đội binh chủng tăng thiết giáp năm 2017- 2018
Mục tiêu đề tài:
1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến suy giảm thính lực ở bộ
đội binh chủng tăng thiết giáp năm 2017
2. Đánh giá hiệu quả bổ sung thuốc Mg-B6 dự phòng suy giảm thính lực ở
học viên binh chủng tăng thiết giáp năm 2018
Kết quả của đề tài sẽ đưa ra bằng chứng khoa học góp phần cung cấp thực
trạng thính lực và một số yếu tố liên quan đến sức nghe bộ đội Binh chủng Tăng
thiết giáp. Bước đầu đánh giá hiệu quả việc sử dụng Mg-B6 dự phòng suy giảm
thính lực do tiếng ồn

MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN……………………………………………………………………. 3
1.1. Khái niệm về suy giảm thính lực …………………………………………………… 3
1.1.1. Giải phẫu, sinh lý nghe……………………………………………………………….. 3
1.1.2. Suy giảm thính lực do tiếng ồn…………………………………………………….. 5
1.1.3. Bệnh sinh…………………………………………………………………………………… 7
1.2. Tình hình suy giảm thính lực trong hoạt động quân sự………………… 14
1.2.1. Ngoài nước ………………………………………………………………………………. 14
1.2.2. Trong nước ………………………………………………………………………………. 19
1.3. Các yếu tố liên quan đến suy giảm thính lực………………………………… 21
1.3.1. Ở các quần thể nói chung………………………………………………………….. 21
1.3.2. Ở bộ đội tăng thiết giáp……………………………………………………………… 23
1.4. Các biện pháp phòng chống suy giảm thính lực …………………………… 27
1.4.1. Biện pháp cá nhân ……………………………………………………………………. 28
1.4.2. Biện pháp tập thể………………………………………………………………………. 29
1.4.3. Biện pháp y tế …………………………………………………………………………… 29
1.4.4. Sử dụng thuốc dự phòng suy giảm thính lực ………………………………. 30
1.4.5. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu……………………………………………………. 38
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………. 41
2.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến suy giảm thính lực ở bộ đội
binh chủng tăng thiết giáp năm 2017 …………………………………………………. 41
2.1.1. Đối tượng…………………………………………………………………………………. 41
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu………………………………………………. 42
2.1.3. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………….. 42
2.1.4. Cỡ mẫu…………………………………………………………………………………….. 42
2.1.5. Chọn mẫu ………………………………………………………………………………… 42
2.1.6. Biến số nghiên cứu …………………………………………………………………… 43
2.1.7. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin……………………………………….. 43
2.1.8. Phương tiện ……………………………………………………………………………… 45
VI
2.1.9. Tổ chức thực hiện …………………………………………………………………….. 50
2.2. Hiệu quả dự phòng suy giảm thính lực bằng thuốc Mg-B6 ở học viên
binh chủng tăng thiết giáp năm 2017-2018…………………………………………. 51
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………….. 51
2.2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu……………………………………………….. 51
2.2.3. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………….. 51
2.2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu……………………………………………. 51
2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu ……………………………………………………. 53
2.2.6. Xử lý và phân tích số liệu…………………………………………………………… 54
2.2.7. Khống chế sai số……………………………………………………………………….. 54
2.2.8. Đạo đức nghiên cứu………………………………………………………………….. 55
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………….. 56
3.1. Mô tả thực trạng suy giảm thính lực và một số yếu tố liên quan ở bộ
đội binh chủng tăng thiết giáp năm 2017……………………………………………. 56
3.1.1. Thực trạng tiếng ồn xe tăng thiết giáp………………………………………… 56
3.1.2. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu………………………………………. 57
3.1.3. Thực trạng suy giảm thính lực ở bộ đội binh chủng tăng thiết giáp. 59
3.1.4. Mối liên quan giữa suy giảm thính lực và một số yếu tố ………………. 72
3.2. Đánh giá hiệu quả dự phòng suy giảm thính lực có bổ sung Mg-b6 ở
nhóm nghiên cứu ………………………………………………………………………………. 75
3.2.1. Đặc điểm chung nhóm can thiệp và nhóm chứng………………………… 75
3.2.2. Đặc điểm lâm sàng sau can thiệp của hai nhóm nghiên cứu………… 76
3.2.3. Thay đổi thính lực trung bình nhóm nghiên cứu trước và sau can thiệp
…………………………………………………………………………………………………………. 76
3.2.4. Tỷ lệ tăng ngưỡng nghe mỗi tai theo từng tần số trước và sau can thiệp
…………………………………………………………………………………………………………. 77
3.2.5. Mức độ suy giảm thính lực theo từng tai ở các nhóm nghiên cứu trước
và sau can thiệp …………………………………………………………………………………. 78
3.2.6. Hình thái nhĩ lượng trước và sau can thiệp ………………………………… 79
3.2.7. Mức độ suy giảm thính lực ở các nhóm trước và sau can thiệp…….. 79
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………….. 81
4.1. Thực trạng tiếng ồn, suy giảm thính lực và các yếu tố liên quan ở binh
chủng tăng thiết giáp năm 2017 …………………………………………………………. 81
VII
4.1.1. Thực trạng tiếng ồn…………………………………………………………………… 81
4.1.2. Thực trạng suy giảm thính lực…………………………………………………… 85
4.1.3. Một số yếu tố liên quan đến suy giảm thính lực…………………………… 93
4.2. Hiệu quả can thiệp dự phòng suy giảm thính lực bằng thuốc Mg-B6 ở
học viên binh chủng Tăng thiết giáp ………………………………………………….. 98
4.2.1. Đặc điểm nhóm can thiệp và nhóm chứng ………………………………….. 98
4.2.2. Hiệu quả thuốc Mg-B6 trong điều trị dự phòng suy giảm thính lực do
tiếng ồn …………………………………………………………………………………………….. 99
1. Thực trạng suy giảm thính lực và một số yếu tố liên quan ở bộ đội binh
chủng tăng thiết giáp năm 2017 ……………………………………………………….. 103
1.1. Thực trạng tiếng ồn xe tăng thiết giáp…………………………………………. 103
1.2. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu……………………………………….. 103
1.3. Thực trạng suy giảm thính lực ở bộ đội binh chủng tăng thiết giáp.. 103
1.4. Kiến thức, thái độ, thực hành bộ đội binh chủng tăng thiết giáp nhìn
chung là cao tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế: ………………………………… 104
1.5. Những yếu tố có liên quan tới suy giảm thính lực ………………………… 104
2. Bổ sung Mg-b6 có hiệu quả dự phòng suy giảm thính lực ở nhóm nghiên
cứu………………………………………………………………………………………………….. 104
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………. 106
Danh mục các công trình của tác giả liên quan đến luận án
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: Thuật ngữ Anh – Việt
PHỤ LỤC 2: Phiếu phỏng vấn đối tượng nghiên cứu
PHỤ LỤC 3: Phiếu khám tân binh trước tập huấn
PHỤ LỤC 4: Phiếu khám sau tập huấn
PHỤ LỤC 5: Danh sách đối tượng nghiên cứ

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Giải phẫu tai …………………………………………………………………………… 3
Hình 1.2. A: Các tế bào lông ngoài bình thường. B: Các tế bào lông ngoài bị
tổn thương …………………………………………………………………………………………… 10
Hình 1.3. Tiến triển của giảm thính lực do tiếng ồn ………………………………. 13
Hình 1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến suy giảm thính lực ……………………. 27
Hình 1.5: Sinh bệnh học tổn thương ốc tai do tiếng ồn và tác dụng của các
thuốc ……………………………………………………………………………………………………. 31
Hình 2.6. Âm kế 824-A602 Larson Davis (Mỹ) ………………………………………. 45
Hình 2.7. Máy đo nhĩ lượng và phản xạ cơ bàn đạp hãng GSI của Mỹ……. 45
Hình 2.8. Máy đo âm ốc tai AuDX của Mỹ…………………………………………….. 46
Hình 2.9. Máy đo thính lực GSI Pello Base (Mỹ)……………………………………. 46
Hình 2.10. Dàn nội soi Tai Mũi Họng Karl – Storz (Đức)………………………. 46
Hình 2.11. Buồng cách âm lưu động 350S Acoustic Booth- Amplivox (Anh)
…………………………………………………………………………………………………………….. 46
Hình 2.12. Các hình thái thính lực đồ …………………………………………………… 48
Hình 2.13. Phân loại nhĩ lượng theo Jerger …………………………………………… 50X
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Cường độ chung của tiếng ồn theo vị trí…………………………………. 56
Bảng 3.2. Cường độ tiếng ồn theo mức áp âm chung ……………………………… 57
Bảng 3.3 Đặc điểm tuổi đời và tuổi quân của nhóm nghiên cứu (n = 315).. 57
Bảng 3.4. Tỉ lệ suy giảm thính lực ở bộ đội Tăng thiết giáp (n = 315) ……… 59
Bảng 3.5. Tỷ lệ suy giảm thính lực theo nhóm tuổi (n = 315) ………………….. 59
Bảng 3.6. Tỷ lệ suy giảm thính lực theo nhóm tuổi quân (n = 315)………….. 60
Bảng 3.7. Ngưỡng nghe với các tần số âm thanh ở ĐTNC theo tai (n = 315)
…………………………………………………………………………………………………………….. 61
Bảng 3.8. Thực trạng thính lực đơn âm trung bình theo từng tai (n = 315)62
Bảng 3.9. Mức độ suy giảm thính lực theo từng tai (n = 315)………………….. 62
Bảng 3.10. Các dấu hiệu cơ năng ở đối tượng nghiên cứu (n = 315)………… 63
Bảng 3.11. Tỷ lệ ù tai theo nhóm tuổi (n=315)………………………………………… 63
Bảng 3.12. Tỷ lệ ù tai theo nhóm tuổi quân (n=315)……………………………….. 64
Bảng 3.13. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống điếc nghề
nghiệp của đối tượng nghiên cứu (n = 315) ……………………………………………. 64
Bảng 3.14. Hình thái màng tai nhóm suy giảm thính lực một bên (n = 56) 66
Bảng 3.15. Hình thái nhĩ lượng nhóm suy giảm thính lực một bên (n = 56)66
Bảng 3.16. Hình thái thính lực đồ nhóm suy giảm thính lực một bên (n = 56)
…………………………………………………………………………………………………………….. 67
Bảng 3.17. Phân loại điếc của nhóm suy giảm thính lực một bên (n = 56 ). 67
Bảng 3.18. Phân loại mức độ điếc theo PTA của nhóm suy giảm thính lực 68
Bảng 3.19. So sánh đặc điểm mỗi bên tai của nhóm suy giảm thính lực hai
bên tai (n = 142) ……………………………………………………………………………………. 68
Bảng 3.20. Hình thái màng tai của nhóm suy giảm thính lực hai bên tai…. 69
Bảng 3.21. Hình thái nhĩ lượng nhóm suy giảm thính lực hai bên tai (n =
142)………………………………………………………………………………………………………. 69
Bảng 3.22. Hình thái thính lực đồ nhóm suy giảm thính lực hai bên tai (n =
142)………………………………………………………………………………………………………. 70
Bảng 3.23. Phân loại điếc ở nhóm suy giảm thính lực hai bên tai (n = 142) 70
Bảng 3.24. Mức độ điếc theo PTA ở nhóm suy giảm thính lực hai bên tai (n
= 142) …………………………………………………………………………………………………… 71XI
Bảng 3.25. Mức độ điếc theo từng tần số ở nhóm SGTL hai bên tai (n=142)
…………………………………………………………………………………………………………….. 71
Bảng 3.26. Phân tích logistic đơn biến tìm mối liên quan suy giảm thính lực
và một số yếu tố nguy cơ (n = 315)…………………………………………………………. 72
Bảng 3.27. Phân tích logistic đơn biến tìm mối liên quan suy giảm thính lực
và một số triệu chứng cơ năng (n = 315)………………………………………………… 72
Bảng 3.28. Mối liên quan suy giảm thính lực với một số yếu tố kiến thức,
thái độ, thực hành phòng chống điếc nghề nghiệp (n = 315) …………………… 73
Bảng 3.29. Phân tích logistic đa biến về mối liên quan giảm thính lực với
một số yếu tố (n = 315) ………………………………………………………………………….. 74
Bảng 3.30. Đặc điểm chung nhóm can thiệp và nhóm chứng ………………….. 75
Bảng 3.31. Đặc điểm lâm sàng của hai nhóm sau can thiệp…………………….. 76
Bảng 3.32. Thay đổi về thính lực trung bình của nhóm nghiên cứu ………… 76
Bảng 3.33. Tỷ lệ tăng ngưỡng nghe mỗi tai theo từng tần số trước và sau
can thiệp ………………………………………………………………………………………………. 77
Bảng 3.34. Mức độ suy giảm thính lực theo từng tai ở các nhóm nghiên cứu
…………………………………………………………………………………………………………….. 78
Bảng 3.35. Hình thái nhĩ lượng trước và sau can thiệp…………………………… 79
Bảng 3.36. Mức độ suy giảm thính lực ở hai nhóm nghiên cứu trước và sau
can thiệp ………………………………………………………………………………………………. 

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Tài Dũng, Đoàn Thị Thanh Hà, Nguyễn Trần Hiển. “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến suy giảm thính lực ở bộ đội binh chủng tăng thiết giáp năm 2017” – Tạp chí Y học dự phòng tập 28, số 11, 2018
2. Nguyễn Tài Dũng, Đoàn Thị Thanh Hà, Nguyễn Trần Hiển. “Hiệu quả can thiệp dự phòng suy giảm thính lực bằng thuốc Mg-B6 ở bộ đội Binh chủng Tăng Thiết giáp” – Tạp chí Y học dự phòng tập 30, số 5, 2020108
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT

1. TCVN 3985:1999 (1999), “Âm học – Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc”, Tiêu chuẩn Việt Nam.
2. Bộ Y tế (2003), Chẩn đoán bệnh nghề nghiệp, Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi trường.
3. Hoàng Minh Thúy (2011), “Nghiên cứu đặc điểm sức khỏe người lao động tiếp xúc với tiếng ồn công nghiệp và hiệu quả của giải pháp can thiệp”, Luận án tiến sĩ Y học.
4. Học viện quân y (2017), Sinh lý lao động quân sự, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.
5. Hồ Xuân An (2003), Nghiên cứu ảnh hưởng tiếng ồn do xe tăng – thiết giáp tới thính lực của bộ đội vận hành và đề xuất các biện pháp phòng hộ, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Khương Văn Chữ (2015), Ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức nghe thủy thủ tàu hải quân tại đơn vị X, Tạp chí y học quân sự.
7. Lê Trung (1990), Bệnh nghề nghiệp, Nhà xuất bản Y học, 3-19.
8. Lương Minh Tuấn (2007), Môi trường lao động, cơ cấu bệnh tật và bệnh nghề nghiệp của công nhân đóng tàu Hồng Hà-Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Luận văn thạc sỹ y học.
9. Nguyễn Hoàng Luyến (2017), Nghiên cứu điều kiện lao động và sức khỏe thủy thủ tàu ngầm, Luận án tiến sĩ Y học, Học viện quân y.
10. Nguyễn Nam Hà (2008), Tiếng ồn và nghe kém do tiếng ồn, Tai Mũi Họng quyển 1, Nhà xuất bản Y học.
11. Nguyễn Thanh Hải, et al. (2016), “Thực trạng tiếng ồn và thính lực của công nhân tại một nhà máy sản xuất thép ở Hải Phòng năm 2015”, Tạp chí Y học dự phòng. 26(14), pp. 67-75.
12. Nguyễn Thành Quân (2011), Nghiên cứu ảnh hưởng của tiếng ồn đến thính lực của nhân viên làm việc trong môi trường tiếng ồn tại sân bay Nội Bài, Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
13. Nguyễn Văn Chuyên (2017), Nghiên cứu điều kiện lao động, sinh hoạt và sức khỏe thủy thủ tàu hộ tống lớp Gepard, hiệu quả biện pháp can thiệp, Luận án tiến sĩ y học, Học viện quân y.
14. Phạm Xuân Ninh và cs (1998), Ảnh hưởng của tiếng ồn đến thính lực bộ đội sửa chữa máy bay, Báo cáo tại Hội nghị khoa học Y học lao  động toàn quốc lần thứ III, Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường.109
15. “Thông tư quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc” (2016), Bộ Y tế.
16. Viện Vệ sinh phòng dịch quân đội (2012), “Kết quả đo, kiểm tra môi trường lao động tại xưởng 32 – Bộ tư lệnh Tăng thiết giáp”(số 563/KQVSPDQĐ).
17. Vũ Văn Sản (2010), “Bước đầu khảo sát tình hình điếc nghề nghiệp của công nhân nhà máy đóng tàu sông Cấm và công ty vận tải thủy III Hải Phòng”, Y học thực hành. 714, pp. 52-5

https://thuvieny.com/thuc-trang-suy-giam-thinh-luc-mot-so-yeu-to-lien-quan-va-hieu-qua-du-phong-bang-bo-sung-mg-b6/

Leave a Comment