Thực trạng thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ 20-35 tuổi tại 3 xã của huyện Yên Minh, Hà Giang năm 2018 và một số yếu tố liên quan

Thực trạng thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ 20-35 tuổi tại 3 xã của huyện Yên Minh, Hà Giang năm 2018 và một số yếu tố liên quan

Luận văn thạc sĩ Thực trạng thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ 20-35 tuổi tại 3 xã của huyện Yên Minh, Hà Giang năm 2018 và một số yếu tố liên quan.Thiếu máu thiếu sắt là một vấn đề có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng trên thế giới [91]. Theo ước tính của WHO năm 2014, tỷ lệ thiếu máu giảm khoảng 12% từ năm 1995 đến năm 2011( 33% xuống 29%) ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và từ 43% xuống 38% ở phụ nữ mang thai [54]. Thiếu máu ảnh hưởng đến 1/3 dân số thế giới và hơn 80 triệu trẻ em và phụ nữ. Thiếu máu gây hậu quả đối với sức khỏe cũng như phát triển kinh tế xã hội ở các nước có thu nhập thấp và trung bình [58], [80].
Các đối tượng có nhiều nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt được xếp thứ tự: phụ nữ có thai, trẻ em trước tuổi đi học, trẻ có cân nặng sơ sinh thấp, phụ nữ tuổi sinh đẻ, người cao tuổi, trẻ em tuổi học đường và nam trưởng thành [91]. 
Các nguyên nhân chính của thiếu máu thiếu sắt là: 1-Nguồn cung cấp sắt thấp, chủ yếu có từ bữa ăn chủ yếu là ngũ cốc (80-85%), đây là nguồn cung cấp sắt có giá trị sinh học thấp. 2- Không đáp ứng đủ nhu cầu sắt do nhu cầu sắt tăng lên (nhất là những giai đoạn phát triển nhanh như thời kỳ có thai, trẻ em dưới 2 tuổi). 3- Mất sắt do nhiễm ký sinh trùng và nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm giun móc. 

Hậu quả của thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt khá trầm trọng. Thiếu máu ở trẻ em dễ dẫn tới nguy cơ chậm phát triển về nhận thức, ảnh hưởng đến kết quả học tập, tăng nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng. Ở phụ nữ tuổi sinh đẻ, thiếu máu dẫn tới mệt mỏi, giảm khả năng lao động và nhất là trong thời kỳ có thai dễ xảy ra các tai biến như sảy thai, đẻ non, đẻ con thấp cân, băng huyết, dễ dẫn đến tử vong cả mẹ và con [56]. Mẹ bị thiếu máu trong khi mang thai cũng làm giảm dự trữ sắt của thai nhi và của trẻ trong năm đầu tiên sau khi được sinh ra [65].
Nhằm thanh toán bệnh thiếu máu do thiếu sắt, một số biện pháp sau đây đã được khuyến nghị [12]:
-Đa dạng hoá bữa ăn góp phần cung cấp các vi chất khác nhau cho cơ thể.
-Tăng cường sắt vào thực phẩm.
-Bổ sung sắt cho các đối tượng có nguy cơ thiếu máu cao (phụ nữ có thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ).
-Các giải pháp y tế cộng đồng.
Thiếu máu dinh dưỡng là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Thiếu máu gây giảm phát triển thể lực, giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng, làm tăng tỷ lệ sảy thai, cũng như giảm khả năng lao động trên người trưởng thành.
    Trong chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 đã đưa ra giải pháp chiến lược về phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng trong đó có phòng chống thiếu máu thiếu sắt là: Mở rộng bổ sung sắt/acid folic theo hướng dự phòng cho phụ nữ 15-35 tuổi , phụ nữ có thai và cho con bú. Hướng dẫn và giáo dục cộng đồng chủ động tiếp cận các nguồn viên sắt/acid folic khác nhau trên thị trường. Mục tiêu là Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai giảm còn 28% vào năm 2015 và 23% năm 2020 [19.
Theo kết quả tổng điều tra vi chất dinh dưỡng năm 2014-2015 do Viện Dinh dưỡng thực hiện cho thấy, tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ là 25,5%. Tỷ lệ thiếu máu cao nhất ở khu vực miền núi (27,9%) tiếp đến là khu vực nông thôn (26,3%) và thấp nhất là khu vực thành phố (20,8%) [4] . Chính vì lý do này chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ 20-35 tuổi tại 3 xã của huyện Yên Minh, Hà Giang năm 2018 và một số yếu tố liên quan”.

Mục tiêu nghiên cứu: 
1.Mô tả thực trạng thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ 20-35 tuổi tại 3 xã, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang năm 2018.
2.Phân tích một số yếu tố liên quan đến thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ 20-35 tuổi tại 3 xã, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang năm 2018.

ĐẶT VẤN ĐỀ Luận văn thạc sĩ Thực trạng thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ 20-35 tuổi tại 3 xã của huyện Yên Minh, Hà Giang năm 2018 và một số yếu tố liên quan
CHƯƠNG 1:    TỔNG QUAN    3
1.1.    Vai trò và chuyển hoá sắt trong cơ thể    3
1.1.1.    Vai trò của sắt trong cơ thể    3
1.1.2.    Chuyển hoá sắt trong cơ thể    3
1.2.    Thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ tuổi sinh đẻ    6
1.2.1.    Khái niệm và phương pháp đánh giá tình trạng thiếu máu dinh dưỡng    6
1.2.2.    Nguyên nhân và hậu quả của thiếu máu dinh dưỡng    7
1.3.    Tình hình thiếu máu dinh dưỡng của PNTSĐ trên thế giới và Việt Nam    9
1.3.1.    Tình hình thiếu máu dinh dưỡng của PNTSĐ trên thế giới    9
1.3.2.    Tình hình thiếu máu dinh dưỡng của PNTSĐ ở Việt Nam    12
1.4.    Các yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ    15
1.5.    Chiến lược chung phòng chống thiếu vi chất    18
1.5.1.    Tăng sự đa dạng của thực phẩm    18
1.5.2.    Tăng cường vi chất trong thực phẩm    19
1.5.3.    Bổ sung vi chất dinh dưỡng    19
1.5.4.    Các biện pháp y tế cộng đồng    20
CHƯƠNG 2:    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    21
2.1.    Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu    21
2.1.1.    Đối tượng nghiên cứu    21
2.1.2.    Địa điểm nghiên cứu    21
2.1.3.    Thời gian nghiên cứu    21
2.2.    Phương pháp nghiên cứu    21
2.2.1.    Thiết kế nghiên cứu    21
2.2.2.    Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu    21
2.2.3.    Kỹ thuật áp dụng và chỉ tiêu đánh giá    22
2.3.    Biến số và chỉ số nghiên cứu    26
2.3.1.    Thông tin chung của đối tượng    26
2.3.2.    Kết quả mục tiêu 1    26
2.3.3.    Kết quả mục tiêu 2    27
2.4.    Xử lý và phân tích số liệu    27
2.5.    Các biện pháp khống chế sai số    28
2.6.    Vấn đề đạo đức nghiên cứu    28
2.7.    Hạn chế của đề tài    29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ    30
3.1.    Một số thông tin chung    30
3.2.    Tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ    33
3.3.    Kiến thức, thực hành về phòng chống thiếu máu dinh dưỡng của phụ nữ tuổi sinh đẻ    36
3.4.    Các yếu tố liên quan đến thiêu máu ở đối tượng nghiên cứu    41
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    43
4.1.    Mô tả thực trạng thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ 20-35 tuổi tại 3 xã, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang năm 2018.    43
4.2. Thực trạng về khẩu phần của đối tượng nghiên cứu    45
4.3.Thực trạng về kiến thức thực hành phòng chống thiếu máu của đối tượng nghiên cứu    47
4.4. Phân tích một số yếu tố liên quan đến thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ 20-35 tuổi tại 3 xã, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang năm 2018.    50
KẾT LUẬN        56
KHUYẾN NGHỊ    58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Số lượng đối tượng nghiên cứu theo từng xã    30
Bảng 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc    31
Bảng 3.3: Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu    31
Bảng 3.4: Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu    32
Bảng 3.6:  Tình trạng dinh dưỡng và mức Hb trung bìnhcủa phụ nữ 20-35 tuổi    33
Bảng 3.7: Giá trị dinh dưỡng và cân đối khẩu phần của đối tượng nghiên cứu    35
Bảng 3.8: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết về nguyên nhân gây thiếu máu    36
Bảng 3.9: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết về đối tượng có nguy cơ thiếu máu cao    37
Bảng 3.10: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết về hậu quả của thiếu máu    37
Bảng 3.11: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết về cách phòng chống thiếu máu    38
Bảng 3.12: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết về thực phẩm giàu sắt    38
Bảng 3.13: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết về thực phẩm làm giảm hấp thu  sắt    39
Bảng 3.14: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết về thực phẩm tăng cường hấp thu sắt    39
Bảng 3.15: Thực hành phòng chống thiếu máu dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu    40
Bảng 3.16: Điểm trung bình kiến thức, thực hành và kiến thức, thực hành tốt về phòng chống TMDD của đối tượng nghiên cứu    40
Bảng 3.17: Mối liên quan giữa học vấn với tình trạng thiếu máu của đối tượng nghiên cứu    41
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa thực hành phòng chống thiếu máu với tình trạng thiếu máu của đối tượng nghiên cứu    41
Bảng 3.19: Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với tình trạng thiếu máu của đối tượng nghiên cứu    41
Bảng 3.20: Mối liên quan giữa đáp ứng nhu cầu năng lượng khẩu phần với tình trạng thiếu máu của đối tượng nghiên cứu    42
Bảng 3.21: Mối liên quan giữa đáp ứng nhu cầu sắt khẩu phần với tình trạng thiếu máu của đối tượng nghiên cứu    42
Bảng 3.22: Mối liên quan giữa đáp ứng nhu cầu Preotein với tình trạng thiếu máu của đối tượng nghiên cứu    42

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi    30
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ thiếu máu của đối tượng nghiên cứu    33
Biểu đồ 3.3: tỷ lệ thiêu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ theo dân tộc    34

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 3.1: Số lượng đối tượng nghiên cứu theo từng xã    30
Bảng 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc    31
Bảng 3.3: Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu    31
Bảng 3.4: Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu    32
Bảng 3.5: Phân loại kinh tế hộ gia đình của đối tượng nghiên cứu    32
Bảng 3.6:  Tình trạng dinh dưỡng và mức Hb trung bìnhcủa phụ nữ 20-35 tuổi    33
Bảng 3.7: Giá trị dinh dưỡng và cân đối khẩu phần của đối tượng nghiên cứu    35
Bảng 3.8: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết về nguyên nhân gây thiếu máu    36
Bảng 3.9: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết về đối tượng có nguy cơ thiếu máu cao    37
Bảng 3.10: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết về hậu quả của thiếu máu     37
Bảng 3.11: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết về cách phòng chống thiếu máu    38
Bảng 3.12: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết về thực phẩm giàu sắt (n=310)    38
Bảng 3.13: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết về thực phẩm làm giảm hấp thu  sắt    39
Bảng 3.14: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết về thực phẩm tăng cường hấp thu sắt    39
Bảng 3.15: Thực hành phòng chống thiếu máu dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu    40
Bảng 3.16: Điểm trung bình kiến thức, thực hành và kiến thức, thực hành tốt về phòng chống TMDD của đối tượng nghiên cứu    40
Bảng 3.17: Mối liên quan giữa học vấn với tình trạng thiếu máu của đối tượng nghiên cứu    41
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa thực hành phòng chống thiếu máu với tình trạng thiếu máu của đối tượng nghiên cứu    41
Bảng 3.19: Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với tình trạng thiếu máu của đối tượng nghiên cứu    41
Bảng 3.20: Mối liên quan giữa đáp ứng nhu cầu năng lượng khẩu phần với tình trạng thiếu máu của đối tượng nghiên cứu    42
Bảng 3.21: Mối liên quan giữa đáp ứng nhu cầu sắt khẩu phần với tình trạng thiếu máu của đối tượng nghiên cứu    42
Bảng 3.22: Mối liên quan giữa đáp ứng nhu cầu Preotein với tình trạng thiếu máu của đối tượng nghiên cứu    42

ÀI LIỆU THAM KHẢO

1    Bộ Y tế (2001), Chiến lược Quốc gia Dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 21-27.
2    Bộ Y tế (2007), Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
3    Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng (2007), Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
4    Điều tra quốc gia về Vi chất dinh dưỡng năm 2014, 2015 – Viện Dinh dưỡng*
5    Nguyễn Văn Điệp và cộng sự (2017),  Tình trạng thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ người Dao tại 4 xã thuộc huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, Tạp chí y học Dự phòng, Tập 27, số 2 (191) 2017 Phụ bản
6    Đinh Thị Phương Hòa (2000), Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ đẻ con thấp cân và tử vong chu sinh ở một số vùng miền Bắc Việt Nam, Luận án tiến sĩ Y học, trường đại học Y Hà Nội, tr. 1-3, 96.
7    Đinh Thị Phương Hoa (2013), Tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu và hiệu quả bổ sung sắt hàng tuần ở phụ nữ 20-35 tuổi tại huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang, luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng 
8    Nguyễn Văn Hòa và cộng sự (2012), Kiến thức về phòng chống thiếu máu ở phụ nữ có thai và cho con bú tại thành phố Huế. Báo cáo khoa học.
9    Đàm Khải Hoàn, Hạc Văn Hi, Lý Văn Cảnh (2007), Huy động cộng đồng truyền thông cải thiện hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các bà mẹ ở xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, tạp chí Y học thực hành, số 6 (573), tr. 23-25.
10    Nguyễn Hoàng Hưng (2010), Hiệu quả của truyền thông tích cực đến đa dạng hóa bữa ăn và tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em. Luận án Tiến sĩ dinh dưỡng cộng đồng. 

11    Hà Huy Khôi (1994), Nghiên cứu phòng chống thiếu vi chất ở Việt Nam, Chuyên đề dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, số 7, tr. 1-2.
12    Hà Huy Khôi (1997), Phương pháp dịch tễ học dinh dưỡng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 16-31.
13    Hà Huy Khôi (2001), Xây dựng đường lối dinh dưỡng Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 60-64.
14    Lê Bạch Mai, Hồ Thu Mai và Cs. (2004), Tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ tại huyện Thanh Miện năm 2004, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực Phẩm, tập 2, số 3&4, tr. 68-73.
15    Hồ Thu Mai (2013), Hiệu quả của truyền thông giáo dục và bổ sung viên sắt/folic đối với tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu của phụ nữ 20-35 tuổi tại 3 xã huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Luận án tiến sĩ y học: chuyên ngành Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng, Hà Nội. 
16    Hồ Thu Mai, Phạm Thị Thuý Hoà (2011), Thực trạng dinh dưỡng và khẩu phần của phụ nữ tuổi sinh đẻ tại Lai Châu và Kon Tum năm 2009, Tạp chí Y học Thực hành số 5 (765), tr. 93-96.
17    Huỳnh Văn Nên (2003), Thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tỉnh An Giang năm 2002, Tạp chí Y học thực hành, số 462, tr. 41-47.
18    Hoàng Thế Nội, Phạm Thị Vân (2006), Hiệu quả của giáo dục truyền thông dinh dưỡng đến kiến thức, thực hành về chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe cho nữ thanh niên, tạp chí Dinh dưỡng và Thực Phẩm, tập 2, số 3+4, tr. 74-81.
19    Nhà xuất bản Y học (2012), Chiến lược quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Bộ Y tế/Viện Dinh dưỡng
20    Võ Thị Lệ, Nguyễn Tiến Dũng, K’so, H’nhan (2003), Bước đầu tìm hiểu tình hình thiếu máu thiếu sắt ở người dân tộc Jrai tại tỉnh Gia Lai, Tạp chí Y học thực hành, số 447, tr. 296-98.

21    Nguyễn Tú Anh, Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Thanh Hương, Trần Chính Phương (2011), Tình hình thiếu máu, thiếu năng lượng trường diễn ở nữ công nhân một số nhà máy công nghiệp, Tạp chí nghiên cứu Y học, tập 72, số 1, tr. 93-99.
22    Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Chí Tâm, Nguyễn Đình Quang, Nguyễn Công Khẩn (2006), Tình hình thiếu máu ở trẻ em và phụ nữ tuổi sinh đẻ tại 6 tỉnh đại diện ở Việt Nam 2006. Dinh dưỡng và Thực Phẩm, tập 2, số 3+4, tr. 15-18.
23    Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Hương (2007), Thực trạng thiếu máu và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và trẻ em tại một số xã, phường Hà Nội, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực Phẩm, tập 3, số 4, tr. 24-41.
24    Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Công Khẩn, Hà Huy Khôi (2001), Chiến lược phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng tại Việt nam – 20 năm phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng tại Việt Nam, tr. 24-33.
25    Nguyễn Thị Lan Phương (2015), Tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu và kiến thức thực hành phòng chống thiếu máu của nữ công nhân ở 3 nhà máy tại tỉnh Bình Dương bà thành phố Hồ Chí Minh năm 2014, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm 11 (1), tr:6-13.
26    Nguyễn Chí Tâm, Nguyễn Công Khẩn, Nguyễn Xuân Ninh và Cs.(2002), Tình hình thiếu máu dinh dưỡng ở Việt Nam qua điều tra đại diện ở các vùng sinh thái trong toàn quốc năm 2000. Tạp chí Y học thực hành số 2, tr. 2-4.
27    Nguyễn Minh Tuấn (2009), Huy động nguồn lực cộng đồng chăm sóc dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ Y học, Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương, Hà Nội.
28    Nguyễn Anh Vũ (2006), Thực trạng thiếu máu dinh dưỡng, kiến thức và thực hành phòng chống thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ tại xã Kỳ Sơn, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An năm 2006, Luận Văn thạc sỹ y tế công cộng, Hà Nội
29    Viện Dinh dưỡng (2006), Tình hình thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ có thai tại một số vùng nông thôn và miền núi 2005-2006.
30    Viện Dinh dưỡng (2012), Cập nhật tình hình thiếu máu ở Việt Nam, Hội thảo về bổ sung sắt/folic và vi chất dinh dưỡng trong phòng chống thiếu máu, Hà Nội.
31    Viện Dinh dưỡng (2012), Tổng điều tra về tiêu thụ lương thực thực phẩm và tình trạng dinh dưỡng của nhân dân Việt Nam năm 2010, Hà Nội.
32    Viện dinh dưỡng, Tổng cục thống kê (2005), Tiến triển của tình trạng dinh dưỡng trẻ em và bà mẹ. Hiệu quả của chương trình can thiệp ở Việt Nam giai đoạn 1999-2004, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội. Tr 15-35

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment